Xử lý vi phạm lấn chiếm hè đường: Hình ảnh đẹp trong mùa dịch
Vấn nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, gây mất trật tự, ATGT nghiêm trọng trên địa bàn Hà Nội đã diễn ra hàng chục năm qua, lực lượng chức năng luôn cho rằng không dễ gì xử lý được.
Thế nhưng, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kỳ lạ là có khi chỉ trong một ngày, tất cả vi phạm đã biến mất.
Ban Chỉ đạo 197 phường Vĩnh Phúc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Ảnh: Hồng Thái
Như một phép màu
Ngày 11/5 vừa qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa các quán bia, chợ “cóc”, chợ tạm trên địa bàn, nhằm hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, ngăn chặn nguy cơ lây lan. Chỉ trong chưa đầy một ngày sau khi có chỉ đạo trên, đường phố Hà Nội trở nên thông thoáng lạ thường. Vỉa hè rộng thênh thang, lòng đường như “nở” ra thêm phân nửa, không còn UTGT, không còn cảnh chen chúc, luồn lách trên mọi tuyến đường trung tâm vốn ngày nào cũng căng thẳng vì áp lực giao thông.
Trong ba đợt cao điểm chống dịch Covid-19 trước đó cũng vậy, sau khi UBND TP Hà Nội có chỉ đạo mạnh mẽ, lập tức các hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh bị xóa sạch trong chưa đầy 24 giờ. Điều đó cho thấy một thực tế, khi lực lượng chức năng nghiêm khắc với vi phạm, việc giải phóng vỉa hè, lòng đường không phải là bất khả thi. Đồng thời, khi hành lang giao thông, không gian cho người đi bộ được dọn sạch, trả về đúng công năng của nó, hiệu quả kéo giảm UTGT trở nên rõ rệt hơn gấp nhiều lần.
Video đang HOT
Cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng dịch, do học sinh, sinh viên được nghỉ học, lượng người và phương tiện lưu thông trên đường giảm mạnh, áp lực giao thông theo đó bớt đi rất nhiều. Nhưng cũng không thể phủ nhận, khi vi phạm lấn chiếm hè đường bị xử lý triệt để, Hà Nội rất khác, đường phố rộng rãi hơn, yên bình và và dễ lưu thông hơn.
Nhiều người thậm chí còn coi việc tạm dừng hoàn toàn các chợ “cóc”, chợ tạm, quán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trong thời gian ngắn ngủi như vậy là phép màu. Nó cho thấy một kết quả khác hẳn tình cảnh của hàng chục năm qua, khi lực lượng chức năng thì “than khó”, còn người dân phải bức xúc triền miên với vi phạm mà chẳng cách nào dẹp nổi.
Hết dịch bệnh sẽ ra sao?
Đó là câu hỏi lớn dành cho Hà Nội. Khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, đẩy lùi, TP trở lại nhịp sống thường nhật, các hàng quán sẽ lại bung ra lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tình trạng dừng đỗ xe tuỳ tiện tái diễn. Liệu Hà Nội có biện pháp nào để giải quyết, xử lý triệt để không hay lại tiếp tục “chịu trận”?
Việc bảo vệ hành lang giao thông, không gian dành cho người đi bộ đối với một đô thị lớn như Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoàn cảnh tốc độ gia tăng dân số, phương tiện quá nhanh, còn hạ tầng lại chậm phát triển, vận tải công cộng chưa thu hút được đông đảo người dân. Bởi khi đường thông, hè thoáng, các phương tiện lưu thông tốt hơn, có trật tự hơn, người đi bộ không bị ép phải tràn xuống lòng đường gây cản trở xe cộ. Xe cơ giới không phải chen chúc, lấn làn, tranh giành nhau từng chút để thoát ra khỏi những cung đường ùn tắc đến ngạt thở.
Quan trọng hơn, khi hè, đường thông thoáng, người dân sẽ có không gian đi bộ dễ dàng, tiếp cận tốt hơn với xe buýt, tàu điện… Và ngược lại, phương tiện vận tải công cộng cũng đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển, tần suất hoạt động dày đặc hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của hành khách. Từ đó thói quen sử dụng phương tiện vận tải công cộng mới có cơ hội dần thay thế truyền thống sử dụng xe cá nhân, góp phần rất quan trọng vào giảm thiểu UTGT và ô nhiễm môi trường cho Hà Nội.
Nhiều năm qua, tình trạng lấn chiếm hè, đường, hành lang giao thông diễn ra rất nhức nhối tại Hà Nội cũng như nhiều TP khác. Lực lượng chức năng vẫn thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, mở nhiều đợt cao điểm giải tỏa nhưng kết quả lại chỉ như “đá ném ao bèo”. Hà Nội cần lắm sự quyết tâm, nghiêm khắc và nỗ lực mạnh mẽ trong việc xử lý vi phạm lấn chiếm hè đường như trong các đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như vừa qua.
Vĩnh Phúc cách ly xã hội TP Vĩnh Yên từ 0h ngày 7/5
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng;
TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) thực hiện cách ly xã hội từ 0h ngày 7/5
Các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn TP Vĩnh Yên bố trí cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thực sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, trực phòng chống dịch COVID-19 và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới được phép đến công sở làm việc; tăng cường tổ chức họp trực tuyến.
Các đơn vị Ngân hàng, Kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động của ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất - nhập khẩu hàng hóa, khám chữa bệnh được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
UBND thành phố Vĩnh Yên theo thẩm quyền quy định cụ thể các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu được duy trì hoạt động, đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định.
Các phân xưởng, nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động. Các doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh có thể tạm dừng sản xuất, kinh doanh để thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch.
Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Vĩnh Yên phải chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng lây nhiễm trong khu cách ly và khu vực phong tỏa.
Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc, đến 16h ngày 6/5, toàn tỉnh ghi nhận 27 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 25 trường hợp tại các huyện, thành phố gồm 2 người ở Bình Xuyên; 2 ở Lập Thạch; Phúc Yên 8 trường hợp; Yên Lạc 1 trường hợp; Vĩnh Tường ghi nhận 1 và Vĩnh Yên có 11 trường hợp.
Tổng số trường hợp đang cách ly tại tỉnh là 8.748 trường hợp. Cụ thể tập trung tại trường Quân sự tỉnh (cũ): 453 trường hợp (kết quả xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2: 453/453 âm tính); Tập trung tại Trung đoàn 834: 412 trường hợp (kết quả xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2: 412/412 âm tính).
Tại trường Chuyên cũ có 151 trường hợp (kết quả xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2: 102 âm tính lần 1, 49 chờ kết quả). Tại các cơ sở y tế: 220 trường hợp. Số người cách ly y tế tập trung, tự nguyện là 80 và cách ly y tế tại nhà là 7.432 người.
Hải Phòng trở lại trạng thái bình thường mới Tất cả các hoạt động bị tạm dừng hoặc hạn chế trên địa bàn Thành phố Hải Phòng được hoạt động trở lại bình thường nhưng phải thực hiện 5K và các biện pháp phòng chống dịch trong từng lĩnh vực theo quy định. UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Văn bản hỏa tốc số 1724/UBND-VX về một số biện pháp...