Xử lý vết cháy cứng đầu trên xoong nồi một cách nhanh chóng
Chỉ cần một vài nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp, bạn có thể cọ rửa sạch xoong, nồi bị cháy hoặc vết bẩn bám lâu ngày.
Thay vì hì hục cọ xoong nồi cháy bằng miếng giẻ sắt, bạn có thể bỏ túi vài mẹo vặt đơn giản sau để việc cọ rửa bếp núc dễ dàng hơn.
1. Dùng vỏ táo:
Bạn chỉ cần bỏ vỏ táo vào nồi, đun sôi và để nhỏ lửa từ 40-50 phút, vết cháy đen sẽ dần dần biến mất, sau đó rửa lại nồi là sạch
2. Sử dụng muối
Cách làm sạch xoong nồi bị cháy đen bằng muối đã là cách làm rất phổ biến. Đơn giản chỉ cần rắc muối trắng vào nồi và cho thêm một ít dấm, sau đó ngâm nồi trong vòng 10-15 phút. Tiếp theo bạn dùng miếng chà nồi chà nhẹ nhàng thì các vết cháy sẽ bong ra. Sau đó đổ thêm 1 ít dấm và ngâm trong vòng 10 đến 15 phút. Tiếp theo bạn đem xoong nồi đi rửa sạch. Vậy là bạn đã có chiếc nồi sáng bong như mới rồi nhé.
3. Dùng baking soda
Cho 1-2 muỗng canh nước rửa chén vào trong nồi bị cháy. Rắc baking soda lên trên, bao phủ toàn bộ lòng nồi. Cho nước vào trong nồi ngập đáy nồi. Đặt nồi lên trên bếp và đun sôi trong vòng vài phút. Tắt bếp và đổ hết nước ra khỏi nồi. Bạn sẽ thấy các mảng bám cháy đen bắt đầu mềm và bong dần. Xối ngay nồi dưới vòi nước lạnh để nhanh nguội, tránh bỏng tay. Rửa sạch và lau sạch với một miếng bọt biển. Chiếc nồi sẽ lại trông như mới.
4. Dùng nước sốt cà chua
Một số xoong , chảo bằng đồng ,nhôm khi bị cặn cháy ,khét bám vào bạn nên áp dụng mẹo nhỏ là rải đều nước sốt cà chua lên bề mặt những nơi bị cháy , để yên trong vòng 30 phút rồi dùng miếng rửa chén chà sạch lớp bám bẩn. Rửa sạch lại bằng nước rửa bát rồi lau sạch.
Theo www.phunutoday.vn
99% mọi người vứt vỏ 10 loại trái cây này sẽ tiếc "đứt ruột" khi biết lợi ích của chúng
Trái cây luôn là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không chỉ phần ruột tốt, mà phần vỏ của một số trái cây dưới đây cũng mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Rất nhiều người thường hay gọt vỏ trái cây trước khi ăn. Tuy nhiên, họ không biết rằng, phần vỏ của một số loại quả lại có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Dưới đây là 10 loại vỏ trái cây mọi người đừng nên bỏ đi.
Video đang HOT
1. Vỏ táo
Một quả táo có kích cỡ bình thường cung cấp cho cơ thể khoảng 9mg vitamin C, vitamin A và 200gr kali. Tuy nhiên nếu ăn táo bỏ vỏ tức là bạn đã mất đi 1/3 các chất dinh dưỡng kể trên. Nhiều người không biết rằng vỏ táo chứa vitamin K nhiều gấp 4 lần so với phần thịt bên trong, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu vitamin K mà cơ thể cần mỗi ngày.
Vỏ táo chứa vitamin K nhiều gấp 4 lần so với phần thịt bên trong. Ảnh minh họa
Một chất chống oxy hoá có tên gọi là quercetin được tìm thấy chủ yếu trong vỏ táo có thể cải thiện chức năng phổi, giảm bớt các vấn đề về hô hấp, bảo vệ phổi khỏi các chất kích thích. Chất quercetin cũng giúp chống lại sự tổn thương mô não và bảo vệ trí nhớ của bạn.
Ngoài ra, một nghiên cứu đã xác định rằng hợp chất triterpenoid có trong vỏ táo giúp ức chế hoặc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư trong cơ thể. Bên cạnh đó, acid ursolic trong vỏ táo đã được chứng minh là có thể kích thích sự phát triển của cơ, làm tăng sức khỏe xương và giảm nguy cơ béo phì.
2. Vỏ trái cây có múi
Trong các loại vỏ cam, quýt, chanh và bưởi đều có thành phần vitamin C, riboflavin, vitamin B6, canxi, magiê và kali nhiều hơn so với phần thịt bên trong. Ngoài ra, các flavonoid như tangeretin và nobiletin trong các loại vỏ này có đặc tính chống ung thư và chống viêm.
Do vỏ của các loại quả này có vị đắng hơi khó ăn, bạn có thể băm nhuyễn và trộn vào salad, rau xanh hoặc các món ngọt như chè, bánh nướng. Vỏ quýt (hay còn gọi là trần bì) phơi khô sắt thành sợi hoặc sao khô lên, sắc uống, có tác dụng làm ấm đường tiêu hóa và tì vị, giúp dễ tiêu hóa, chống đầy bụng trướng hơi, khó tiêu.
Trong các loại vỏ cam, quýt, chanh và bưởi đều có thành phần vitamin C, riboflavin, vitamin B6, canxi, magiê và kali. Ảnh minh họa
3. Vỏ dưa chuột
Vỏ dưa chuột càng có màu xanh đậm thì càng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ không hòa tan và kali. Loại vỏ này cũng giữ hầu hết lượng vitamin K có lợi cho sức khỏe. Vì thế, từ bây giờ khi ăn dưa chuột, bạn hãy rửa sạch, ngâm nước muối rồi ăn mà không cần bỏ vỏ.
Vỏ dưa chuột càng có màu xanh đậm thì càng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ không hòa tan và kali. Ảnh minh họa
4. Vỏ chuối
Mọi người cần biết rằng vỏ chuối có thành phần chất xơ, kali hơn phần thịt bên trong. Đồng thời, lutein - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong loại vỏ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đôi mắt.
Một amino acid được gọi là tryptophan tồn tại ở vỏ chuối cũng giúp giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm bằng cách tăng mức độ serotonin (chất dẫn truyền thần kinh trong não có ảnh hưởng đến tâm trạng) trong cơ thể.
lutein - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong loại vỏ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đôi mắt. Ảnh minh họa
5. Vỏ dưa hấu
Dưa hấu là một trong những loại trái cây quen thuộc được hầu hết mọi người thích bởi vị ngon ngọt và mát. Loại quả này chứa một chất được gọi là citrulline có đặc tính chống oxy hoá. Ngoài ra, citrulline giúp chuyển đổi arginine, một axit amin quan trọng cho tim, hệ tuần hoàn và hệ thống miễn dịch.
Theo các nghiên cứu, phần lớn chất citrulline lại được tìm thấy trong vỏ dưa hấu. Chúng ta có thể ăn trực tiếp phần cùi của vỏ dưa hấu hoặc sắt nhỏ vỏ dưa, rồi rang khô, sau đó sắc nhỏ đun nước uống để trị bệnh viêm, nhiệt, sưng miệng hiệu quả.
Theo các nghiên cứu, phần lớn chất citrulline lại được tìm thấy trong vỏ dưa chuột. Ảnh minh họa
6. Vỏ quả kiwi
Thông thường khi ăn kiwi chúng ta thường bỏ vỏ mà không biết rằng mình đã ném vào thùng rác một nguồn dinh dưỡng lớn. Trên thực tế, vỏ kiwi có chứa nhiều flavonoid, chất chống oxy hoá và vitamin C cùng hàm lượng chất xơ cao gấp đôi phần thịt bên trong.
Các thành phần có trong vỏ quả kiwi có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Chính vì thế, khi ăn kiwi, bạn hãy rửa sạch quả và ăn cả vỏ giống như ăn đào.
Các thành phần có trong vỏ quả kiwi có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Ảnh minh họa
7. Vỏ xoài
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy vỏ xoài có chứa các chất tương tự như như resveratrol giúp đốt cháy chất béo và ức chế sự sản sinh các tế bào chất béo. Thêm vào đó, vỏ xoài cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn carotenoid, polyphenols, omega-3, omega-6 và các axit béo đa không bão hòa.
Một nghiên cứu khác cho thấy các hợp chất có lợi của quả xoài tập trung nhiều hơn ở phần vỏ giúp chống lại ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
vỏ xoài cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn carotenoid, polyphenols, omega-3, omega-6 và các axit béo đa không bão hòa. Ảnh minh họa
8. Vỏ dứa
Dứa có chứa bromelain - một loại enzym có thể giúp giảm viêm, đặc biệt viêm mũi và xoang. Đồng thời, chất bromelain cũng là một trong những hợp chất mạnh mẽ chiến đấu chống lại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy phần lõi và vỏ dứa là nơi có hàm lượng bromelain cao nhất.
Phần lõi và vỏ dứa lại là nơi có hàm lượng bromelain cao nhất. Ảnh minh họa
9. Vỏ nho
Flavonoid, sắc tố anthocyanin và resveratrol chủ yếu được tìm thấy trong vỏ và hạt của quả nho. Các chất kể trên có tác dụng bảo vệ mao mạch máu và giúp hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.
Flavonoid, sắc tố anthocyanin và resveratrol chủ yếu được tìm thấy trong vỏ và hạt của quả nho. Ảnh minh họa
10. Vỏ lê
Để tận dụng tất cả chất chống oxy hoá trong quả lê thì mọi người đừng bao giờ bỏ vỏ khi ăn loại trái cây này. Phần lớn vitamin C trong lê đều nằm ở vỏ. Ngoài ra, nó có chứa chất xơ hòa tan giúp ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.
Phần lớn vitamin C trong lê đều nằm ở vỏ. Ảnh minh họa
Theo Thanh Loan
Dịch từ stack
Khám Phá
Mẹo hay đánh bật ngay vết bẩn cứng đầu, "cứu nguy" cho xoong nồi cháy Xoong nồi bị cháy khi nấu ăn là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để chúng trắng sáng lại như ban đầu? Thay vì hì hục cọ xoong nồi bị cháy bằng miếng giẻ sắt, các chị em có thể bỏ túi vài mẹo đơn giản sau để việc bếp núc dễ dàng hơn. Nước rửa bát Cách 1: Cho nước...