Xử lý thế nào khi động cơ bị quá nhiệt
Động cơ bị quá nhiệt là một vấn đề nghiêm trọng và không hiếm gặp. Khi gặp phải tình huống này, bạn cần phải xử lý cẩn thận nếu không sẽ có nguy cơ thương tích hoặc dẫn đến những thiệt hại khác về kinh tế.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng quá nhiệt
Thời tiết nắng nóng và xe quá cũ hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng động cơ ô tô bị quá nhiệt. Với những chiếc xe hiện đại, vấn đề này ít gặp hơn tuy nhiên vẫn có thể xảy ra nếu bạn lái xe trên cung đường dài có độ dốc lớn hoặc bị tắc nghẽn giao thông trong thời tiết nóng.
Một số dấu hiệu dễ nhận biết khi động cơ bị quá nhiệt đó là đồng hồ đo nhiệt độ động cơ trên bảng điều khiển tăng vọt lên vạch đỏ hoặc mức H (Hight), hơi nước bốc ra như khói từ mui xe hoặc có mùi lạ phát ra từ phía trước gần mui xe, đây có thể là mùi rò rỉ của dầu hoặc nước làm mát.
Đèn báo quá nhiệt trên bảng điều khiển. (Ảnh: Youtube)
Theo những lái xe có kinh nghiệm, khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn hãy tắt điều hòa nhiệt độ trên xe để giảm tải bớt gánh nặng cho động cơ, đồng thời mở thêm cửa sổ xe để đẩy nhanh quá trình hạ nhiệt.
Nếu việc tắt điều hòa nhiệt độ không có hiệu quả, hãy bật chế độ sưởi và quạt gió. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực sự việc bật chế độ sưởi giúp hút bớt hơi nóng ra khỏi động cơ và giảm bớt áp lực cho hệ thống làm mát.
Trong trường hợp đang tham gia giao thông, nếu gặp phải hiện tượng động cơ quá nhiệt, bạn hãy rồ ga lên một chút sau khi chuyển số về P hoặc N. Quá trình này làm tăng tốc máy bơm nước và quạt, giúp cho có nhiều không khí và nước hơn đi qua bộ tản nhiệt, khiến hạ nhiệt động cơ nhanh hơn.
Video đang HOT
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng khi tham gia giao thông gặp phải tình trạng tắc nghẽn, hãy cố gắng điều khiển xe đi chậm thay vì tăng tốc và phanh liên tục. Quá trình phanh sẽ khiến cho hiện tượng quá nhiệt trở nên tồi tệ hơn, có thể làm hư hỏng động cơ.
Khi thực hiện tất cả những bước trên mà động cơ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tốt nhất là bạn nên lái xe vào lề đường, tắt máy để động cơ nguội đi một cách tự nhiên. Phải mất trung bình 15-30 phút để hơi nước sôi bay hết để có thể mở nắp capo kiểm tra một cách an toàn.
Động cơ bị quá nhiệt không phải là một tình huống dễ xử lý, bạn nên đưa ô tô tới gara càng sớm càng tốt để kiểm tra hệ thống làm mát. Chú ý khi xe bị quá nhiệt, không nên lái xe quá xa để động cơ bị hư hại thêm.
Nếu được, hãy thêm nước làm mát trước khi di chuyển tới gara gần nhất.
Cách thêm nước làm mát
Chú ý bổ sung nước làm mát cho xe hơi. (Ảnh: Car from Japan)
Lưu ý rằng thiếu nước làm mát có thể không phải nguyên nhân chính gây ra hiện tượng quá nhiệt, nên việc bổ sung thêm nước làm mát chỉ có tác dụng khắc phục tạm thời, giúp cho bạn lái xe an toàn đến cửa hàng sửa chữa.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị găng tay, mở nắp capo và quan sát bình chứa nước làm mát. Đây là một bình nhựa màu đục mờ ở gần với bộ tản nhiệt. Nếu nước trong binh cạn, hãy quan sát phía dưới gầm xe xem nước làm mát có bị rò rỉ hay không.
Việc châm thêm nước làm mát chỉ được thực hiện khi nắp bình tản nhiệt đã nguội. Để thực hiện an toàn, bạn nên sử dụng một chiếc khăn trùm lên nắp bình, mở nhẹ từ từ để áp suất bên trong được xả ra dần dần. Sau đó, mở hoàn toàn nắp bình, pha hỗn hợp gồm nước sạch và nước làm mát theo tỉ lệ 50/50 và rót vào bình.
Trong quá trình thực hiện, hãy chú ý quan sát đảm bảo rằng tất cả các ống tản nhiệt ở tình trạng bình thường, không bị nứt gãy.
Một điều lưu ý quan trọng là không được thêm nước làm mát khi bộ tản nhiệt vẫn còn nóng, điều này có thể làm lốc máy bị nứt do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Nếu đèn báo nhiệt độ trở lại bình thường, bạn có thể tiếp tục lái xe nhưng vẫn phải thường xuyên chú ý theo dõi các đèn cảnh báo.
Trường hợp bình nước làm mát vẫn còn đầy mà xe vẫn gặp hiện tượng quá nhiệt, nguyên nhân có thể bắt nguồn do ống dây dẫn bị rò rỉ, máy bơm nước, bộ điều nhiệt gặp trục trặc hoặc các lỗi về cơ khí khác. Với tình huống này, cách xử lý tốt nhất là gọi xe cứu hộ đưa xe về gara sửa chữa.
Sử dụng đúng ắc quy để tránh rủi ro trên ô tô có tính năng tạm ngắt động cơ
Ngày nay, không ít ô tô thế hệ mới được trang bị tính năng tự ngắt động cơ khi xe tạm dừng di chuyển nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải tiêu thụ.
Công nghệ tạm ngắt động cơ khi rảnh rất phổ biến trên ô tô hiện đại.
Công nghệ này mang nhiều tên gọi khác nhau, điển hình như i-Stop trên các xe Mazda, Eco Start/Stop trên xe Mercedes-Benz, Stop & Start Engine System trên xe Toyota... Khi kích hoạt, nó cho phép động cơ ô tô tạm ngắt khi người dùng đạp phanh chờ đèn đỏ, dừng ở vỉa hè..., hoặc khi xe chuyển về cấp số đỗ (P), người dùng tháo dây an toàn... Tuy nhiên, ít ai biết rằng để có thể ngắt động cơ và nhanh chóng đề nổ lại một cách trơn tru, những chiếc ô tô đòi hỏi đặc biệt về chủng loại ắc quy được trang bị.
Thực tế, hầu hết người dùng ô tô đều nắm rõ một kiến thức cơ bản là các xe vận hành trong đô thị với tần suất đề nổ liên tục (đòi hỏi dòng điện rất lớn) trong khi lại ít thời gian chạy liên tục để sạc đầy sẽ khiến ắc quy chai nhanh chóng. Với các ô tô có công nghệ tạm ngắt động cơ khi rảnh rỗi, mật độ đề nổ gia tăng đáng kể càng khiến ắc quy chịu tải nhiều, dẫn tới suy giảm tuổi thọ.
Bên cạnh đó, khi ô tô tạm ngắt động cơ, rất nhiều thành phần của xe, trong đó có điều hòa nhiệt độ hay đèn chiếu sáng thế hệ mới, vẫn phải duy trì vận hành. Những thiết bị này đòi hỏi dòng điện cường độ cao một cách liên tục, lẽ ra được cấp nguồn bởi máy phát của xe, nay phải viện nhờ tới ắc quy.
Trong khi đó, các loại ắc quy ô tô truyền thống chỉ được thiết kế để cấp nguồn điện cho xe đề nổ vài lần trong ngày và nuôi một số thiết bị điện cơ bản không đòi hỏi lớn về nguồn điện (như hệ thống báo động, khóa cửa, hay đèn chiếu sáng) đương nhiên không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công nghệ tạm ngắt động cơ mới.
Do đó, những dòng xe có thể tạm ngắt động cơ thường yêu cầu sử dụng loại ắc quy kín khí với van điều áp có tên gọi AGM (Absorbent Glass Mat). Trước đây, loại ắc quy này thường được sử dụng giới hạn trong lĩnh vực hàng hải, viễn thông... do giá thành cao. Đây cũng là lý do khiến ắc quy AGM đôi khi được giới chuyên môn tại Việt Nam quen gọi là ắc quy viễn thông.
Mặc dù cùng sử dụng nền tảng công nghệ chì - a xít như ắc quy truyền thống, kết cấu khác biệt cho phép ắc quy AGM vượt trội về độ ổn định lưu điện/cấp điện, đồng thời có thể được sạc đầy nhanh hơn nhiều lần và chịu được trạng thái cấp dòng công suất cao. Đặc tính này cho phép nó đáp ứng được nhu cầu điện của các dòng ô tô hiện đại.
Nhận diện ắc quy AGM (trái) và loại xe yêu cầu sử dụng ắc quy AGM (phải) qua ký hiệu đặc trưng trên tem nhãn và tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Việc sử dụng ắc quy AGM không chỉ bảo đảm độ bền của chính nó, mà còn giúp hạn chế hao mòn nhiều thành phần ô tô, trong đó có máy phát và củ đề. Quan trọng hơn, nếu các xe yêu cầu ắc quy AGM nhưng lại bị lắp ắc quy thường có thể đối mặt việc ắc quy hư hỏng bất ngờ dẫn tới nhiều rủi ro trong sử dụng. Ở trường hợp tích cực, xe có thể không nổ được máy dẫn tới phải viện nhờ cứu hộ.
Trong tình huống xấu, hệ thống điều hòa dừng hoạt động giữa trời nắng nóng hay ở nơi nhiệt độ quá thấp có thể đem tới hậu quả chết người. Vì điều này, một số dòng xe cao cấp có thể chủ động cảnh báo hoặc vô hiệu hóa các tính năng nhất định khi nhận thấy loại ắc quy được lắp là không phù hợp.
Để biết ô tô của mình có yêu cầu sử dụng ắc quy AGM hay không, người dùng cần tham khảo sách hướng dẫn đi kèm xe hoặc liên hệ nhà sản xuất. Về phần mình, ắc quy AGM thường được niêm yết rõ ràng trên tem nhãn. Xe không yêu cầu ắc quy AGM vẫn có thể sử dụng loại ắc quy này một cách bình thường, nhưng là sự lãng phí không cần thiết do giá của ắc quy AGM thường cao hơn gấp rưỡi tới gấp đôi so với ắc quy truyền thống.
Tại Việt Nam hiện nay, ắc quy AGM phổ biến mức dung lượng từ 70 Ah tới 95 Ah, tương ứng giá bán trong khoảng từ 4,5 triệu tới trên 5 triệu đồng. Trong khi đó, giá ắc quy truyền thống có cùng dung lượng chỉ khoảng từ trên 1 triệu đồng tới 2,5 triệu đồng.
Những cách tăng sức mạnh động cơ đơn giản, chi phí thấp Không cần phải tốn nhiều chi phí song một số cách làm dưới đây có thể giúp tăng đôi chút hiệu suất ô tô đang sử dụng. Thay dầu động cơ sớm hơn so với thời gian được khuyến cáo Thay dầu động cơ Dầu động cơ là một phần rất quan trọng, giúp chiếc xe vận hành một cách ổn định. Tuy...