Xử lý ngân hàng yếu kém không dùng tiền ngân sách: Thống đốc Bình nói gì?
Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng thực hiện tái cơ cấu hoặc tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, trong đó đề xuất 4 nhóm cơ chế hỗ trợ với việc miễn, giảm thuế; miễn, giảm lãi suất các khoản vay…
Gặp khó khăn vì quan điểm không dùng tiền ngân sách
Báo cáo “Tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015 liên quan đến hoạt động ngân hàng” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định:
“Cho đến nay, nguồn lực để tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ( TCTD) chủ yếu là nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, ngân sách Nhà nước chưa phải bỏ tiền để xử lý các vấn đề của các TCTD”. Phương án can thiệp của Nhà nước chỉ được sử dụng như biện pháp sau cùng trong trường hợp cần thiết.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Quan điểm nhất quán được thực hiện trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD nói chung và mua lại, xử lý ngân hàng yếu kém nói riêng là hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách Nhà nước trong việc xử lý những vấn đề của hệ thống các TCTD.
Với nguyên tắc huy động tối đa nguồn lực của khu vực tư nhân phục vụ cho cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của TCTD, nhiều TCTD đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ, chấp nhận hy sinh lợi nhuận, tiết giảm chi phí, trích lập dự phòng rủi ro để có thêm nguồn vốn cho quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.
Đồng thời, Thống đốc cũng cho biết, NHNN đã tạo điều kiện cho các TCTD tăng vốn điều lệ; sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD để vừa xử lý TCTD yếu kém vừa tăng quy mô và năng lực tài chính.
Nhờ đó, từ năm 2011 đến nay đã có 9 TCTD giảm thông qua sáp nhập, hợp nhất; 4 công ty tài chính được mua lại.
Video đang HOT
Thậm chí với biện pháp mua lại ngân hàng TMCP yếu kém cũng được cho biết “không sử dụng tiền của ngân sách Nhà nước; không gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước”.
Tuy nhiên, đáng chú ý là trong báo cáo này, Thống đốc cũng thừa nhận: Do hệ thống chính sách, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ TCTD yếu kém và TCTD tham gia mua lại, sáp nhập, hợp nhất đặc biệt là về tài chính rất thiếu. Do đó, chưa thực sự khuyến khích việc mua lại, sáp nhập, hợp nhất các TCTD và xử lý nhanh, dứt điểm TCTD yếu kém.
“Quan điểm không sử dụng tiền của ngân sách Nhà nước để cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu đã ảnh hưởng nhất định đến tiến độ và sự bền vững của quá trình cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu”, Thống đốc cho hay.
Đề xuất miễn, giảm thuế cho ngân hàng yếu kém
NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ cho các TCTD thực hiện tái cơ cấu hoặc tham gia tái cơ cấu, trong đó đề xuất 4 nhóm cơ chế hỗ trợ.
Thứ nhất, nhóm cơ chế hỗ trợ tài chính, gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc cho phép thực hiện dự trữ bắt buộc một phần hoặc toàn bộ bằng trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu của chính quyền địa phương; cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi, miễn, giảm lãi suất đối với các khoản vay tái cấp vốn, vay đặc biệt trong hạn và quá hạn.
Thứ hai là nhóm cơ chế hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp các gói hỗ trợ kỹ thuật chuyên biệt, tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý cấp cao của tổ chức tín dụng.
Thứ ba là nhóm cơ chế hỗ trợ chính sách, xem xét miễn, giảm một số điều kiện khi cấp phép mở rộng mạng lưới và hoạt động kinh doanh; Cho phép giãn lộ trình thực hiện kiến nghị thanh tra tại kết luận thanh tra đối với tổ chức tín dụng.
Cho phép thực hiện theo lộ trình việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật; được phân bổ dần các khoản lỗ khi bán nợ xấu theo giá trị thị trường.
Thứ tư là các cơ chế hỗ trợ đặc thù khác theo đề nghị của tổ chức tín dụng.
Theo đó, NHNN đề xuất việc Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất trong 3 năm có lãi đầu tiên sau sáp nhập, hợp nhất.
Miễn thuế chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính đối với các công ty cho thuê tài chính thực hiện tái cơ cấu; các cơ chế hỗ trợ khác giao NHNN nghiên cứu, đề xuất.
“Hiện nay, các đề xuất về cơ chế, chính sách nói trên đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét”, báo cáo nêu.
Bích Diệp
Theo Dantri
Trung tâm hành chính hình quả trứng của Khánh Hòa có xây bằng tiền ngân sách?
Bên hành lang Quốc hội chiều 12/11, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó bí thư Khánh Hoà nói về trung tâm hành chính hình quả trứng trị giá gần 4.300 tỷ đồng đang được xúc tiến thực hiện tại tỉnh này. Một lần nữa, vấn đề nguồn tài chính để thực hiện dự án được mổ xẻ...
Ông Nguyễn Tấn Tuân hiện là Phó Bí thư tỉnh ủy - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa.
Ông có thể lý giải về việc lựa chọn phát triển trung tâm hành chính gần 4.300 tỷ tại phía tây Khánh Hòa?
Vịnh Nha Trang là một trong những vịnh đẹp của thế giới. Theo luật Di sản tất cả khu vực phía Đông Nha Trang là không được động đến. Cách đây khoảng 7 năm, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã có quyết định di dời trung tâm hành chính sang phía Tây. Khu vực phía Tây Khánh Hòa là vùng trũng, trước đây là để hoang, chỉ sản xuất trồng đay và làm muối. Đây là quỹ đất khá rộng, khoảng 130 ha.
Tỉnh có đặt vấn đề đưa toàn bộ cơ quan hành chính khoảng 37ha và quỹ đất còn lại xây dựng các đô thị xung quanh. Quan điểm của Tỉnh ủy sẽ xây dựng đô thị hành chính trong một vùng đô thị dân cư, tránh trường hợp đô thị hành chính một nơi và dân cư lại một ngả.
Ngoài ra, tỉnh Khánh Hòa cũng quán triệt, ưu tiên dùng quỹ đất rộng để xây dựng các trụ sở cơ quan hành chính rộng rãi và thấp tầng để người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ của nhà nước.
Ý tưởng xây dựng trung tâm hành chính tỉnh hình quả trứng đang gây băn khoăn trong dư luận. Ông có ý kiến về vấn đề này?
Hiện, tỉnh Khánh Hòa vẫn đang lấy ý kiến của các cơ quan chức năng và người dân về ý tưởng kiến trúc trung tâm hành chính.
Dù kiến trúc nào, biểu tượng nào cũng phải hài hòa và phải thống nhất theo quan điểm đô thị trung tâm hành chính phải được bao bọc bởi đô thị dân cư để người dân dễ tiếp cận dịch vụ công của nhà nước.
Kinh phí xây dựng trung tâm hành chính quả trứng sẽ được lấy từ đâu, thưa ông?
Sau khi tuyến đường từ Nha Trang đi Lâm Đồng được hình thành sẽ tạo ra quỹ đất rất lớn ở hai bên đường. Khánh Hòa kêu gọi các nhà đầu tư theo hình thức BT. Các đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng cho tỉnh, tỉnh sẽ giao đất để các đơn vị khai thác.
Riêng các công trình nằm trên tuyến đường Trần Phú, Tỉnh ủy chỉ đạo khi thực hiện đầu tư theo hình thức BT phải theo đúng pháp luật. Các đơn vị có thể BT bằng tiền hoặc bằng đất. Như vậy, hiện nay vốn để xây dựng trung tâm hành chính của Khánh Hòa cơ bản được chuẩn bị bằng hình thức BT.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (ghi)
Theo Dantri
Trong 3 năm xử lý được hơn 98% nợ xấu! Từ 2012 đến tháng 9/2015 đã có 456.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý, trong đó, 42% nợ xấu được bán cho VAMC, còn lại do các ngân hàng tự xử lý. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 chỉ còn 2,93%. Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cung cấp cho các đại biểu Quốc hội, tư 2012 đên...