Xử lý sai phạm hai dự án về bất động sản tại TP Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa có ý kiến chỉ đạo các cơ quan liên quan xử lý 2 dự án khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè và dự án đầu tư Khu sinh thái-văn hóa hồ Vĩnh Lộc.
Mẫu nhà 5 tầng của dự án khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè. (Nguồn: vanphathung)
Liên quan đến việc xử lý sai phạm các dự án nhà ở, Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Thông báo số 252/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thành Phong yêu cầu Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng là chủ đầu tư dự án khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè chấp hành nghiêm quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, thuế.
Đồng thời, khẩn trương đề xuất cho cơ quan đăng ký đầu tư về giãn tiến độ thực hiện dự án và nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, tiền sử dụng đất, thuế, lệ phí.
Chủ tịch thành phố giao cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xác định nguyên nhân, trách nhiệm việc chủ đầu tư chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án; kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai của chủ đầu tư hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi tiếp tục giải quyết việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng.
Đồng thời, phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè xác định lại chính xác diện tích đất công do Nhà nước trực tiếp quản lý tại dự án, đề xuất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan của chủ đầu tư.
Thành phố cũng giao cho Giám đốc Sở Xây dựng xử lý vi phạm về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng.
Đáng chú ý, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế thành phố kiểm tra việc Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng phân bổ giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng bao gồm chi phí thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân hơn 52 tỷ đồng nhưng trên thực tế chi phí này đã được tính khấu trừ hoàn toàn vào tiền sử dụng đất phải nộp để kết luận, xử lý vi phạm nếu có nhằm tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Theo đó, Cục trưởng Cục Thuế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra số tiền gần 659 tỷ đồng mà Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng đã nhận từ Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường về khoản hoàn trả liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi một phần đất tại dự án để xác định thuế giá trị gia tăng chủ đầu tư phải nộp, bảo đảm thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nước.
Video đang HOT
Ngoài ra, Thành phố chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 7, huyện Nhà Bè xử lý sai phạm về thuế đối với Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè nghiêm túc chấn chỉnh quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng và quy hoạch tại dự án khu dân cư 9,33ha Nhơn Đức.
Tháng 7/2015, dự án Khu dân cư Nhơn Đức có quy mô 9,33ha được giao Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư nhằm đầu tư xây dựng 2 trường đại học (Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường) và khu dân cư.
Đến nay mặc dù đã hết thời gian được chấp thuận đầu tư nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán đầu tư. Quá trình thực hiện đã phát sinh một số sai phạm, thiếu sót của chủ đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đầu tư, đất đai, xây dựng, sử dụng tài sản công, kinh doanh bất động sản, thuế.
Trong diễn biến liên quan, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh hoặc thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 21/1/2011 của Thành phố Hồ Chí Minh về việc ngưng thực hiện Dự án đầu tư Khu sinh thái-văn hóa hồ Vĩnh Lộc đã được giao đất theo Quyết định số 1104/QĐ-TTg ngày 26/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ do quyết định này chưa đầy đủ pháp lý về trình tự, thủ tục.
Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có thiếu sót trong việc tham mưu ban hành Quyết định số 353/QĐ-UBND nói trên.
Sau khi có kết quả phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2000 dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc, Ủy ban Nhân dân thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng tiêu chí, kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo hướng xã hội hóa, đảm bảo đúng quy định pháp luật; trong đó, xem xét giải quyết tồn đọng đối với các chi phí do các chủ đầu tư trước đây thực hiện, việc Công ty cổ phần Quốc tế C&T là đơn vị có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án để báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Theo đó, Thành phố giao Ủy ban Nhân dân huyện Bình Chánh kiểm tra việc quản lý đất đai, xây dựng, xử lý vi phạm phần đất thuộc dự án tại 3 xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai; tổ chức kiểm điểm xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đã có thiếu sót trong việc quản lý đất đai, xử lý các vi phạm về xây dựng và lấn chiếm tại dự án.
Bên cạnh đó, Thành phố yêu cầu Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn thực hiện thoái vốn tại Công ty cổ phần Sinh thái Văn hóa Vĩnh Lộc, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân của Tổng Công ty.
Dự án khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc quy mô gần 370ha tại 3 xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án được chủ trương thực hiện từ năm 1996. Sau nhiều lần chuyển đổi chủ đầu tư, từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Đầu tư xây dựng Bình Chánh thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Bình Chánh, sau đó cho phép Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn hợp tác với Công ty cổ phần Quốc tế C&T thực hiện.
Đến nay dự án vẫn chưa thực hiện được do vướng mắc về vấn đề ranh giới quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, ranh lập thủ tục thu hồi đất./.
Trần Xuân Tình
Hội môi giới đề xuất lên 6 giải pháp "cứu" doanh nghiệp bất động sản
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã đề xuất lên Chính phủ 6 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết do tác động của dịch Covid-19 thị trường bất động sản đang bước vào thời kỳ vô cùng khó khăn. Đến nay có tới 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, có hiện tượng nhiều cá nhân môi giới thất nghiệp. Thị trường vô cùng trầm lắng, sức mua giảm song giá bất động sản chưa sụt giảm so với quý 4/2019.
Để giúp thị trường BĐS có thể vượt qua được tình trạng khó khăn này, Hội Môi giới đã đề xuất lên chính phủ 6 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường, doanh nghiệp bất động sản.
Một là, đưa các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản vào nhóm đối tượng được hưởng các gói hỗ trợ của Chính phủ đã phê duyệt vì nhóm này thực chất chịu tác động và ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Hai là, để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, cần xem xét lại việc quy định người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam theo hướng mở rộng tỷ lệ người nước ngoài được mua nhà tại các dự án nhà ở thuộc phân khúc cao cấp (phân khúc này ít phù hợp nhu cầu trong nước mà phù hợp với nhu cầu của người nước ngoài nhiều hơn). Hiện nay, phân khúc này đang có lượng hàng tồn kho ở mức cao, động thái trên sẽ góp phần tăng tính thanh khoản và giảm lượng hàng tồn kho trên thị trường.
Ba là, trực tiếp và thực chất hơn các khoản hỗ trợ cho các sàn giao dịch và môi giới bất động sản như: Hoãn tiền thuê đất cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, từ đó, các doanh nghiệp này sẽ hoãn tiền thuê đất cho các sàn giao dịch bất động sản thuê lại mặt bằng; hoãn tiền phải nộp bảo hiểm xã hội cho đến hết dịch bệnh và sau khi hết dịch 12 tháng để doanh nghiệp có thêm nguồn hỗ trợ và trả lương cho người lao động; tiếp cận được nguồn vay từ ngân hàng để trả một phần lương cho nhân viên và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bốn là, chỉ đạo các tỉnh, thành phố quyết liệt hơn nữa trong việc vận dụng những biện pháp tháo gỡ của Chính phủ đối với các nội dung vướng mắc trong quy định pháp luật để đẩy nhanh quy trình giải quyết thủ tục cho các dự án bất động sản, làm tăng nguồn cung cho thị trường và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Năm là, Chính phủ cần sớm phê duyệt chính sách bù lãi suất và thúc đẩy các ngân hàng cho vay vốn để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Chắc chắn sau dịch bệnh, nếu chúng ta phát triển mạnh xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp nền kinh tế sớm phục hồi.
Sáu là, đối với quản lý nhà nước tại các địa phương cần tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế hiện tượng dự án ma, dự án không đúng quy định pháp luật và đặc biệt không để xảy ra hiện tượng tạo thị trường ảo để trục lợi như ở Thạch Thất (Hà Nội), Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua.
Trước những khó khăn của cả nhân viên môi giới và các sàn bất động sản mới đây Hội môi giới BĐS Việt Nam đã có những khuyến nghị. Về phía các sàn giao dịch, các sàn cần nâng cấp hệ thống công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh; cấu trúc lại bộ máy, hệ thống quản trị nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho Doanh nghiệp; Tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên môi giới.
Bên cạnh đó cần duy trì các hoạt động marketing để giữ vững khách hàng tại thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng phát triển. Bên cạnh đó, cần có giải pháp để chăm lo và hỗ trợ đội ngũ nhân viên của Công ty, không nên bỏ mặc họ trong bối cảnh khó khăn chung của toàn xã hội. Để sớm ổn định và đưa thị trường BĐS phát triển bền vững, các Sàn giao dịch BĐS cần kiên quyết không vì lợi ích cá nhân mà tiếp tay cho các dự án ma, dự án không phù hợp quy định pháp luật.
Đối với các môi giới, hội cho rằng đây là lúc các môi giới cần tranh thủ trong khoảng thời gian nghỉ do dịch bệnh để hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nghề nghiệp, nâng cao giá trị bản thân. Hỗ trợ, chung tay cùng Doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đặc biệt cần tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Lan Nhi
Quý 2/2020 sức cầu của thị trường BĐS có tốt lên? Với những dự án có nguồn cung mới, tình hình giao dịch có thể sẽ biến động phụ thuộc vào sức cầu và diễn biến của thị trường. Một số đơn vị nghiên cứu, và các chuyên gia đã đưa ra những dự báo cho thị trường BĐS quý 2, thậm chí quý 3/2220. Hầu hết đều mong chờ bức tranh sáng cho...