Xử lý thế nào khi xe bị nổ lốp?
Nổ lốp xe là tình huống không hiếm gặp và không ít tài xế khá lúng túng khi bất đắc dĩ phải đối mặt với trường hợp này.
Xe nổ lốp trong quá trình vận hành luôn là tình huống gât nguy hiểm đối với các phương tiện đang lưu thông trên đường – Ảnh minh họa
Lốp bơm căng quá hoặc bơm không đủ áp suất, gai mòn không đều, xe chở quá tải chạy tốc độ cao, lốp quá niên hạn sử dụng hoặc sử dụng không phù hợp với thông số kỹ thuật cho phép in bên thành lốp…
Mép la-zăng bị hư hại hay có khuyết tật khiến cho lốp bị cào xước trong quá trình sử dụng. Các vết cào xước nhiều và sâu quá sẽ không chịu đựng được áp suất nên bị nổ.
Áp suất không đạt chuẩn. Nếu áp suất quá thấp sẽ làm cho lốp bị gãy gập quá mức so với thiết kế khiến cho các lớp vải bố bị dạn và rách. Còn nếu áp suất quá cao sẽ khiến cho sức chịu của thành lốp vượt quá giới hạn thiết kế và cũng gây nổ. Các sự có này càng có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu xe vận hành liên tục vào những ngày nắng nóng hoặc trên địa hình xấu như đồi núi, công trường đang thi công có nhiều đất đá sắc nhọn…
Luôn bơm lốp đúng áp suất quy định.
- Khi thay lốp mới, tài xế nên ghi chép lại thời điểm và chỉ số km ở đồng hồ. Lốp dù có chất lượng cao cũng không nên dùng quá 80.000 km đối với xe tải và 40.000 km đối với xe du lịch.
Video đang HOT
- Giữ khoảng cách an toàn, khi không muốn vượt thì đừng bám sát xe trước quá, hãy giữ khoảng cách khi đã đọc được biển số xe đó.
- Trước hết là nhả chân ga từ từ.
- Chỉnh vô lăng để giữ ổn định xe, khi xe đã ổn định, hãy tiếp tục giảm tốc độ và hướng xe vào địa điểm mà bạn xác định là an toàn.
- Từ từ tấp xe vào lề khi đã an toàn.
- Khi xe đã dừng hẳn, bạn tìm những vật dụng cần thiết như cành cây, biển báo, hộp xốp… để cảnh báo các xe khác đồng thời tiến hành thay lốp xe.
Lưu ý quan trọng
- Nếu đang đi trên đường mà bị nổ lốp bất ngờ thì lái xe phải giữ bình tĩnh và không được đạp phanh (bởi phanh gấp khi lốp bị nổ sẽ làm xe mất cân bằng và khó kiểm soát hơn).
- Không được rời chân ga đột ngột. Bởi khi đó xe chuyển trọng lượng từ bánh sau lên bánh trước và dẫn tới mất kiểm soát. Sau một vài giây chao đảo, xe sẽ lấy lại được thăng bằng và bác có thể điều khiển xe.
- Nếu không bình tĩnh điều khiển xe từ từ lại rất dễ dẫn đến bị lật.
Quy tắc 3 giây - Kinh nghiệm tránh "dồn toa" khi chạy xe trên cao tốc
Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện khi tham gia giao thông là từ 3 giây, sẽ giúp tài xế có đủ thời gian để xử lý trước các tình huống.
Tình trạng các xe bị tai nạn liên hoàn (dồn toa) có thể xuất hiện ngay cả khi đi trong phố, tuy nhiên khi chạy trên cao tốc sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Không giữ khoảng cách an toàn, kéo theo không đủ thời gian để xử lý tình huống, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ "dồn toa".
Không ít vụ tai nạn liên hoàn do các xe không giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong điều kiện bình thường, 3 giây là khoảng thời gian đủ để tài xế kịp phản ứng trước các sự cố như phía trước có xe bị hư hỏng, gặp chướng ngại vật trên đường... Vì thế, quy tắc 3 giây được khuyến cáo dùng để tính khoảng cách an toàn khi đi trên cao tốc.
Dĩ nhiên, tài xế cũng cần tuân thủ các quy định khác của pháp luật khi tham gia giao thông.
Áp dụng quy tắc 3 giây
Bản chất của quy tắc 3 giây là khoảng thời gian cần thiết để tài xế dừng xe an toàn sau khi đạp phanh. Nó có thể áp dụng cho mọi tốc độ nhưng dĩ nhiên khi đi trong phố tại Việt Nam thì còn tùy thuộc vào tình hình giao thông thực tế.
Giữ khoảng cách 3 giây với xe phía trước sẽ giúp tài xế có đủ thời gian để xử lý trong các tình huống
Đầu tiên, tài xế tìm một vật cố định bên đường để làm "cột mốc". Đó có thể là biển báo giao thông, đèn đường hay cây cối... Nhưng không vì thế mà đánh mất sự tập trung vào việc lái xe.
Khi xe liền trước bắt đầu vượt qua "cột mốc" mà bạn đã chọn, hãy đếm chậm rãi một...hai...ba... Sau khi đếm xong mà xe của bạn bắt đầu tới "cột mốc" tức là khoảng cách đủ an toàn. Ngược lại, nếu mới đếm đến hai mà đã tới hoặc đếm tới ba mà xe mình đã vượt mốc thì cần đi chậm lại để nới rộng cự ly.
Quy tắc 3 giây áp dụng trong điều kiện thời tiết tốt, trời khô ráo, tầm nhìn thoáng... Trong điều kiện trời mưa, tầm nhìn bị hạn chế thì phải tăng lên thành 6 giây, tức giữ khoảng cách gấp đôi với xe trước so với thông thường.
Quy đổi khoảng cách an toàn
Dựa trên quy tắc 3 giây, khoảng cách an toàn theo tốc độ được quy đổi như trong bảng dưới đây. Khoảng cách này áp dụng trong điều kiện thời tiết tốt và phải nhân đôi khi gặp thời tiết xấu.
Tốc độ (km/h)Khoảng cách theo quy tắc 3 giây (mét)4033,860508066,7907510083,411091,7120100,1
Trên cao tốc, bạn cũng có thể căn cứ theo biển báo nhắc nhở cũng như miêu tả khoảng cách. Hệ thống này bao gồm vạch sơn nét đứt chạy ngang đường và liên tiếp là các biển 0M, 50M, 100M... tương ứng với cột mốc, 50 mét, 100 mét (so với cột mốc 0M)...
Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước để kịp phản ứng. Trong trường hợp xe phía sau đi quá sát, hãy chủ động chuyển làn khi đủ điều kiện an toàn và nhường cho xe đó vượt qua. Như vậy, bạn có thể hạn chế được tình trạng "dồn toa".
Bỏ túi kỹ năng lái xe ôtô ở chính giữa làn đường Lái xe ôtô ở chính giữa làn đường là nguyên tắc lái xe quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và không vi phạm luật giao thông đường bộ. Xe ô tô của bạn phải ở trung tâm Điều tài xế cần biết về kỹ năng lái xe ôtô ở chính giữa làn đường là xe phải ở vị trí trung tâm (không...