Xử lý như thế nào khi nổ lốp ô tô bất ngờ?
Nổ lốp ô tô khi đang vận hành xe trên đường là tình huống hết sức nguy hiểm và có thể gây những thương tích nghiêm trọng cho tài xế và những phương tiện khác cũng đang lưu thông trên đường. Cùng Oto.com.vn tìm hiểu một số cách xử lý khẩn cấp khi gặp tình huống này.
Nguyên nhân nào dẫn đến nổ lốp ô tô khi đang di chuyển?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố xe đang di chuyển nhưng lốp nổ bất ngờ khiến tài xế và những phương tiện xung quanh gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, tình huống này sẽ hiếm khi xảy ra nếu một chủ xe quan tâm thường xuyên đến chiếc xe của mình. Một số nguyên nhân dẫn đến nổ lốp ô tô có thể kể đến như:
Lốp xe sử dụng đã lâu: Khi tài xế chạy trên các cung đường cao tốc với tốc độ nhanh, lốp ma sát với mặt đường và sức nóng dẫn đến nổ lốp bất ngờ, đặc biệt là lốp xe cũ có sức chịu đựng quá hạn.Lốp xe thiếu hơi: Tình trạng lốp xe thiếu hơi khiến áp suất không khí trong lốp không đủ để cung cấp sức nâng toàn bộ trọng lượng của xe dẫn tới phần vỏ lốp (dây thép, cao su, gai lốp và tanh lốp) hoạt động quá sức, bị bào mòn và xảy ra tình huống nguy hiểm là nổ lốp.Xe đi vào ổ gà: Theo các chuyên gia kinh nghiệm lái xe, một trong những nguyên nhân dễ gây nổ lốp ô tô nhất đó là xe đi vào ổ gà, đặc biệt là với những xe di chuyển với tốc độ cao. Trong trường hợp này, sức ép mặt đường quá lớn khiến lốp ô tô không chịu đựng được và nổ lốp. Trường hợp xấu hơn là xe có thể bị nứt mâm và gãy giảm xóc.Quá tải trọng lượng: Việc một chiếc xe chở quá tải trọng lượng không phải điều hiếm gặp. Tuy nhiên, việc này lại tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trên đường do nổ lốp, đặc biệt là khi xe di chuyển ở tốc độ cao. Khi xe chở quá tải, lốp xe sẽ phải “gánh” thêm phần trọng lượng quá tải, kết hợp với quá trình lốp xe ma sát với mặt đường khiến vỏ lốp nhanh chóng bị bào mòn và dẫn tới nổ lốp xe.
Xử lý khẩn cấp thế nào khi nổ lốp ô tô khi đang di chuyển?
Khi xảy ra sự cố, các tài xế sẽ bị bất ngờ và nếu không xử lý kịp thời thì sẽ gây thương tích nghiêm trọng cho chính bản thân tài xế và cả những phương tiện xung quanh. Do đó, các tài xế cần nắm được những cách xử lý khẩn cấp sau:
Giữ vô lăng và tuyệt đối không phanh khẩn cấp
Video đang HOT
Khi gặp tình huống bất ngờ, tài xế sẽ có phản xạ là đạp phanh khẩn cấp với hy vọng dừng xe lại. Tuy nhiên, việc này được khuyến cáo là hết sức nguy hiểm và có thể khiến xe bị văng đuôi, lật nhào và va chạm với các phương tiện khác. Do đó, trong trường hợp này, tài xế cần bình tĩnh, giữ chặt vô lăng để cố gắng giữ xe di chuyển chậm dần theo đường thẳng, tránh mất lái.
Giữ chân ga và cho xe giảm tốc từ từ
Khi lốp xe nổ, xe sẽ phải gánh toàn bộ trọng lượng mà trước đó lốp xe chịu trách nhiệm nâng đỡ. Do đó, trong tình huống này, trọng lượng này sẽ kéo xe giảm tốc từ từ mà không cần sử dụng phanh. Tuy nhiên, lực kéo này sẽ không theo như đúng phương hướng lái của tài xế. Lúc này tài xế có thể giữ chân ở bàn đạp ga mà xe vẫn sẽ giảm tốc từ từ.
Bật tín hiệu cảnh báo cho các phương tiện xung quanh
Hiển nhiên, khi xe bị nổ lốp, dù đang cố gắng giữ lái nhưng tài xế cũng cần phải bật tín hiệu cảnh báo cho những phương tiện xung quanh nhận biết để không tiến lại gần và tránh trường hợp xấu nhất là va chạm. Sau đó, tài xế cố gắng di chuyển xe vào lề đường để tìm cách khắc phục. Khi đưa xe vào lề đường, tài xế cũng cần bật đầy đủ xi nhan và kiểm tra an toàn xung quanh.
Thay lốp dự phòng hoặc gọi cứu hộ
Nếu tài xế có sẵn lốp dự phòng và có khả năng thay thế ngay tại thời điểm xe ổn định bên lề đường thì không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng này, tài xế cần liên hệ tới số cứu hộ và đợi đến khi chiếc xe được thay lốp mới. Trong trường hợp di chuyển ở khu vực vắng vẻ hoặc cao tốc, tài xế có thể nhờ sự giúp đỡ của phương tiện đang đi cùng chiều bằng cách khi họ tới trạm thu phí, họ sẽ báo và gọi cứu hộ giúp.
Như vậy, nổ lốp ô tô khi đang di chuyển là sự cố không hiếm gặp, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng tài xế và cả những phương tiện xung quanh. Do đó, nếu không may gặp tình huống này, tài xế cần bình tĩnh và xử lý kịp thời để giữ an toàn và hạn chế những hậu quả đáng tiếc nhất có thể.
Theo Oto
Lỗi thường gặp của két nước ô tô - biết trước để xử lý tránh mất tiền
Két nước là bộ phận quan trọng giúp ô tô vận hành tốt theo thời gian tuy nhiên bộ phận này rất hay gặp sự cố, hỏng hóc gây ra nhiều thiệt hại cho chủ xe.
Phải nói rằng két nước làm mát ô tô là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe. Nếu xe không có bộ phận này hoặc bộ phận này bị hỏng thì nhiệt độ tại động cơ sẽ không được kiểm soát, dẫn đến nhiều sự cố hư hại, hỏng hóc, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế trong việc khắc phục, sửa chữa các linh kiện trên hệ thống.
Để giảm thiểu thiệt hại gây ra từ két nước ô tô cũng như đảm bảo sự hoạt động ổn định, trơn tru cho hệ thống động cơ, tài xế cần nắm bắt được những sự cố thường gặp ở két nước, từ đó có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả.
Lỗi tắc két nước ô tô
Hiện tượng tắc két nước làm mát là do bị cặn bẩn, tạp chất bịt kín ống dẫn nước khiến nước làm mát không được lưu thông nên không thể hạ nhiệt cho động cơ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do nước làm mát không được thay mới theo định kỳ mà nhà sản xuất đã đưa ra, sử dụng nước làm mát không đúng tiêu chuẩn.
Két nước ô tô rất hay gặp sự cố tài xế nên chú ý trong quá trình sử dụng
Bơm nước ô tô
Cũng có trường hợp không phải do bơm hỏng mà nguyên nhân là dây curoa ô tô dẫn động bơm bị chùng khiến lưu lượng nước tuần hoàn chậm cũng làm động cơ bị quá nhiệt.
Hỏng van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt trên hệ thống làm mát có nhiệm vụ giúp rút ngắn thời gian chạy sấy nóng của động cơ bằng cách đóng không cho nước làm mát bên trong động cơ luân chuyển ra ngoài cho tới khi nhiệt độ động cơ đạt được đến mức cần thiết để có thể hoạt động ổn định.
Nếu van hằng nhiệt bị kẹt, không thể mở khi quá trình sấy nóng động cơ đã kết thúc sẽ khiến nước trong máy bị sôi, động cơ bị quá nhiệt gây bó máy (kẹt pít-tông).
Hầu hết các xe ô tô hiện này được lắp đặt quạt làm mát két nước với tốc độ quạt gió được điều khiển bằng ECU dựa vào tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Nếu cảm biến này bị hỏng, đứt dây thì quạt sẽ không quay dẫn đến nước không được làm mát. Ngoài ra, hệ thống làm mát còn có các hiện tượng như hao nước làm mát do nước bốc hơi, rò rỉ do nứt, vỡ hoặc hở đường ống dẫn nước hoặc két sưởi.
Sử dụng két nước làm mát ô tô đúng cách
Để tránh phải sửa chữa két nước ô tô, chủ xe nên thay nước làm mát xe thường xuyên sau khoảng từ 1 - 3 năm sử dụng tùy từng loại xe. Bên cạnh đó, chủ xe cần kiểm tra nước làm mát vào mỗi lần bảo dưỡng xe để chắc chắn lượng nước làm mát còn đủ để xe sử dụng. Khi bổ sung nước làm mát, cần lựa chọn nhãn hiệu uy tín, chất lượng cao. Chủ xe không nên ham rẻ mà sử dụng những loại nước làm mát kém chất lượng.
Nếu đang điều khiển xe mà động cơ xe bị nóng bất thường, thì chủ xe hãy tắt máy, dừng xe ở vị trí an toàn để tìm cách xử lý đúng đắn. Bên cạnh đó, nên chuẩn bị sẵn nước làm mát phòng trường hợp xe cần bổ sung dung dịch này khi đang di chuyển giữa hành trình.
Khi bổ sung nước làm mát chỉ cần bổ sung nước cất, không nên sử dụng những loại nước thông thường khác. Nếu nhiệt độ động cơ tăng cao vì lý do thiếu nước làm mát, cần tắt máy và để máy nguội sau đó mới bổ sung nước làm mát để tránh hiện tượng nứt thân máy hoặc cong vênh nắp máy.
Theo VietQ
Ô tô bất ngờ bị xịt lốp giữa đường xử lý thế nào? Ô tô xịt lốp giữa đường là sự cố rất nhiều tài xế gặp phải, trong trường hợp này người tài xế cần bình tĩnh xử lý theo những cách sau. Lái xe chậm lại Nếu không may bạn đang lái xe trên đường mà xe bị nổ lốp, trước hết là nhả chân ga từ từ và không đi quá 24 -...