Xử lý nợ xấu, còn gặp nhiều khó khăn
Mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa phải hỗ trợ quá trình tái cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, vừa phải hoạt động có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn giống một doanh nghiệp kinh doanh thông thường. Đây là một bài toán rất khó đối với DATC trong xử lý nợ xấu từ gốc.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
DATC không đơn thuần chỉ hoạt động mua nợ để bán, thu nợ hay xử lý tài sản để thu nợ mà thông qua mua nợ, công ty còn thực hiện tái cơ cấu phục hồi doanh nghiệp khách nợ. Tái cơ cấu doanh nghiệp là một quá trình phức tạp với rất nhiều công việc liên quan bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất – kinh doanh, tái cơ cấu lại hệ thống quản trị, điều hành của doanh nghiệp…
Tái cơ cấu tài chính là hoạt động đầu tiên và rất cần thiết với các biện pháp nghiệp vụ như: giảm bớt một phần nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp khách nợ, chuyển nợ thành vốn góp; điều chỉnh kế hoạch trả nợ; giúp doanh nghiệp huy động thêm vốn từ việc phát hành cổ phiếu…
Đối với công ty mà DATC đã mua được nợ, chuyển nợ thành cổ phần của DATC tại doanh nghiệp thì đối với cổ phần của DATC thực tế không có tiền mặt vì chỉ là chuyển nợ thành vốn góp. Đối với công ty cổ phần sau khi tái cấu trúc tài chính chỉ giảm trừ được một phần nợ, có thể kéo dài thời hạn trả nợ nhưng cũng không thêm nguồn tiền để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy, tất cả các doanh nghiệp được DATC mua nợ và tái cấu trúc tài chính đều không có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của ngân hàng theo nguyên tắc cho vay của ngân hàng quy định.
Không nhận được sự hỗ trợ kịp thời sau khi được tái cấu trúc tài chính, xóa nợ nên nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính dẫn đến tiếp tục khó khăn trong hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ cho DATC hạn chế.
Điều đó xảy ra không chỉ đối với doanh nghiệp nhà nước tái cấu trúc và chuyển đổi sở hữu mà cả các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước được tái cấu trúc cũng rơi vào tình trạng này. Hệ lụy của nó là khả năng thu hồi nợ của DATC bị ảnh hưởng khá nhiều, thậm chí có thể không còn khả năng thu nợ.
Trên thị trường mua bán nợ Việt Nam hiện có 3 loại hình công ty mua bán nợ chính đang hoạt động là DATC, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và công ty mua bán nợ thuộc các ngân hàng thương mại.
Nhìn chung, khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động cho các công ty này đã được ban hành, tuy nhiên trên thực tế hoạt động của các tổ chức này chưa phát huy được hết vai trò và hiệu quả, chưa đáp ứng được kỳ vọng trong việc tham gia xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Căn cứ vào kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu của VAMC cho thấy, tổng số nợ thu hồi được chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với số nợ mà VAMC mua về. Thời gian qua, VAMC thu hồi nợ chủ yếu qua hình thức ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện, VAMC trực tiếp tổ chức thực hiện thu hồi còn rất ít.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC chỉ là chuyển nợ tạm thời từ tổ chức tín dụng sang VAMC nhằm giảm tạm thời nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, đồng thời kéo dài thời gian trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng để giảm gánh nặng tài chính, nhưng thực tế là các tổ chức tín dụng bán bớt nợ xấu thì lại tiếp tục được mở tín dụng và giảm trích lập dự phòng rủi ro, làm tăng lợi nhuận sẽ được chia cổ tức.
“Việc mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC chưa thực sự mang lại hiệu quả, không phản ánh đúng việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng” – Nhận định điều này, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của việc này là những vướng mắc trong cơ chế xử lý tài sản bảo đảm, những hạn chế trên thị trường mua bán nợ, cộng với việc VAMC mua nợ với giá quá cao, khiến cho việc bán nợ gặp khó khăn khi không tìm được tiếng nói chung với các nhà đầu tư trên thị trường.
Tiếp cận Quỹ bảo lãnh tín dụng khó, vì sao?
Trong bối cảnh dịch Covid-19, việc hỗ trợ các DN nhỏ vay vốn ngân hàng qua công cụ bảo lãnh tín dụng (BLTD) rất cần thiết.
TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế - cho biết, BLTD là một dạng bảo hiểm do một tổ chức tài chính cung cấp cho ngân hàng để ngân hàng cho khách hàng DN vay. Nếu không được bảo lãnh, DN này không thể vay ngân hàng vì không hội đủ các tiêu chí và điều kiện để vay tiền từ ngân hàng.
Thận trọng xét duyệt nhu cầu vay của doanh nghiệp
Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ BLTD cho DN nhỏ và vừa, điều kiện để DN được Quỹ BLTD xem xét cấp bảo lãnh là: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay; dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh phải được Quỹ BLTD thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định; có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư; tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, DN không có các khoản nợ thuế từ một năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Nghị định 34/2016/NĐ-CP có một số hạn chế. Trước hết, về địa vị pháp lý: Quỹ BLTD là quỹ tài chính ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập. "Ngân sách của các tỉnh, thành phố và khả năng chuyên môn của các tỉnh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng rất hạn chế. Nếu chúng ta chỉ có những Quỹ BLTD địa phương, khả năng hoạt động của các quỹ này rất yếu ớt và không tạo được sự tin tưởng của ngân hàng thương mại để nhận sự bảo lãnh của Quỹ BLTD này" - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng không do ngân sách trung ương mà do ngân sách cấp tỉnh - cấp được đánh giá là quá ít ỏi để có thể phát hành bảo lãnh cho nhiều DN vay vốn ở ngân hàng. Đồng thời, Quỹ BLTD hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn vốn. Đây là hạn chế rất đáng kể cho hoạt động của Quỹ BLTD.
Tự chủ về tài chính và bảo đảm an toàn vốn có nghĩa, các quỹ sẽ phải kiểm soát rủi ro để tránh thiệt hại tài chính, tránh làm mất vốn đã được ngân sách địa phương cung cấp. Với nguyên tắc này, các quỹ sẽ rất thận trọng trong việc xét duyệt nhu cầu vay của DN và do đó, sẽ loại bỏ rất nhiều DN có nhu cầu nhưng độ rủi ro cao. Những DN này không tiếp cận được với ngân hàng, cũng không được Quỹ BLTD hỗ trợ...
Ngoài ra, các DN muốn được bảo lãnh phải hội đủ những điều kiện như tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, DN không có các khoản nợ thuế từ 1 năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, DN phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp; có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định... Những điều khoản này không nên là những điều khoản bắt buộc mà chỉ nên mang tính khuyến khích.
TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất, thay vì để các UBND tỉnh và thành phố tổ chức Quỹ bảo lãnh, Chính phủ nên tổ chức một Quỹ BLTD quốc gia, có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Quỹ BLTD quốc gia sẽ được trang bị dồi dào về vốn, nhân lực, thực hiện các chủ trương và kế hoạch của chính phủ trung tâm, tạo được sự tin tưởng ở các ngân hàng khi nhận bảo lãnh từ Quỹ BLTT quốc gia.
Quỹ BLTT quốc gia cần có một số vốn điều lệ thực tối thiểu 10.000 tỷ đồng, có thể cho phép cung cấp bảo lãnh với số dư tại bất cứ thời điểm nào lên đến 5 lần mức vốn điều lệ thực. Mỗi năm, Quốc hội hay Chính phủ cần bổ sung nguồn vốn tự có nếu vốn điều lệ thực xuống dưới mức 10.000 tỷ đồng.
Nguồn thu chính giảm, Agribank báo lợi nhuận 6 tháng lao theo, nợ xấu tới hơn 24.000 tỷ Nợ xấu của Agribank tăng mạnh hơn 39% lên mức 24.464 tỷ đồng, trong nó nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 4.887 tỷ đồng lên tới 17.285 tỷ đồng. 6 tháng 2020, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) suy giảm hơn 5% về mức 20.114 tỷ đồng. Thậm chí, hoạt động mua...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch
Pháp luật
15:05:47 29/03/2025
Động đất mạnh ngang 334 bom nguyên tử ở Myanmar, số người chết vượt 1.000
Tin nổi bật
15:03:13 29/03/2025
Xoài Non giục Gil Lê cuối năm cưới
Sao việt
15:02:20 29/03/2025
4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần
Sáng tạo
14:14:30 29/03/2025
Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm
Thế giới
14:08:09 29/03/2025
Cái kết cho những bộ phim dùng chiêu trò 'PR bẩn'
Hậu trường phim
13:43:44 29/03/2025
Phát hiện Sulli cố tự tử sau ồn ào đóng cảnh nóng với Kim Soo Hyun
Sao châu á
13:33:38 29/03/2025
Những con giáp chẳng thiết tha gì yêu đương, cứ hễ nhắc đến chuyện cưới xin là "lặn" mất tăm hơi
Trắc nghiệm
13:01:43 29/03/2025
4 món ăn sang chảnh khiến bạn ngỡ ngàng vì quá ngon với một thực phẩm bình dân - quả chuối
Ẩm thực
12:14:49 29/03/2025
ViruSs tung timeline "tà lưa" với Pháo và Ngọc Kem, nhờ ChatGPT ra định nghĩa thế nào là hẹn hò nhưng chưa yêu
Netizen
12:01:53 29/03/2025