Xử lý sai phạm của doanh nghiệp, doanh nhân để lành mạnh nền kinh tế Bài cuối: Củng cố đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh
Văn hoá và đạo đức kinh doanh sẽ là khiên chắn, là thành trì bảo vệ doanh nghiệp trong quá trình nỗ lực bền bỉ gây dựng chữ tâm, chữ tín; đồng thời vượt qua những cám dỗ lợi nhuận từ việc làm phi pháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng danh hiệu tôn vinh các doanh nhân được vinh danh Top 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Đạo đức, văn hoá kinh doanh làm nên cốt cách doanh nghiệp
Thực tế, thời gian qua, đội ngũ doanh nhân – doanh nghiệp liên tục lớn mạnh cả về lượng và chất, đóng góp ngày càng lớn vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trên đà đó, Việt Nam đã ghi danh trong TOP 40 thế giới về GDP và TOP 20 về quy mô thương mại quốc tế.
Tổng kết nhiệm kỳ khóa XII và nhìn lại 35 năm đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta”. Và đóng góp vào thành tựu đó có vai trò rất quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân.
Để tiếp tục thành tựu đáng tự hào đó, theo các chuyên gia, có rất nhiều điều cốt lõi mà các doanh nhân phải tập trung nhất là trong tái cấu trúc lại doanh nghiệp mình, đó chính là đạo đức và văn hoá kinh doanh. Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho biết, đạo đức, văn hóa kinh doanh là “trụ cột tinh thần” làm nên cốt cách của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì văn hóa và đạo đức kinh doanh sẽ luôn chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp đó. Khi xây dựng được có văn hóa, đạo đức kinh doanh đúng đắn thì doanh nghiệp sẽ không lo đi lầm đường, lạc lối và thực hiện thành công các mục đích của doanh nghiệp đã đề ra.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, người tiêu dùng mua sản phẩm một phần, nhưng phần lớn là họ đặt niềm tin vào doanh nghiệp về chất lượng, giá trị, đẳng cấp của sản phẩm, dịch vụ. Niềm tin mà khách hàng dành cho doanh nghiệp chính là giá trị kết tinh của văn hóa và đạo đức kinh doanh.
Còn ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean), Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết, một doanh nghiệp kiên cường, tức là có khả năng chống chọi mọi biến động như: khủng hoảng, dịch bệnh, suy thoái kinh tế…Trong đó công tác quản trị được xem là nét văn hóa quan trọng, góp phần nâng cao tính minh bạch trong mọi hoạt động, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng giữa người quản lý với cổ đông, khách hàng, đối tác hay nhân viên với nhau… Đối với người lãnh đạo, muốn hạn chế sai phạm khi điều hành hoạt động doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn, thay đổi cách nghĩ, cách làm để tạo ra môi trường văn hóa mới, hình ảnh mới cho doanh nghiệp của mình, lấy con người làm trung tâm, chú trọng bảo vệ công nhân viên, đối tác, nhà đầu tư hay bạn hàng…
Khi cộng đồng xã hội nhìn vào những tấm gương doanh nhân với sự tin tưởng, ngưỡng mộ và học tập theo để phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo thành công khi đó Việt Nam sẽ có cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp có đức, có tài, phát triển bền vững, tương xứng với khát vọng phát triển đất nước.
“Không một quốc gia phát triển thịnh vượng, bền vững nào dựa trên những doanh nghiệp gian dối, doanh nhân không chân chính. Mỗi doanh nhân, doanh nghiệp thành công sẽ là một câu chuyện truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp và cả thị trường, cho những người tiêu dùng Việt Nam, từ đó, sẽ thúc đẩy cộng đồng kinh doanh cùng tạo ra giá trị cho xã hội, gây dựng hình ảnh những doanh nhân Việt Nam với sức sáng tạo, khát vọng làm giàu và tinh thần dân tộc của người Việt”, ông Phạm Văn Việt khẳng định.
Xây dựng đội ngũ doanh nhân vừa có đức, vừa có tài
Theo các chuyên gia, qua khó khăn lần này, chắc chắn các doanh nghiệp cũng đã ngộ ra nhiều điều hơn, thận trọng hơn trong kế hoạch kinh doanh, hướng tới kinh doanh bài bản, ít phiêu lưu hơn, bớt tham vọng làm giàu xổi ngày một ngày hai.
Video đang HOT
Cùng với đó, với doanh nghiệp, việc giữ vững niềm tin vào thị trường và thể chế là điều cực kỳ quan trọng, trên cơ sở đó xây dựng một mô hình kinh doanh mới chuyên nghiệp hơn để thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi nhân văn.
“Tôi có ba điều muốn nói với các doanh nghiệp hiện nay là “nghĩ thật, nói thật, làm thật”, chữ “thật” là trung tâm của động thái của các doanh nghiệp, là điểm tựa để bảo vệ sự thành công của doanh nghiệp và giữ niềm tin của xã hội đối với doanh nghiệp, doanh nhân”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC nhìn nhận.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI) cho rằng, đóng góp của đội ngũ doanh nhân Việt Nam rất lớn, nhưng gần đây xảy ra một số vụ doanh nhân kinh doanh không liêm chính, gục ngã trên thương trường nên việc xây dựng đạo đức doanh nhân là vấn đề rất quan trọng với đội ngũ doanh nhân hiện nay. Nếu không có đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh thì không có phát triển bền vững và doanh nhân, doanh nghiệp dù lừng lẫy đến đâu cũng sẽ biến mất.
Doanh nhân, với vai trò là người thủ lĩnh của doanh nghiệp, là chủ thể mang tính hạt nhân quyết định, thúc đẩy hình thành và định hình văn hóa doanh nghiệp, từ đó hình thành văn hóa kinh doanh của cả cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng văn hóa kinh doanh cần bắt đầu từ đạo đức doanh nhân, đây vừa là nhiệm vụ có tầm chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách của giới doanh nhân Việt Nam.
“Từ đó, VCCI nhận thấy càng phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc thúc đẩy xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh. Vì thế, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII tháng 12-2021 với tầm nhìn xây dựng “Doanh nghiệp vững mạnh – Quốc gia thịnh vượng”, chúng tôi đã đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba đột phá chiến lược, trong đó tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam”, ông Phạm Tấn Công cho hay.
Với vai trò là cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cả nước, VCCI đã đồng hành cùng với các hiệp hội doanh nghiệp để vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp, doanh nhân trong việc xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam.
Tháng 5/2022, VCCI đã công bố và phát động thực hiện sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, gồm: tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; tuân thủ pháp luật; minh bạch, công bằng, liêm chính; sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. Đây cũng là sáu cánh sao trên tấm huy hiệu đúc bằng vàng, là biểu trưng của danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.
Đại diện VCCI khẳng định: “Các quy tắc này được xây dựng dựa trên các giá trị truyền thống của dân tộc, kết hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh của giới doanh nhân quốc tế. Chúng tôi tin tưởng rằng việc thực hiện bộ quy tắc này sẽ củng cố niềm tin, tăng sự tín nhiệm của xã hội, của thị trường đối với doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó uy tín, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam đều nâng cao, đây chính là nguồn sức mạnh mềm trong hội nhập. Với 200.000 doanh nghiệp hội viên, gần 200 hiệp hội doanh nghiệp thành viên, VCCI tin rằng đây sẽ là cơ sở quan trọng để quy tắc đạo đức đi vào cuộc sống”.
VCCI nhìn nhận, vấn đề xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh là vấn đề lớn, doanh nhân phải thực hiện trước, nhưng một mình doanh nhân làm chưa đủ, cần có cả hệ thống tham gia vì còn liên quan đến thể chế, pháp luật, văn hóa tiêu dùng, văn hóa ứng xử trong kinh doanh, văn hóa truyền thông về kinh doanh…
“Vì thế, VCCI sẽ tiếp tục tham mưu cho các cơ quan để hoàn thiện môi trường kinh doanh, khích lệ các hoạt động kinh doanh có đạo đức, có văn hóa kinh doanh. Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về kinh doanh theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho kinh doanh, VCCI hợp tác với các cơ quan hữu quan để xây dựng môi trường truyền thông theo hướng thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động kinh doanh có đạo đức”, ông Phạm Tấn Công khẳng định.
Nhanh chóng khai thông gói hỗ trợ lãi suất 2% để 'bơm máu' cho doanh nghiệp
VCCI đề nghị đẩy mạnh chương trình hỗ trợ, phục hồi đã được Quốc hội thông qua và Nghị quyết Chính phủ ban hành, đặc biệt cần khai thông hỗ trợ lãi suất tín dụng 2%.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI: Lãnh đạo nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, khu vực rất ngỡ ngàng, khâm phục Việt Nam về tình hình an toàn và phục hồi kinh tế. (Ảnh VGP/Nhật Bắc).
Chính phủ đã thực hiện thành công nhiều khẩu quyết
Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, cho biết, cách đây 1 năm, Thủ tướng có hai cuộc gặp liên tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc, một cuộc ngày 8/8 Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, một cuộc ngày 26/9, giao Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì.
Tại các cuộc gặp này, khẩu quyết đưa ra là: Vaccine, thích ứng an toàn, linh hoạt và coi doanh nghiệp là chủ thể trong dịch COVID-19. Chính phủ đã thực hiện rất thành công khẩu quyết này, chúng ta đã vượt qua đại dịch, doanh nghiệp đã hồi sinh, nền kinh tế cũng đã có phục hồi.
Sau dịch lại diễn ra xung đột Nga - Ukraine, bất ổn toàn cầu, nguy cơ lạm phát, suy thoái kinh tế các nền kinh tế lớn. Vừa rồi, chúng ta lại có khẩu quyết mới: "Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì phục hồi, phát triển kinh tế". Chính phủ cũng rất thành công trong thực hiện khẩu quyết này.
Lãnh đạo nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, khu vực rất ngỡ ngàng, khâm phục Việt Nam
Cuối tháng 7 vừa qua, VCCI đã đăng cai tổ chức Hội nghị Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC, trong đó có rất nhiều lãnh đạo tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới và khu vực.
Các lãnh đạo này đều rất ngỡ ngàng, khâm phục Việt Nam về tình hình an toàn và phục hồi kinh tế.
Các chỉ số Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra về phát triển kinh tế cũng minh chứng cho thành công của Việt Nam chúng ta.
Với chủ đề ngày hôm nay về "chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", VCCI hoàn toàn đồng ý với các ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp, đặc biệt các kiến nghị.
Đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ, phục hồi kinh tế; khai thông gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đồng thời, VCCI xin được kiến nghị Chính phủ quan tâm xử lý một số nguy cơ, nút thắt cho doanh nghiệp trong thời gian tới sau đây:
Thứ nhất về tài chính, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp, theo VCCI, sức ép tài chính cho các doanh nghiệp rất lớn, nhất là nguồn vốn để doanh nghiệp tái cấu trúc và phục hồi sau dịch COVID-19.
Nhấn mạnh nguồn vốn, tài chính là mạch máu cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Chính phủ đẩy mạnh chương trình hỗ trợ, phục hồi đã được Quốc hội thông qua và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết, đặc biệt cần khai thông hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% theo Nghị định 31.
"Tất nhiên việc khai thông này cần cân đối cả việc nới room tín dụng. Đây là vấn đề rất khó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đang phải xử lý. Chúng tôi cho rằng việc bảo đảm nguồn vốn cho doanh nghiệp từ nay đến cuối năm cũng như giai đoạn sau này rất quan trọng", Chủ tịch VCCI bày tỏ.
Cần có giải pháp lớn về vấn đề nhân lực; tập trung cải cách hành chính trong những lĩnh vực doanh nghiệp gặp nhiều phiền hà
Thứ hai, về nhân lực, các ngành đang phục hồi mạnh như du lịch, dịch vụ đang rất khó vì thiếu hụt nhân lực. Làn sóng dịch chuyển FDI toàn cầu sau COVID-19 cũng đòi hỏi Việt Nam chúng ta có nguồn nhân lực để nắm bắt làn sóng này. Nhân lực cần có giải pháp lớn của Chính phủ, trong đó rất cần sự tham gia của doanh nghiệp để bảo đảm thực hiện mô hình kết nối Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực.
Thứ ba, cần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp gồm các chi phí về thời gian, chi phí về nhân lực và chi phí tiền bạc.
Qua gặp gỡ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, họ đều quan tâm đến vốn, môi trường kinh doanh khi quyết định đầu tư.
Do đó đề nghị tiếp tục tập trung cải cách thủ tục hành chính, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực mà doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều phiền hà như đất đai, xây dựng, giao thông, môi trường...
Đề nghị thành lập thông tin hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các FTA
Ngoài ba vấn đề nêu trên, lãnh đạo VCCI cho biết: Hiện nay, cơ hội trong 15 FTA rất lớn, nhưng qua khảo sát của VCCI thì thấy hầu hết chỉ có các doanh nghiệp FDI nắm bắt được và khai thác tốt cơ hội còn doanh nghiệp Việt Nam thì rất hạn chế.
VCCI kiến nghị "chúng ta nên có trung tâm thông tin hỗ trợ khai thác các FTA đặt tại Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cũng có thể giao cho VCCI nếu Thủ tướng đồng ý, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, khai thác các cơ hội này".
Đồng thời, đề nghị tăng cường công tác dự báo kinh tế chiến lược do quá trình phục hồi và phát triển còn dài, thế giới còn nhiều biến động có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp chúng ta như xung đột ở Ukraine, chính sách "zero COVID" của Trung Quốc vào cuối năm nay có thay đổi, lúc đấy sẽ đảo lộn thị trường nguyên liệu. Rồi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu thống nhất toàn cầu 5% sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam.
Cho thêm thời gian để góp ý Nghị quyết liên quan đến gần 1 triệu doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI cảm ơn Thủ tướng đã tổ chức Hội nghị hôm nay trước khi ban hành Nghị quyết để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
"Nghị quyết này liên quan đến gần 1 triệu doanh nghiệp và Thủ tướng đã nêu gương rất lớn về cải cách khi lắng nghe các đối tượng chính sách trước khi ban hành chính sách mới. VCCI, đề nghị Thủ tướng cho doanh nghiệp thêm thời gian nghiên cứu, góp ý cho Nghị quyết quan trọng này để Nghị quyết đi vào cuộc sống, giống như Nghị quyết 128", Chủ tịch VCCI bày tỏ.
VCCI: Đề nghị bổ sung tổ chức giám sát xã hội tham gia giám sát hoạt động đấu thầu Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, có hơn 57% bên mời thầu cho rằng cần thiết phải có tổ chức xã hội giám sát trong hoạt động đấu thầu, để đảm bảo tính minh bạch của hoạt động này. Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh (tư liệu) minh họa: Quang Nhựt/TTXVN Phản hồi đề nghị của Bộ Tư...