Xử lý nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng
Cụ bà 60 tuổi, nhập viện trong tình trạng không đi lại được, có mủ rò ra da vùng đùi. Kết quả chụp CT nhận thấy khớp háng nhân tạo trái của người bệnh có xi măng, chuôi dài bị lỏng, nhiễm khuẩn lan ra toàn bộ mô mềm đùi trái.
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo ngày càng trở nên phổ biến. Tại Việt Nam, không ít người bệnh mắc bệnh lý khớp háng có thể quay trở lại hoạt động bình thường sau phẫu thuật thay khớp.
Tuy nhiên, các tai biến và biến chứng có thể gặp sau thay khớp như: trật khớp nhân tạo, gãy xương quanh chuôi, mòn khớp, lỏng khớp, nhiễm khuẩn… gây khó khăn cho cả bác sĩ lẫn người bệnh. Trong đó, biến chứng nhiễm khuẩn khớp sau thay khớp háng nhân tạo là biến chứng nặng nề nhất đối với người bệnh.
Cụ bà 60 tuổi, ngụ TP.HCM, nhập viện tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn trong tình trạng đau nhức khớp khiến bà không đi lại được. Bệnh nhân cho biết, trước đây, bà đã được thay khớp háng bên trái tại một bệnh viện địa phương vào năm 31 tuổi sau một lần té ngã làm gãy cổ xương đùi.
Tuy nhiên, suốt những năm qua, khớp háng nhân tạo của bà bị nhiễm khuẩn, phải liên tục mổ cắt lọc, điều trị nhiễm trùng và thay lại khớp mới hơn 6 lần nhưng vẫn không thành công.
Qua thăm khám lâm sàng, người bệnh không đi lại được, có mủ rò ra da vùng đùi. Người bệnh được tiến hành chụp CT, các bác sĩ nhận thấy khớp háng nhân tạo trái có xi măng, chuôi dài bị lỏng, nhiễm khuẩn lan ra toàn bộ mô mềm đùi trái.
BS. Nguyễn Tấn Lãm cho biết, trường hợp của bệnh nhân này rất phức tạp vì số lần phẫu thuật điều trị quá nhiều. Vì vậy, để đưa ra phương án điều trị cho người bệnh, các bác sĩ cân nhắc lựa chọn khớp háng nhân tạo phù hợp, tiến hành hội chẩn toàn viện, đảm bảo nhiều yếu tố: gây mê, hồi sức trước, trong và sau mổ; dự trù máu, dịch truyền,…
Video đang HOT
Bước đầu, các bác sĩ quyết định điều trị nhiễm trùng bằng cách tháo bỏ khớp háng nhân tạo, cắt lọc tổ chức hoại tử.
Sáu tháng sau, các bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng khớp của người bệnh bằng phương pháp thay toàn bộ khớp háng chuôi dài không xi măng, kết hợp xương đùi bằng nẹp vô khuẩn.
Phẫu thuật thay khớp háng mới cho người bệnh
Sau phẫu thuật, phần khớp nhiễm khuẩn của người bệnh đã hồi phục tốt, bệnh nhân phục hồi tích cực, di chuyển trên khung tập đi và được cho ra viện để tập luyện phục hồi chức năng tại nhà. Hiện tại, người bệnh đi lại được với một nạng, không đau, vết thương phục hồi tốt.
Bệnh nhân phục hồi tốt sai phẫu thuật
BS. Nguyễn Tấn Lãm cho biết, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo hiện nay rất phổ biến. Mỗi năm, không ít người có bệnh lý khớp háng đã lấy lại được chức năng vận động của khớp sau mổ, mang đến sự hồi phục chức năng đi lại và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, phẫu thuật nào cũng có nguy cơ rủi ro, thay khớp háng nhân tạo là một phẫu thuật phức tạp và nguy cơ rủi co cũng không ngoại lệ. Vì vậy, phẫu thuật đòi hỏi các bác sĩ phải đánh giá toàn diện những biến chứng liên quan đến nhiễm trùng, cứng khớp,…
“Nhiễm khuẩn khớp nhân tạo là cơn ác mộng cho người bệnh và bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Việc xử lý nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp không phải là điều dễ dàng, phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc và những nguy cơ khác. Vì vậy, khi có biến chứng sau thay khớp nhân tạo cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ bảo tồn được khớp”, BS. Lãm khuyến cáo.
Ngô Đồng
Theo Báo Cong an TP.HCM
Thái Nguyên: Phẫu thuật thành công khối u gần 5 kg cho cụ bà 80 tuổi
Một khối u sau phúc mạc nặng gần 5kg có nguy cơ vỡ và ảnh hưởng đến tình mạng của cụ bà 80 tuổi vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên phẫu thuật thành công.
Hình ảnh các bác sĩ tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ khối u nặng 4,6 kg cho bệnh nhân Đ. (Ảnh: Đào Dược).
Ngày 28/2, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Tiết niệu và khoa Gây mê hồi sức của đơn vị này vừa tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ thành công một khối u sau phúc mạc cho bệnh nhân N.T.Đ (80 tuổi, trú tại phường Chùa Hang, TP. Thái Nguyên).
Theo Bác sĩ CKII. Trần Ngọc Tuấn - Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, trước đó, bà Đ. nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và thấy đau bụng. Đồng thời, bệnh nhân này bị tràn dịch màng phổi, thể trạng suy kiệt, hô hấp không tốt và thiếu máu.
Từ kết quả chụp CT cắt lớp vi tính, các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên phát hiện bà D. mang trong mình một khối u có kích thước khoảng 30 x 30 cm, được chẩn đoán u cơ mỡ sau phúc mạc.
"Quá trình phẫu thuật có nhiều khó khăn do u quá to, khả năng dính vào các tạng khác gây mất máu quá nhiều, thời gian phẫu thuật lên đến gần 5 giờ" - bác sĩ Tuấn cho hay.
Sau phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy khối u nặng 4,6 kg. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân dần ổn định và tiếp tục được theo dõi và điều trị tích cực tại khoa Gây mê hồi sức.
Bác sĩ Tuấn chia sẻ thêm, khối u sau phúc mạc có kích thước lớn như vậy sẽ có nguy cơ vỡ và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
"Vì vậy, người dân cần đến cơ sở y tế khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Nếu phát hiện muộn, khối u ngày càng tiến triển lớn khiến quá trình phẫu thuật khó khăn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng" - bác sĩ Tuấn khuyến cáo.
Nguyễn Trường
Theo Dân trí
Cứu sống cháu bé 8 tuổi bị vật nghi là đạn bắn thủng ruột Ngày 21/2, bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cho biết, đơn vị vừa cấp cứu thành công bệnh nhân 8 tuổi bị một vật nghi là đạn chì bắn vào bụng. Ảnh minh họa Trước đó, khoảng 14 giờ ngày 20/2, khi cháu H.Q.H (8 tuổi, trú...