Xử lý vi phạm công trình vi phạm luật đê điều tại xã Yên Phong
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra công văn chỉ đạo xử lý vi phạm pháp luật đê điều, phòng, chống lụt bão tại xã Yên Phong (Yên Định, Thanh Hóa).
Theo đó, công văn 5466/UBND-NN ngày 26/6/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ; Giao UBND huyện Yên Định tổ chức giải tỏa, tháo dỡ các hạng mục công trình chợ Yên Phong (Yên Định) gồm tường bao, đất san nền đã xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều và hành lang thoát lũ lòng sông trước ngày 30/6/2014.
“Xẻ thịt” đê để làm quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Phong (Yên Định)
Yêu cầu UBND xã Yên Phong tổ (Yên Định) chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân liên quan đến vi phạm này. Báo cáo Chủ tịch UBND trước ngày 30/6/2014.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giải tỏa, tháo dỡ các hạng mục công trình vi phạm nêu trên.
Trước đó, Báo Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết “xẻ thịt” đê làm quy hoạch nông thôn mới tại xã Yên Phong (Yên Định). Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều công trình nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới, được chủ tịch UBND huyện Yên Định phê duyệt, nằm trong hành lang bảo vệ đê và thoát lũ…
Video đang HOT
Chợ đang được xây dựng tại xã Yên Phong sẽ bị tháo dỡ trong thời gian tới
Cụ thể, tại khu vực bãi sông thuộc tuyến đê hữu sông Mã (tuyến đê Trung ương cấp II, tương ứng tại K10 200 – K10 234) nằm trên địa phận xã Yên Phong hiện đang được địa phương tận dụng để xây dựng chợ với chiều dài dọc đê 34m, chiều rộng vuông góc với đê 24m…
Điều đáng nói là việc xây dựng chợ đã được phê duyệt theo quy hoạch tại khu vực nói trên, hoàn toàn vi phạm pháp luật về đê điều và phòng chống lụt bão, gây ảnh hưởng, mất an toàn với tuyến đê, cản trở việc thoát lũ trong mùa mưa bão.
Ngoài ra, các công trình khác nằm trong diện quy hoạch đã được phê duyệt như sân vận động xã, nhà văn hóa, quy hoạch khu dân cư, làng nghề…đều vi phạm luật đê điều.
Theo Giáo Dục
Kiệt tác xứ Thanh
Là nơi vật lộn với thiên tai và chiến tranh tàn phá, thế nhưng Thanh Hóa lại mang trong mình nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã trở thành di sản thế giới, xứng danh đi vào lịch sử của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Non nước xứ Thanh
Người dân Thanh hóa rất tự hào vì quê hương mình với rất nhiều danh lam thắng cảnh mà bất cứ du khách khi một lần đặt chân đến cũng phải ngưỡng mộ.
Đầu tiên không thể không nhắc đến địa danh Hàm Rồng - Sông Mã, nơi đây là trọng điểm của cuộc chiến tranh chống Mỹ, đã chứng kiến hàng trăm máy bay Mỹ bị bắn rơi, hàng ngàn lính Mỹ phải bỏ mạng.
Bãi biển Sầm Sơn (Nguồn ảnh Internet)
Dù trải trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường dân tộc.
Đến với Thanh Hóa cũng không thể bỏ qua bãi biển thơ mộng Sầm Sơn. Với dải bờ biển cát vàng thoai thoải, Sầm Sơn có dòng nước trong xanh soi bóng núi Trường Lệ với những di tích được xếp hạng cấp quốc gia như hòn Trống Mái, đền ộc Cước, núi Cô Tiên. Bãi biển Sầm Sơn ngày nay được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
Ở Thanh Hóa hiện nay còn lưu truyền câu chuyện về suối cá thần tại bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa gần 90km theo hướng quốc lộ 217 về hướng Tây. Suối cá có hàng ngàn năm nằm bên dưới chân núi Trường Sinh gồm hàng trăm con cá vẩy bạc, mỗi con nặng từ 7-8kg, có con lên tới 10kg. Theo người dân địa phương, những đàn cá quây quần tại đây chính là để hầu hạ chàng Rắn - người đã vì nhân dân bản Ngọc mà chiến đấu với thủy quái, dù giữ được bản nhưng chàng phải để lại xác mình. Cá rất thân thiện với con người, du khách có thể vuốt ve thân hình của chúng, làm chúng thích thú nhưng không được bắt lên khỏi mặt nước bởi "cá Thần là vật linh thiêng, ai mạo phạm sẽ bị trừng phạt.
Trên chiếc cầu treo hiện đại bắc qua sông Mã, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên đường vào suối cá thần. Từ những dãy núi đá cao vút nằm bên bờ sông, mỗi dãy núi có độ cao, hình hài khác nhau, với danh tính rất mực gần gũi như núi Thằn lằn, núi con Cò cho đến dòng nước trong vắt, mát lành thấm trên đầu ngón tay của ai đó lãng mạn khỏa tay xuống nước khi đi trên những con đò của người dân bản xứ. Bên trên suối cá là một hang động phủ đầy những nhũ đá nhô ra theo những hình dạng, màu sắc khác nhau, nơi đó du khách có thể thắp hương để "cầu" "thần" cá phù hộ điềm tốt lành.
Thành Nhà Hồ (Nguồn ảnh Internet)
Những khu di tích trở thành niềm tự hào
Nếu tính từ khi nước Nam ta có Nhà nước đầu tiên cho tới khi kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn thì hầu hết các dòng họ vua chúa đa phần đều xuất phát từ đất Thanh Hóa (xưa gọi là Ái Châu). Chính vì nơi có nhiều vua chúa nên Thanh Hóa cũng gắn nhiều với địa danh lịch sử đáng tự hào.
Điển hình là thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố. Thành có 4 cửa, xung quanh thành có hào sâu, phía trong là cung điện uy nghi lộng lẫy. Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây ô. Trải qua hơn 6 thế kỷ đến nay thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.
Trong khi đó, Thành Lam Kinh (còn gọi Tây Kinh) thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, được xây dựng bởi vua Lê Thái Tổ. Nơi đây có lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn. Ngoài ra, du khách có thể tìm đến các di tích Đền thờ bà Triệu, Vườn Quốc gia Bến En, khu Di tích Đông Sơn, Đền Đồng Cổ, biệt thự vua Bảo Đại ở Sầm Sơn.
Theo 24h
Chung cư dọa sập, 80 hộ dân "cố thủ" không di dời Mặc dù khu nhà chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào song gần 400 con người vẫn "cố thủ" bên trong, không chịu di dời. Chính quyền địa phương bất lực. Khu chung cư Phan Chu Trinh nằm trên đường Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa gồm 4 tòa nhà cao tầng...