Xử lý người đứng đầu nơi có nhiều vụ trẻ bị xâm hại
Chiều 19-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Nghị quyết đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, kịp thời. Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại được chú trọng hơn.
Chế tài chưa bảo đảm tính răn đe
“Các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em cơ bản được xử lý kịp thời, nghiêm minh, góp phần phòng ngừa vi phạm, tội phạm xâm hại trẻ em” – nghị quyết nêu rõ. Tuy nhiên, Quốc hội (QH) cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em còn một số hạn chế, bất cập. Đáng chú ý, chế tài quy định trong một số nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em còn nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe. Bạo lực đối với trẻ em xảy ra trong gia đình ít được phát hiện, xử lý. Cạnh đó, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là yêu cầu bức thiết nhưng pháp luật quy định chưa đầy đủ, kịp thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ em bị xâm hại.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em ở một số địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, hiệu quả chưa cao. “Trong thời gian tới, nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì tình hình xâm hại trẻ em sẽ vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng” – nghị quyết nêu.
Vụ cha đánh đập dã man con ruột sáu tuổi ở Sóc Trăng mới đây gióng lên hồi chuông về pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em. (Ảnh cắt từ clip)
Địa phương chưa làm hết trách nhiệm được giao
QH cũng cho rằng những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cụ thể, một số cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ, chưa thực sự quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Một số cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm được giao…
Về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, QH yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề. “Đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em trên địa bàn quản lý. Cụ thể, người đứng đầu không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý có hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em” – nghị quyết nêu rõ.
Video đang HOT
Đẩy mạnh mô hình “Phòng điều tra thân thiện”
Nắm thông tin các đối tượng có tiền án xâm hại trẻ em, nghị quyết vừa thông qua yêu cầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an ban hành quy định về điều tra thân thiện trong các vụ án xâm hại trẻ em. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai mô hình “Phòng điều tra thân thiện” tại công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương. Ban hành và triển khai kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em cho điều tra viên.
QH cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp bảo đảm tỉ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ xâm hại trẻ em đạt 100%; tỉ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về xâm hại trẻ em đạt trên 95%.
100% tội phạm xâm hại trẻ em phải được khởi tố
QH yêu cầu Bộ Công an 100% các vụ xâm hại trẻ em có dấu hiệu tội phạm phải được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật. Bộ Công an cũng được yêu cầu nắm đầy đủ, kịp thời thông tin các đối tượng đã có tiền án về xâm hại trẻ em và tiến hành các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật.
Để con dễ thành công, cha mẹ đừng ngại cho trẻ "nếm đủ 3 trái đắng"
Bạch Nham Tùng không chỉ xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình mà còn có quan điểm độc đáo riêng trong vấn đề nuôi dạy con.
Bạch Nham Tùng sinh ngày 20/8/1968 ở Hulunbuir, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Năm 1985, ông được nhận vào khoa Báo chí của Đại học Truyền thông Trung Quốc với điểm số xuất sắc. Quá trình học tập ở đây ông cũng luôn đạt được thành tích rất tốt.
Tốt nghiệp ra trường, Bạch Nham Tùng hoạt động với vai trò người dẫn chương trình, phóng viên và sáng lập các kênh truyền hình. Với những thành tựu nổi bật, năm 2010, ông đảm nhận vị trí phiên dịch viên của lễ khai mạc và bế mạc Đại hội thể thao châu Á Quảng Châu. Cùng năm đó, ông được trao danh hiệu " Người dẫn chương trình truyền hình hay nhất của Danh sách truyền hình Trung Quốc lần thứ 11".
Vào ngày 15/3/2018, nam MC được bầu làm thành viên của Ủy ban Tài nguyên và Môi trường Dân số Quốc gia.
MC nổi tiếng Trung Quốc - Bạch Nham Tùng.
Bạch Nham Tùng kết hôn năm 1997. Vợ ông là đồng nghiệp khi làm việc tại Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương Trung Quốc. Vào tháng 11 cùng năm, cậu con trai đầu lòng của họ đã ra đời. Bạch Thanh Dương - con trai của ông Bạch là cậu bé có thành tích học tập nổi bật ngay từ nhỏ, sau này còn theo học một trường danh giá ở Anh.
Cậu con trai giỏi giang của Bạch Nham Tùng.
Ông không chỉ xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình mà còn có quan điểm độc đáo riêng trong vấn đề nuôi dạy con. Nói về giáo dục trẻ em, Bạch Nham Tùng khẳng định, có 3 loại "cay đắng" này cha mẹ phải cho trẻ "ăn" để con có một tương lai thành công:
1. Cho con chịu đựng sự thiếu tiền
Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn và biến cố, đòi hỏi mỗi người phải thích nghi và vượt qua. Tiền bạc là một trong những thứ thiết yếu để tạo dựng cuộc sống, vì thế cha mẹ phải hướng dẫn cho con có cái nhìn và quan niệm đúng đắn về vấn đề tiền bạc.
Luôn cung cấp đầy đủ vật chất, không bao giờ để con phải chịu đựng thiếu thốn là một hành động không khôn ngoan của cha mẹ. Trái lại, để trẻ trải qua sự thiếu tiền sẽ khiến con biết trân quý giá trị của lao động và tiền bạc, từ đó không ngừng nỗ lực vươn lên. Đồng thời còn khiến con không bị sốc nếu sau này cuộc sống gặp khó khăn, không bằng phẳng.
Cho con chịu đựng việc thiếu tiền không có nghĩa là cha mẹ dù có điều kiện nhưng lại để con phải sinh hoạt kham khổ. Cha mẹ hãy để con trải nghiệm vừa đủ để thấu hiểu và hình thành quan niệm, suy nghĩ đúng đắn là được.
2. Để trẻ chịu đựng thất bại
Chịu đựng được thất bại là cách để con rèn luyện sự kiên cường của tâm trí. (Ảnh minh họa)
Trong cuộc sống, thành công và thất bại luôn song hành không tách rời. Nếu không thể chịu đựng được khi bản thân rơi vào thất bại, cho thấy sức mạnh tinh thần con rất yếu ớt, trẻ sẽ khó bề vững vàng trên đường đời sau này.
Chịu đựng được thất bại là cách để con rèn luyện sự kiên cường của tâm trí, từ đó giúp con có bản lĩnh vượt qua thất bại và vươn đến thành công sau đó.
3. Để trẻ chịu đựng sự gian khổ của học tập
Kiến thức là vốn quý của mỗi người. Bước ra ngoài xã hội, nếu không có kiến thức thì con người sẽ chẳng thể làm nên được điều gì. Nhưng học tập chưa bao giờ là quá trình đơn giản, nhẹ nhàng. Trái lại vô cùng gian khổ và khó nhọc.
Chính vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ phải để trẻ phải chịu đựng được sự gian khổ của việc học tập, đọc sách mà không ngừng trau dồi kiến thức. Đó là bước chuẩn bị, là nền tảng phục vụ cho công việc và cuộc sống của con sau này.
Tổng đài 111 tiếp nhận thông tin về gói hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 Từ ngày 1-5, đường dây nóng qua Tổng đài 111 chính thức tiếp nhận thông tin giải đáp những vấn đề vướng mắc khi thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng trong gói hỗ trợ an sinh xã hội trong dịch Covid-19. Có ba số điện thoại tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân gồm: 0913.049.567; 0977.976.686 và 0913.378.816....