Xử lý hạt cơm – bệnh ngoài da thường gặp
Hạt cơm là bệnh ngoai da thường gặp do virut HPV (Human Papil-loma Virut) gây lên, thương găp ơ nư nhiêu hơn nam. Hat cơm co thê lây nhiêm va không nên tự ý cậy, tẩy.
Trong những năm gần đây, số bệnh nhân bị hạt cơm đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương ngày càng tăng (chiếm 2,3% số bệnh nhân đến khám). Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam (57% và 44,3%).
Hạt cơm có hai loại là hạt cơm thường và hạt cơm phẳng.
Hạt cơm thông thường do HPV tuýt 2, 4, 27, 29 gây nên. Tổn thương cơ bản là sẩn sừng thô ráp, kích thước từ 0,3 – 1 cm, màu da bình thường, vị trí hay gặp vùng da dễ bị sang chấn như mặt duỗi các khớp liên đốt hay khớp bàn đốt hoặc ở vùng đè của bàn chân.
Hạt cơm phẳng biểu hiện là các sẩn hơi nổi cao trên mặt da ít sần sùi kích thước nhỏ từ 1 – 5mm, hình tròn hay hình đa giác màu da hay thẫm màu, ranh giới rõ đứng riêng rẽ hay đám, đôi khi thành dải (dấu hiệu Koebner). Vị trí hay gặp ở mặt, cánh tay và thân mình.
1. Hạt cơm thường: Do HPV tuýt 2 gây nên. Thương tổn là tổn thương sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt đường kính vài mm đến 1 – 2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, thành khía. Quanh các đám dầy sừng lại có những đám dầy sừng kế cận tạo thành như miệng giếng. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại. Vị trí hay gặp ở mu tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay.
Hạt cơm filiformes vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu (tự lây nhiễm bởi cạo râu) thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%). Hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài, kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.
Video đang HOT
Hat cơm thương moc ơ mặt mu tay, ngón tay…
2. Hạt cơm phẳng: Do HPV tuýt 3,10 gây nên. Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Kobner) hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mặt mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân. Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.
3. Về điều trị: Hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đôi khi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo khỏi bệnh hay tránh được tái phát nên việc điều trị chỉ nhằm mục đích tạo ra những khoảng thời gian “không có hạt cơm” càng lâu càng tốt mà không tạo sẹo. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, mục đích của điều trị là chỉ kiểm soát được kích thước và số lượng của hạt cơm.
Các nhà khoa học đã tìm ra được một số phương pháp loại bỏ được hạt cơm đó là: Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố, phương pháp này hữu hiệu đối với những mụn cơm khô ở trên mặt, mu bàn chân, dương vật. Đối với các hạt cơm ở lòng bàn chân người ta có thể điều trị bằng cách cắt bớt mụn cơm, sau đó bôi acid salicylic 40% rồi băng lại, có thể để băng trong 5 ngày rồi bỏ đi, tiếp tục làm như thế trong hằng tuần hay hằng tháng để trừ hẳn mụn cơm. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và hầu như không có tác dụng phụ. Ngoài ra còn có thể dùng kem hoặc gel đặc trị để bôi lên hạt cơm. Liệu pháp laser CO2 đặc biệt có hiệu quả để điều trị mụn cơm tái phát, mụn cơm dưới móng, mụn cơm gan bàn chân.
4. Phòng bệnh hạt cơm: Trước hết phải tránh tiếp xúc, không nên cào hay gây tổn thương hạt cơm. Những hạt cơm ở vùng hậu môn sinh dục có thể gây lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, vì thế phải dùng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ lây bệnh. Bên cạnh đó phải vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Khi mắc hạt cơm, không được tự ý cậy, tẩy, bóc gây tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn mắc hạt cơm, tốt nhất là tới bác sĩ da liễu để điều trị càng sớm càng tốt.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Vi khuẩn: Bom hẹn giờ trong nhà!
Ít ai có thể ngờ rằng những vật dụng cá nhân đơn giản, thân thiết hàng ngày như những chiếc gối, lược chải đầu lại là một trong những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn.
Nếu không được thường xuyên vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ, đó có thể là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh. Các cuộc kiểm tra vệ sinh tại Mỹ đã thống kê những loại đồ vật và các chất liệu dễ phát sinh sự tồn tại và trú ngụ của nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bao gồm:
Các loại đồ gỗ
Các vật dụng bằng gỗ khá phổ biến trong gia đình và được nhiều người ưa chuộng, song đây cũng là loại vật liệu mà vi khuẩn rất ưa trú ngụ. Theo GS. John Oxford tại Bệnh viện Virology - Barts- London - Anh, các vi khuẩn tập trung nhiều trên các loại đồ gỗ nhất là khuẩn E.coli (gây ngộ độc và tiêu chảy) thường tập trung trên các vật dụng làm bếp bằng đồ gỗ như: thìa gỗ, đũa ăn, thớt, chuôi dao, cối, chày...
Đặc biệt với những người ít để ý tới việc vệ sinh các dụng cụ này, những người có thói quen dùng để chế biến đồ ăn sống và chín lẫn lộn...thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn E.coli là rất cao.
Để tránh nhiềm khuẩn bệnh nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các loại đồ gỗ dùng để chế biến thực phẩm, để khô ráo và nên thay sau 5 năm sử dụng.
Bàn chải đánh răng
3 tháng nên thay bàn chải răng một lần để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn gây bệnh răng miệng.
Không ít nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa các khuẩn gây bệnh răng miệng và nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, đột quỵ, viêm khớp và nhiễm khuẩn mạn tính. Nguyên nhân nhiều khi xuất phát từ chiếc bàn chải đánh răng. Theo một nghiên cứu bàn chải răng có chứa khoảng 10 triệu con vi khuẩn gây bệnh răng miệng bao gồm các loại phổ biến như: Staphy - lococci, Streptococcus, E.coli và Candida...
Theo khuyến cáo của nha sĩ, trung bình 3 tháng nên thay bàn chải răng một lần để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn gây bệnh răng miệng.
Khăn tắm
Là một trong những nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn, đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Kể cả khi thường xuyên được làm vệ sinh, khăn tắm vẫn có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn, nấm mốc... và có thể làm gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn có vết thường hở. Cách đảm bảo khăn tắm hợp vệ sinh là luộc khăn trong nước nóng 90 độ và phơi ở nơi khô ráo. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi thở và mồ hôi bám trên vỏ chăn, ga, gối tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Một chiếc gối mới tinh sẽ nặng gấp hai lần trọng lượng của nó sau 3 năm sử dụng. Lượng vi khuẩn trú ngụ trên đó có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng: sốt, eczema, hen suyễn...
Khăn tắm, một trong những nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn
Theo GS. Jean Ember-lin- chuyên gia nghiên cứu về chứng dị ứng tại Trường đại học Worcester, Anh - thì sử dụng chăn, ga, gối đệm kém vệ sinh còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang cho người sử dụng. Để tránh các nguy hại cho sức khỏe, cần giữ gìn vệ sinh giường ngủ ít nhất 6 tháng một lần và ngâm vỏ chăn, ga, gối trong nước sôi 60 độ trong ít nhất là 20 phút/ mỗi lần giặt.
Lược chải đầu
Theo nghiên cứu, mỗi nang tóc có thể chứa tới 50.000 vi khuẩn và những chiếc lược chải đầu kém vệ sinh có thể là nguyên nhân góp phần làm gia tăng lượng vi khuẩn đó. Bề mặt các răng lược thường xuyên tiếp xúc với chất nhờn tiết ra trên da đầu và rất dễ bám bụi. Nếu lâu ngày không được cọ rửa, chúng sẽ tạo thành môi trường tốt cho vi khuẩn cư trú và quay trở lại gây bệnh cho da đầu. Các vấn đề thường gặp do các vi khuẩn gây ra cho da đầu bao gồm: viêm nang tóc, nổi mụn, ngứa... Cách tốt nhất để giữ gìn vệ sinh lược chải đầu là ngâm trong nước sôi và cọ rửa thường xuyên bằng xà phòng.
Giẻ rửa bát
Cả vật dụng trong nhà bếp, trong đó có giẻ rửa bát được xem là một trong những nơi trú ẩn lý tưởng của nấm, vi khuẩn và mầm bệnh. Những mẩu vụn thức ăn bám trên giẻ rửa bát nếu không được giặt sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các sinh vật phát triển và trú ngụ trên đó. Kết quả kiểm tra của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Arizona - Mỹ đã phát hiện ra rằng: Trung bình trên giẻ rửa bát có chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn nhà vệ sinh. Các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhiều gấp 4 lần chỉ trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn có thể biến giẻ rửa bát trong nhà thành nơi cư trú lý tưởng, cách tốt nhất là giặt giẻ rửa bát trong nước có nhiệt độ cao (90 độ) và sử dụng các loại xà phòng, nước tẩy rửa bát thường xuyên sau khi rửa bát.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Món ăn trị vảy nến Các nhà nghiên cứu về bệnh vảy nến vì thế đã khuyên bệnh nhân nên mạnh miệng với: Vướng bệnh nào cũng khổ nhưng nếu so sánh một cách tương đối thì vảy nến là bệnh ngoài da đứng đầu về mức độ gây khó chịu cho bệnh nhân, không chỉ vì ngứa ngáy liên hồi mà vì hình ảnh mất vệ sinh...