Xử lý vi phạm giao thông: Sẽ áp dụng phạt “nguội” rộng rãi
Thời gian qua, việc phạt “nguội” vi phạm giao thông chưa đạt kết quả cao, theo nhiều chuyên gia, chỉ có một nguyên nhân duy nhất là chế tài chưa sát với thực tiễn.
Vi phạm giao thông sẽ bị “phạt nguội” dựa trên chứng cứ, hình ảnh từ tất cả camera lắp đặt trong thành phố. (Một cán bộ CSGT theo dõi tình trạng giao thông trên màn hình tại Trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông Hà Nội). Ảnh: Phạm Hải
Số lượng xử phạt thấp
Năm 2012 – 2013, TP.Hà Nội đã thí điểm lắp 30 camera quan sát, giám sát, bắn tốc độ trên hệ thống tín hiệu đèn giao thông, 50 camera của kênh giao thông VOV để ghi hình các điểm ùn tắc và triển khai hệ thống quản lý giao thông thông minh bằng camera xử lý hình ảnh trên những tuyến giao thông còn phức tạp. Tuy nhiên, theo thiếu tá Nguyễn Tấn Nam – Đội trưởng Đội Đèn (Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội), các camera này vẫn chỉ để biết tuyến đường có ùn tắc hay không, ở đâu có tai nạn chứ xử phạt thì còn nhiều bất cập.
“Hiện nay, tín hiệu về trung tâm xử lý của Phòng CSGT mới được 71/285 camera. Việc thực hiện phạt “nguội” bằng hình ảnh dường như còn rất mới. Khó khăn nhất vẫn là xác minh và xử phạt. Đó là phản ánh của hầu hết các đội CSGT khi xử lý vi phạm qua camera”, thiếu tá Nam nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trên thực tế, ngoài các camera giám sát, lực lượng CSGT hiện nay được hỗ trợ thêm máy ảnh để chụp các vi phạm giao thông. Hình ảnh và phiếu phạt sẽ được gửi đến người vi phạm (qua đăng ký về phương tiện). Sau 5 ngày chủ phương tiện không tới xử phạt, sẽ gửi tiếp thông báo hẹn 10 ngày. 3 lần không tới sẽ cưỡng chế (đến nhà hoặc đến nơi làm việc). Trung tá Trần Quang Vinh – Đội trưởng Đội CSGT số 2, Công an TP.Hà Nội cho biết, quá trình xử phạt “nguội” nảy sinh nhiều bất cập, khó khăn. Nhiều phương tiện không sang tên đổi chủ nên mất rất nhiều thời gian xác minh, thậm chí cả xác minh vô vọng. Nhiều lái xe chạy thuê, khi bị phạt cũng đồng nghĩa bỏ nghề, đại diện các doanh nghiệp vận tải phải đứng ra xử lý.
Từ năm 2013 đến nay, lực lượng CSGT Hà Nội mới xử phạt được khoảng 500 trường hợp vi phạm, chủ yếu trên các tuyến đường quốc lộ, đường vành đai, tạm giữ 460 bộ giấy tờ, tước GPLX và gửi thông báo vi phạm cho các tổ chức, cá nhân về nơi cư trú khoảng 100 trường hợp. Con số này quá thấp so với hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm bị phát hiện và xử lý tại chỗ.
Cần áp dụng rộng rãi
Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã chứng minh, phạt “nguội” sẽ giúp việc kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông tốt hơn, vì không bị hạn chế về thời gian, không gian, tuy nhiên muốn đúng như sự cần thiết của nó rõ ràng TP.Hà Nội cần phải đồng bộ về cơ chế, luật, và cả hệ thống.
Thượng tá Nguyễn Văn Tòng – Phó Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cho biết, việc sử dụng hình ảnh camera phạt “nguội” phải thực sự trở thành công cụ hỗ trợ của không chỉ CSGT. Nếu phương thức này được áp dụng rộng rãi, nhanh và mạnh, ngoài xử lý trực tiếp, sẽ là kênh quan trọng để xử lý các vi phạm giao thông, khi không có lực lượng CSGT chốt chặn, “đánh” thẳng vào tâm lý khuất mắt trông coi của một bộ phận chủ phương tiện không tuân thủ pháp luật về ATGT.
“Nếu người dân vi phạm pháp luật giao thông luôn nghĩ rằng sẽ bị một cái máy nào đó chụp được, dù không có lực lượng CSGT hoặc công an, thì chắc chắn sẽ chùn bước mỗi khi muốn vi phạm. Nên nhớ rằng, người dân bị 1 lần phạt, 2 lần phạt, cam đoan lần thứ 3 sẽ không dám tái diễn. Một thành phố văn minh, hiện đại cần phải có phạt nguội”, trung tá Tòng cho biết.
Để áp dụng rộng rãi phạt “nguội”, từ nay đến cuối năm, TP.Hà Nội sẽ đầu tư thêm 100 camera giám sát giao thông, xử lý vi phạm và 300 camera đo đếm lưu lượng giao thông tại các nút giao trọng điểm.
Thời gian tới, ngành giao thông sẽ củng cố hệ thống giám sát, tăng cường đẩy mạnh việc bắt buộc sang tên đổi chủ phương tiện. Đưa lực lượng sở tại, các ban, ngành, cơ quan, xí nghiệp “vào cuộc” để kiểm soát, hạn chế các vi phạm giao thông.
Theo Dân Việt
Công an Hà Nội được khen thưởng vụ giải cứu con tin
Chiều 18/9, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đã khen ngợi biểu dương, CA TP Hà Nội trong việc khống chế đối tượng, giải cứu con tin tại phòng 401, nhà E6 (tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Thượng tướng Lê Quý Vương khen thưởng chiến công xuất sắc của CA TP Hà Nội trong vụ giải cứu con tin, bắt giữ đối tượng, bảo đảm an toàn cho người dân.
Thượng tướng Lê Quý Vương khẳng định, đây là chiến công xuất sắc của cán bộ, chiến sỹ Công an thành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Thượng tướng biểu dương chiến công của các cán bộ, chiến sĩ CATP Hà Nội và quyết định thưởng 20 triệu đồng cho CA TP Hà Nội.
Thứ trưởng Lê Quý Vương chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội khẩn trương khai thác đối tượng, sớm đưa vụ án ra xử lý trước pháp luật, tạo tác dụng răn đe, phòng ngừa chung.
Trước đó, sáng 16/9, Trần Thanh Bình (SN 1986, trú tại Quảng Ninh) đã dùng dao khống chế các con tin tại căn hộ 401 nhà E6, (tập thể Thanh Xuân Bắc). Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an Hà Nội đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phong tỏa hiện trường, vận động thuyết phục đối tượng hạ vũ khí, giải cứu an toàn cho các con tin.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Choáng với mực xé nhỏ: đốt khét lẹt, kéo co giãn như cao su Đội Chống hàng giả - Phòng Cảnh sát ĐTTP về trật tự QLKT và chức vụ -CATP Hà Nội vừa phát hiện số lượng lớn thực phẩm "mực khô" nghi làm từ cao su. Số "mực" nghi vấn này bị phát hiện ngày 17-7, khi Đội chống hàng giả phối hợp với CAQ Hoàng Mai kiểm tra kho B6 thuộc Ga Giáp Bát....