Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổ.i điều khiển xe máy
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.
Tại hội nghị “Phổ biến những quy định mới về đảm bảo an toàn cho tr.ẻ e.m trên xe ô tô trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ” do Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức chiều 15/11, Đại tá Nguyễn Quang Nhật (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) cho biết, 10 năm qua, ta.i nạ.n giao thông (TNGT) ở nước ta có xu hướng giảm, đặc biệt giảm sâu trong giai đoạn dịch Covid-19.
Tuy nhiên, năm 2023, TNGT tăng mạnh trở lại, vụ việc nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng có xu hướng gia tăng, làm chế.t nhiều người, thậm chí là nhiều người trong một gia đình.
“Nguyên nhân của tình hình phức tạp về trật tự ATGT do ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông chưa cao, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, người và phương tiện giao thông gia tăng nhanh chóng trong khi đó quản lý kinh doanh vận tải, quản lý lái xe còn nhiều bất cập”, Đại tá Nguyễn Quang Nhật nói.
Gia tăng học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông
Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, đáng ngại là tình trạng vi phạm trật tự ATGT và TNGT liên quan đến các em học sinh ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết, 6 tháng đầu năm, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 84.971 trường hợp học sinh vi phạm trật tự ATGT, tạm giữ 47.437 xe mô tô. Trong đó có tới 42.520 trường hợp chưa đủ tuổ.i điều khiển phương tiện…
Tình trạng vi phạm trật tự ATGT trong học sinh có xu hướng gia tăng. Ảnh: Đình Hiếu
Những hành vi vi phạm chủ yếu gồm: Không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đi xe dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, đi xe mô tô khi chưa đủ điều kiện (không có giấy phép lái xe)…
Video đang HOT
Công an các địa phương đã xử lý 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển, khởi tố 100 vụ, 110 bị can về hành vi “giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
“Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho TNGT trong học sinh tăng cao. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc đã xảy ra 1.147 vụ ta.i nạ.n giao thông liên quan đến học sinh, làm chế.t 436 em, bị thương 1.222 em, so với 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng 40 vụ ( 3,61%)”, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết.
Tuyệt đối không giao xe cho con chưa đủ điều kiện điều khiển
Nhằm hạn chế ta.i nạ.n giao thông, Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo người dân không điều khiển phương tiện sau khi đã sử dụng rượu, bia hoặc m.a tú.y, các chất kích thích mạnh khác.
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện không sử dụng điện thoại, các thiết bị khác làm mất tập trung; cần kiểm soát tốc độ, sẵn sàng phanh khi cần thiết. Đồng thời, luôn quan sát xung quanh, giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, chủ động nhường đường cho các phương tiện khác.
Với trẻ chưa đủ tuổ.i điều khiển, bố mẹ tuyệt đối không giao xe cho con.
Cục Cảnh sát giao thông mới đây đã đề xuất tăng mức phạt gấp 5 lần (từ 4 – 6 triệu đồng lên 28 – 30 triệu đồng) đối với hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổ.i điều khiển.
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết thêm, Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Trong đó, cha mẹ giao xe cho con, cháu chưa đủ tuổ.i lái, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, thiệt hại về tài sản hoặc làm chế.t người… có thể bị phạt tù cao nhất đến 7 năm.
Việc giao xe cho người không đủ điều kiện lái xe cũng sẽ bị phạt tiề.n từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với xe máy; từ 4 – 6 triệu đồng đối với ô tô.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 90% các ca t.ử von.g do TNGT đường bộ xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Ngay cả ở các quốc gia có thu nhập cao, những người nghèo có nhiều khả năng gặp TNGT đường bộ hơn so với những người giàu có.
Đáng lưu ý, những người trong độ tuổ.i từ 15 – 44 chiếm 60% số ca t.ử von.g do TNGT gây ra. Nam giới có nhiều khả năng gặp ta.i nạ.n giao thông đường bộ hơn so với nữ giới.
Tội phạm cưỡn.g dâ.m tăng 200%, "chưa bao giờ cao như thế"
Tội cưỡn.g dâ.m tăng 200%, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà khẳng định chưa bao giờ tội này tăng cao như thế, cần nghiên cứu, báo cáo rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Ngày 26/10, tại phiên thảo luận tổ về đán.h giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) đề nghị Chính phủ đán.h giá sâu hơn về ý thức, nhận thức và đạo đức chấp hành pháp luật.
Theo ông Hà, mặt này của người dân còn hạn chế trong nhiều lĩnh vực; điển hình là trong việc tham gia giao thông đường bộ.
Ông cho hay, người dân ý thức rất kém thể hiện trong việc đỗ xe, quay đầu xe, vượt đèn đỏ, đi quá tốc độ... Thực trạng này "rất xấu hổ". Người nước ngoài khi đến với Việt Nam họ thấy ý thức tham gia giao thông của nhiều người Việt rất kém.
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà phát biểu tại phiên thảo luận ngày 26/10 (Ảnh: Huy Thanh).
Cũng liên quan đến báo cáo về kinh tế xã hội trong năm 2024, ông Hà cho rằng có vấn đề rất đáng quan tâm là tình hình phạm tội cưỡn.g dâ.m gia tăng.
"Theo báo cáo của Chính phủ thì tội cưỡn.g dâ.m tăng 200%, chưa bao giờ tội này tăng cao như thế. Điều này cũng liên quan đến ý thức, nhận thức và đạo đức trong chấp hành pháp luật", ông Hà nói.
Vị đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu, báo cáo rõ thêm về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Về tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Hà cho biết theo báo cáo của Chính phủ, hiệu quả tuyên truyền pháp luật có tiến bộ, có thành tựu.
Tuy nhiên, theo vị đại biểu này, với những thực trạng xã hội như trên, đề nghị Chính phủ cần đán.h giá thêm về hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.
"Theo tôi việc tuyên truyền này chưa thực sự phát huy hiệu quả nên ý thức, nhận thức và đạo đức của xã hội trên nhiều lĩnh vực chưa thực sự đi vào cuộc sống", ông Hà nêu quan điểm.
Tại tổ Trà Vinh, đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga cho biết, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn. Trong đó nhiều dự án luật, nghị quyết với các chính sách lớn, phức tạp, quan trọng đã được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, từ đó triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nga, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024 cũng còn một số hạn chế nhất định.
Bà Nga đề nghị Chính phủ cần đán.h giá sâu thêm những nguyên nhân hạn chế chủ quan, khách quan để có biện pháp khắc phục tốt hơn trong thời gian tới.
Vượt đèn đỏ, chỉ tăng phạt tiề.n là chưa đủ Bạn đọc đề nghị không chỉ dừng lại ở việc tăng mức phạt tiề.n mà còn phải tập trung vào giáo dục, tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông; làm kiên trì, lâu dài, giống như xử lý lỗi nồng độ cồn. Như Thanh Niên đưa tin, tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an...