Xử lý tiền thuế nợ: Doanh nghiệp, người nộp thuế và cơ quan quản lý đều được lợi
Dự thảo Nghị quyết khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước ( NSNN) đang được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Tiến Lộc (ảnh), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xung quanh nội dung này.
Theo số liệu thống kê của của Bộ Tài chính, tổng số tiền thuế nợ không có khả năng thu hồi ở thời điểm 31/12/2018 lên tới 41.378 tỷ đồng. Điều đáng nói, trong số nợ đọng nêu trên có đến gần 760.000 người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự phá sản, giải thể, chấm dứt kinh doanh, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc với cơ quan Thuế. Ông có nhận định như thế nào về thực trạng này?
Do nhiều nguyên nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh, không ít doanh nghiệp đang phải đối diện với những khoản nợ thuế bất khả kháng. Nguyên nhân gây nợ thuế không có khả năng thu hồi có cả chủ quan và khách quan. Bối cảnh phát triển kinh tế- xã hội trong một số năm qua của nước ta gặp nhiều khó khăn, tác động đến doanh nghiệp và khả năng nộp thuế của họ. Trong một thời gian dài đã có không ít doanh nghiệp phát triển “ nóng” dẫn đến rủi ro khiến nợ thuế kéo dài, thậm chí không có khả năng trả. Đây là thực tế diễn ra không chỉ ở nước ta mà còn tại nhiều nước trên thế giới, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn.
Thực tế những khoản nợ thuế không có khả năng thu của những đối tượng này đang làm mất cân đối cán cân ngân sách. Để xử lý tình trạng này, Chính phủ đã xây dựng dự thảo Nghị quyết khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN và đang trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này. Ông có cho rằng cần thiết phải có Nghị quyết ?
Từ thực tế kinh tế-xã hội, tôi cho rằng đáng lẽ đề xuất xử lý tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi từ rất lâu rồi. Những món nợ tiền thuế không còn khả năng thu hồi với cơ quan Thuế giờ chỉ còn tồn tại trên sổ sách, rất khó truy thu. Nợ không có khả năng thu hồi, nhưng hàng ngày cơ quan Thuế phải bỏ thời gian và nhân lực để theo dõi, trong khi tiền phạt chậm nộp 0,03%/ngày vẫn được tính, mỗi ngày gánh nặng này lại thêm một chút trên chính người nộp thuế và cơ quan quản lý nhà nước.
Đề xuất xử lý tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi của Bộ Tài chính nghe có vẻ sẽ làm mất ngân sách, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Bởi nhiều doanh nghiệp bị phá sản do thiên tai, lũ lụt hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh… dù không xóa nợ thì khả năng thu được cũng gần như bằng không. Hơn nữa, việc xóa tiền chậm nộp thuế cho những doanh nghiệp này cũng còn là cách giúp họ nhanh phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó có khả năng trả tiền nợ thuế, đồng thời, tạo tiền đề tăng thu ngân sách trong tương lai.
Có thể thấy, những khoản nợ được đề xuất xử lý đều được Bộ Tài chính căn cứ theo quy định của Luật Quản lý thuế mới và một số văn bản liên quan. Hơn nữa, trước khi đề xuất Quốc hội, Bộ Tài chính cũng đã có những phân tích rất cụ thể, đánh giá nguyên nhân cũng như khả năng thu hồi các khoản nợ. Do đó, có thể khẳng định việc xây dựng Nghị quyết khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN là hết sức cần thiết. Nếu được thông qua tại kỳ họp Quốc hội này, Nghị quyết sẽ là bước khởi đầu tốt để bắt đầu một giai đoạn mới, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người nộp thuế và cả cơ quan Thuế.
Video đang HOT
Dự thảo Nghị quyết đã khoanh vùng rất rõ 7 đối tượng thuộc trường hợp được khoanh, xóa tiền thuế nợ. Theo ông, quy định này đã đúng và đủ chưa?
Vấn đề quan trọng đặt ra khi thảo luận chính là đề xuất phải đúng đối tượng, nếu không đúng thì có thể khiến đối tượng lợi dụng, chây ì. Những trường hợp được đề nghị khoanh, xóa chắc chắn sẽ phải xét rất cẩn thận, nguyên nhân do khách quan hay chủ quan, tránh tình trạng lạm dụng.
Trên thực tế, nợ thuế có nhiều đối tượng khác nhau, do đó cần phải có phân loại, đánh giá cụ thể về vấn đề này. Đối với 7 đối tượng cụ thể được đề xuất xứ lý nợ thuế tại dự thảo đã phản ánh đúng những trường hợp cần thiết.
Khi xử lý những khoản nợ thuế này, mục tiêu công bằng – minh bạch là rất quan trọng. Vậy theo ông những quy định về điều kiện khoanh, xóa nợ tại dự thảo Nghị quyết như vậy là đã đạt yêu cầu?
Xuất phát từ yêu cầu thực tế là xóa nợ thuế phải bảo đảm minh bạch, công bằng, trung thực, tránh sự lạm dụng, tránh để xảy ra hiện tượng “chung chia” giữa người nộp thuế với người quản lý thuế, dự thảo quy định rõ ràng điều kiện để được khoanh nợ, xoá nợ như: Phải có giấy chứng tử hoặc giấy báo tử, quyết định của toà án tuyên bố một người đã chết, mất tích; xác nhận của cơ quan có thẩm quyền người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh; xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về xảy ra thiên tai, hoả hoạn…
Đặc biệt, tôi đánh giá cao quy định ràng buộc trách nhiệm của người nộp thuế được xoá nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp như nếu bị phát hiện không đúng, hoặc quay lại sản xuất, kinh doanh thì vẫn phải nộp khoản nợ đã xoá.
Hơn nữa, để đảm bảo chặt chẽ trong xử lý nợ đọng thuế, dự thảo Nghị quyết đã quy định rất rõ trách nhiệm không chỉ của ngành Thuế mà còn của nhiều cơ quan chức năng khác như các uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND các cấp, chủ tịch UBND cấp tỉnh, cơ quan Thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, Công an nơi người nộp thuế có trụ sở kinh doanh, Tòa án nơi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản…
Xin cảm ơn ông!
Thùy Linh (thực hiện)
Theo Haiquanonline.com.vn
Cần tổng hợp đầy đủ để quản lý chặt nợ đọng xây dựng cơ bản
Một vấn đề đã được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) phát hiện và chỉ ra trong suốt nhiều năm qua khi thực hiện kiểm toán Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN là nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) chưa được tổng hợp đầy đủ do thiếu những quy định cụ thể của pháp luật.
Cần xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương không báo cáo trung thực số liệu nợ đọng XDCB.
Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách trung ương giảm mạnh
Báo cáo của Chính phủ về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hệ thống ngân hàng năm 2014 và Báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ đọng XDCB nguồn vốn NSNN, trái phiếu chính phủ năm 2013 cho thấy, nợ đọng XDCB tính đến hết năm 2013 là 57.977 tỷ đồng (tăng 11.401 tỷ đồng so với năm 2012), bằng 33,1% kế hoạch vốn năm 2013.
Về tình hình nợ đọng XDCB năm 2014, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, số nợ đọng XDCB đến hết năm 2014 là 86.995 tỷ đồng (NSNN 76.208 tỷ đồng, trái phiếu chính phủ 10.774 tỷ đồng, nguồn vốn khác 13 tỷ đồng). Trong đó, năm 2015, các bộ, cơ quan T.Ư, địa phương đã bố trí thanh toán nợ đọng XDCB 29.895 tỷ đồng (từ nguồn NSNN là 27.078,9 tỷ đồng; các nguồn vốn khác là 5,4 tỷ đồng; trái phiếu chính phủ 2.810,6 tỷ đồng). Số nợ đọng XDCB đến hết năm 2014 chưa bố trí kế hoạch vốn để thanh toán 57.100 tỷ đồng (trong đó từ nguồn NSNN là 49.129,4 tỷ đồng; nguồn vốn khác 7,7 tỷ đồng; trái phiếu chính phủ là 7.963,6 tỷ đồng).
Nếu như năm 2015, các bộ, ngành, địa phương phải bố trí gần 30.000 tỷ đồng để thanh toán nợ đọng XDCB thì từ năm 2016 trở đi, con số này đã giảm rất mạnh. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB nguồn ngân sách T.Ư chỉ là 9.869 tỷ đồng (gồm trái phiếu chính phủ 810 tỷ đồng và ngân sách T.Ư 9.059 tỷ đồng). Số đã được phân bổ để thanh toán nợ đọng XDCB trong 2 năm 2016 và 2017 là 4.927 tỷ đồng (năm 2016 là 3.121 tỷ đồng và năm 2017 là 1.807 tỷ đồng); số chưa phân bổ đến hết năm 2017 là 4.942 tỷ đồng (trong đó nguồn trái phiếu chính phủ là 678 tỷ đồng và ngân sách T.Ư là 4.264 tỷ đồng).
Đồng thời với đó, số nợ đọng XDCB của các bộ, ngành, cơ quan T.Ư và địa phương được tổng hợp cũng giảm mạnh. Cụ thể, tổng hợp số liệu nợ đọng đến ngày 31/12/2017 của 7 bộ, ngành, cơ quan T.Ư chỉ là 1.775 tỷ đồng (ngân sách T.Ư 1.291 tỷ đồng; trái phiếu chính phủ 369 tỷ đồng; vốn khác 115 tỷ đồng) và của 49 địa phương là 44.198 tỷ đồng.
Đây là tín hiệu đáng mừng khi mà qua kiểm toán quyết toán NSNN năm 2012, 2013, KTNN nêu rõ, nhiều bộ, cơ quan T.Ư và địa phương có số nợ đọng lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Đơn cử, kết thúc niên độ tài chính năm 2012, KTNN đã dẫn Báo cáo của Chính phủ trong đó nêu rõ danh sách 15 bộ, ngành, địa phương có số nợ đọng XDCB trên 1.000 tỷ đồng, trong đó địa phương có số nợ cao nhất lên tới 3.954 tỷ đồng.
Năm tiếp theo, cũng dẫn Báo cáo của Chính phủ, KTNN cho biết, nợ đọng XDCB tính đến hết năm 2013 của khoảng 10 Bộ, ngành, địa phương đã vượt quá trên 1.000 tỷ đồng, trong đó địa phương có số nợ đọng cao nhất là 5.300 tỷ đồng. Hơn nữa, ở những năm trước đó còn có tình trạng phát sinh nợ đọng XDCB mới diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương và một số cơ quan T.Ư; tỷ lệ nợ đọng XDCB so với tổng chi đầu tư phát triển của một số địa phương còn lớn, đáng chú ý, năm 2015, có địa phương có tỷ lệ nợ đọng XDCB so với tổng chi đầu tư phát triển lên đến 232%, cá biệt có địa phương có tỷ lệ này lên đến 786%.
Cần tổng hợp đầy đủ nợ đọng xây dựng cơ bản
Qua kiểm toán quyết toán NSNN niên độ tài chính 2014, KTNN nhận xét, những con số liên quan đến vấn đề bố trí kế hoạch vốn để thanh toán nợ đọng XDCB được đưa ra chỉ là số liệu tổng hợp, không có chi tiết dự án chưa có phương án, lộ trình xử lý trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. KTNN còn chỉ ra 39/50 địa phương được kiểm toán phát sinh nợ đọng XDCB mới trong năm 2014 với tổng số tiền 13.377 tỷ đồng; tỷ lệ nợ đọng XDCB của một số địa phương còn lớn so với tổng chi đầu tư phát triển của địa phương; một số địa phương chưa xây dựng phương án, kế hoạch và lộ trình xử lý nợ đọng XDCB; một số bộ, cơ quan T.Ư chưa bố trí nguồn vốn để xử lý nợ đọng.
Tại Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2015, KTNN tiếp tục dẫn Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết, số nợ đọng XDCB vốn ngân sách T.Ư và trái phiếu chính phủ đến ngày 31/12/2014 là 21.416 tỷ đồng, số nợ đọng XDCB vốn ngân sách T.Ư và trái phiếu chính phủ đến hết kế hoạch 2015 chưa bố trí nguồn thanh toán là 14.043 tỷ đồng. Qua thực tế kiểm toán, KTNN đánh giá, số nợ đọng nguồn ngân sách địa phương chưa được tổng hợp để báo cáo Chính phủ theo quy định tại Mục II Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Qua kiểm toán quyết toán NSNN năm 2017, KTNN cũng nêu rõ, do chưa có quy định về trách nhiệm tổng hợp số liệu nợ đọng XDCB hằng năm và tổng hợp phương án trả nợ XDCB từ kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách T.Ư do địa phương quản lý nên không có báo cáo cập nhật tổng hợp về tình hình nợ XDCB của các Bộ, cơ quan T.Ư và địa phương; không có số liệu tổng hợp số nợ đọng XDCB nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn khác.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, qua kiểm toán quyết toán NSNN những năm trước đây, KTNN kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan hữu quan xác định rõ nợ đọng XDCB để kiểm soát chặt chẽ, xác định trách nhiệm của các bộ, cơ quan T.Ư, địa phương không báo cáo đúng đắn, trung thực số liệu nợ đọng XDCB. Năm 2018, qua kiểm toán quyết toán NSNN năm 2017, KTNN cũng tiếp tục kiến nghị cơ quan hữu quan cần tổng hợp, quản lý và theo dõi việc tổng hợp số liệu nợ đọng XDCB hằng năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo Phúc Khang
baokiemtoannhanuoc.vn
Báo cáo tóm tắt tình hình phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư công 9 tháng đầu năm 2019 Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng và ước 9 tháng cơ bản tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, sản xuất kinh doanh và các mặt xã hội đều có bước tiến bộ, tăng trưởng khá, hướng tới hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch năm 2019 đã đề ra. Theo báo cáo của...