Xử lý tham nhũng ngay trong cơ quan phòng, chống tham nhũng
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng ngành nội chính Đảng là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp, là ‘tai mắt’ của Đảng về lĩnh vực này.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự hội nghị
ẢNH: TTXVN
Phát biểu kết luận hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngành nội chính Đảng sáng 22.1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng ngành là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp, là “tai mắt” của Đảng về lĩnh vực này.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ trong năm 2019, trọng trách của ngành là phải phối hợp tham mưu cho Đảng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế, pháp luật, đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Theo đó, ngành phải tham mưu hoàn thiện các quy định của Đảng, thể chế, chính sách, pháp luật của nhà nước, bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không muốn tham nhũng”.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu ngành nội chính Đảng tiếp tục tập trung tham mưu, đề xuất chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.
Video đang HOT
Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng nêu rõ ngành phải chú trọng tham mưu, đề xuất với các cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tập trung xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gợi ý, “lót” tay, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; phải phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng.
Theo Thanhnien
Tổng bí thư: Tội phạm tham nhũng đang từng bước được kiềm chế
Đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, toà án các cấp còn chưa làm rõ trong bản án tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát...
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: TTXVN HÀ VŨ
Phát biểu tại hội nghị triển khai công tác toà án năm 2019 ngày 14/1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một số kết quả nổi bật của ngành.
Một trong số đó là toà án các cấp đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần hiện thực hoá và khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Cảnh báo nghiêm khắc sự lạm dụng quyền lực
Tổng bí thư đánh giá, trong 3 năm qua, nhất là năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tội phạm tham nhũng đang từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh. Riêng năm 2018, đã đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn như: Vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Đinh La Thăng, vụ Phạm Công Danh, vụ Hà Văn Thắm, vụ Trần Phương Bình, vụ Phan Văn Anh Vũ...
Từ năm 2016 đến năm 2018, các toà án đã xét xử đạt tỉ lệ 93,5% về số vụ, 93,6% số bị cáo phạm các tội tham nhũng, thu hồi hàng nghìn tỷ đồng, nhiều nhà cửa, đất đai và các tài sản khác.
Theo Tổng bí thư, hình phạt mà các toà án quyết định đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng là sự cảnh báo nghiêm khắc cho sự lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Qua xét xử, nhiều hội đồng xét xử cũng chỉ ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm, kiên quyết khởi tố tại phiên toà khi phát hiện tội phạm chưa được điều tra, xử lý; kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước, những kẽ hở của cơ chế, chính sách để các cơ quan liên quan có biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.
Khẳng định kết quả là rất lớn, song Tổng bí thư cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế. Nổi lên là tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan vẫn còn cao, thậm chí có bản án áp dụng sai pháp luật; đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn tồn đọng và giải quyết chậm.
Đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, toà án các cấp còn chưa làm rõ trong bản án tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Một số bản án không khả thi, tỷ lệ giải quyết án hành chính không đạt yêu cầu cả về chất lượng, số lượng và thời hạn. Chất lượng giải quyết án dân sự, kinh doanh, thương mại chưa cao. Năng lực, trách nhiệm, phẩm chất của một số cán bộ còn yếu, cá biệt có cán bộ vi phạm pháp luật, kỷ luật công tác bị xử lý.
Mỗi bản án phải tâm phục, khẩu phục
Về nhiệm vụ năm 2019, Tổng bí thư nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Tổng bí thư nói, xây dựng nền tư pháp văn minh, tiến bộ, trong đó toà án đóng vai trò trung tâm là nội dung quan trọng để không ngừng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Uy tín của toà án chính là tín nhiệm của thể chế chính trị, của Nhà nước, bởi đây là niềm tin của người dân vào công lý, công bằng xã hội. Mỗi bản án phải làm sao để thực sự "tâm phục, khẩu phục", khuất phục được tội phạm, thuyết phục được các bên, được công chúng đồng thuận; phải tạo ra được các chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức, có tác dụng giáo dục pháp luật và định hướng hoạt động của xã hội.
"Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của các toà án là phải nâng cao chất lượng xét xử; không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; hạn chế thấp nhất các bản án bị huỷ, bị sửa do lỗi chủ quan. Toà án cần tập trung nâng cao chất lượng, tính khả thi, chính xác của các phán quyết, nhất là việc áp dụng các biện pháp tư pháp và xác định đúng trách nhiệm dân sự của tội phạm, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Khi phát hiện các bản án sai sót phải kiên quyết khắc phục, thành tâm nhận khuyết điểm, sửa chữa để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Kiên quyết khắc phục tình trạng vi phạm thời hạn tố tụng. Kéo dài thời gian xét xử, đặt người dân vào tình trạng pháp lý căng thẳng quá lâu không phải là biểu hiện của một nền tư pháp văn minh", Tổng bí thư phát biểu.
Tổng bí thư cũng lưu ý những vấn đề đặt ra cho toà án trong thời kỳ hội nhập sâu rộng và kinh tế số phát triển mạnh mẽ.
Đó là công nghệ thông tin phát triển không ngừng đã mang lại những tiện ích không giới hạn cho con người và làm biến đổi thế giới mạnh mẽ. Tuy nhiên, công nghệ thông tin, một mặt cũng bị tội phạm lợi dụng một cách tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội, mặt khác cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mà toà án phải giải quyết.
Với sự ra đời của Internet đã tạo ra một thế giới ảo mà ở đó cũng chứa đựng một thế giới tội phạm như đời sống thực. Tất cả các hành vi: lừa đảo, trộm cắp, đánh bạc, buôn bán ma tuý trái phép, giết người, xâm hại tình dục, xâm phạm đời tư... cũng diễn ra và tồn tại trên mạng Internet. Công nghệ thông tin cũng tạo ra một nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ vô cùng phong phú với các phương thức liên kết, mua bán, trao đổi, thanh toán bằng đủ các loại tiền thật, tiền ảo...
Nhiệm vụ của toà án trong tiến trình cải cách tư pháp mới là phải nghiên cứu thấu đáo, sẵn sàng ứng phó với những vấn đề do cuộc sống đặt ra, chuẩn bị cho việc xét xử và giải quyết tốt cả tội phạm phi truyền thống, tranh chấp phi truyền thống và vi phạm phi truyền thống, Tổng bí thư nhấn mạnh
Theo vneconomy
Tổng Bí thư: Vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh được xử lý nghiêm Trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị của ngành Tòa án, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, năm 2016- 2018, các Tòa án đã xét xử đạt tỷ lệ 93,5% về số vụ, 93,6% số các bị cáo phạm tội tham nhũng, thu hồi hàng nghìn tỷ đồng cho Nhà nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn...