Xử lý gà thừa sau Tết với 3 món siêu nhanh, siêu đơn giản
Sau Tết, gà luộc chính là món còn thừa nhiều nhất, với 3 công thức này các bạn có thể biến tấu gà thừa thành những món ngon mà đơn giản.
1. Salad gà nướng:
Nguyên liệu:
-1 đùi gà lọc xương
- Rau xanh (có thể xà lách, bắp cải)
- 1 quả cà chua
Cách thực hiện:
- Xà lách, cà chua rửa sạch, ngâm nước muối.
- Sốt nướng: 2 thìa mật ong, 1 thìa dầu hào, 1 thìa rượu trắng, 1 thìa bột tỏi trộn đều.
- Lọc xương gà, sau đó ướp với sốt nướng ở trên. Sau khi thấm sốt nướng, cho gà vào nồi chiên không dầu nướng 10 phút.
- Sốt salad: 1/2 quả cam, 2 thìa xì dầu, 2 thìa mật ong, 1 thìa dầu ăn (có thể thay bằng dầu oliu), 1 thìa dấm gạo trộn đều.
- Rau xà lách sau khi rửa sạch, thái thành từng khúc độ dày chừng 0,5 cm. Cà chua bổ cau hay thái lát đều được.
- Rau thái xếp xuống dưới, cà chua xếp đẹp bên trên.
- Gà nướng sau khi được thái miếng vừa ăn, xếp cả miếng đã thái lên trên rau.
- Trước khi ăn rưới sốt salad lên.
Salad gà nướng ăn chống ngán, có thể đổi gà nướng thành gà rán, thêm chút sốt mayonaise thêm thơm ngon.
Nguyên liệu:
- Ức gà: chừng 400g
Video đang HOT
- Hành tây: 1/2 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Giá đỗ: chừng 100g
- Ớt sừng, rau răm, rau húng, hành tím.
- Phần nước sốt: hạt tiêu, 2 quả chanh, 30g đường, dấm, muối, 1 thìa phở nước mắm và dầu hành.
Cách thực hiện:
- Ức gà bóp muối, rửa sạch và luộc chín, sau đó xé sợi.
- Hành tây thái lát mảnh, ngâm vào nước muối, pha chút dấm hoặc vắt chanh. Việc này giúp hành bớt hăng cay và giòn hơn.
- Ớt sừng bỏ hạt, thái sợi.
- Cà rốt rửa sạch, bào sợi.
- Rau húng và rau răm, bỏ cuộng, chỉ lấy lá và 1 ít ngọn non, rửa sạch
- Làm nước sốt gia vị:
- Làm dầu hành: dùng chút dầu phi thơm hành tím, sau đó lọc lấy dầu. Phần dầu hành này, giúp món ăn mềm mại, bóng bẩy và có hương vị rất riêng.
- Trộn dầu hành với đường, nước cốt 2 quả chanh, muối, mắm và dấm, hạt tiêu.
- Tiếp theo, chia sốt làm 2 phần, 1 phần bóp với hành tây, cà rốt, giá đỗ, rau răm, rau húng. Bóp nhẹ nhàng cho rau không bị nát
- Phần sốt còn lại bóp với thịt gà đã xé.
- Trình bày lên đĩa và thưởng thức
Món này, có 2 phần thực hiện: Nấu nước dùng và nấu cơm.
Nguyên liệu:
- Nước luộc gà
- Gạo
- 1 đùi gà
- Hành, gừng, mỡ gà
Cách thực hiện:
- Nấu nước dùng: Đúng ra, cần luộc gà với hành tây, gừng, bột nghệ để lấy nước dùng, nhưng do tận dụng gà đã luộc, nên dùng cổ cánh ninh với hành, gừng làm nước dùng.
- 1 chiếc đùi còn lại, dùng để ăn kèm với cơm.
- Nấu cơm
- Rán mỡ gà, sau đó xào gạo đã vo sạch với mỡ gà. Xào cho tới khi gạo thơm, thì đem nấu cơm.
- Nấu cơm với nước dùng đã ninh ở trên.
Trình bày lên đĩa và thưởng thức. Chúc các bạn thành công!
Những con phố ẩm thực nhộn nhịp về chiều ở TP.HCM
Thay vì phải lượn lờ phố xá để tìm quán ăn ngon mỗi buổi chiều, thực khách có thể khám phá "bán đồ ẩm thực" Sài thành tại những con phố dưới đây.
Thường nhộn nhịp từ 15h đến đêm, phố ốc Vĩnh Khánh, phố sủi cảo Hà Tôn Quyền... là nơi lui tới của nhiều người sành ăn buổi xế chiều. Những con phố ẩm thực này là điểm hẹn lý tưởng để thực khách nạp năng lượng sau một ngày làm việc.
Đường Sư Vạn Hạnh
Là một trong những con phố ẩm thực sầm uất nhất nhì Sài thành, đến đây bạn sẽ tìm thấy các hàng quán từ bình dân đến sang trọng với đa dạng phong cách ẩm thực. Đặc biệt, tại con phố này, nhâm nhi những cốc bia lạnh, chill về đêm cùng hội bạn được xem là trải nghiệm khó quên. Ngoài ra các quán cà phê, trà sữa tại đây cũng là địa điểm lui tới thường xuyên của nhiều tín đồ hảo ngọt.
Ảnh: Quinquin.foodie, ansapsaigon.
Địa chỉ gợi ý: Chè mâm Khánh Vy, hủ tiếu dĩa Sa Đéc, beefsteak Củ Hành Tây, gà nướng Chicken Kitchen, lẩu bò Thằng Đậu...
Đường Hà Tôn Quyền
Là nơi được người Sài thành nhắc đến mỗi khi muốn thưởng thức sủi cảo, hoành thánh, các hàng quán ở đây đều do chủ tiệm người Hoa đứng nấu nên món ăn được nhận xét khá chuẩn vị. Đến đây, bạn có thể thưởng thức đa dạng các loại sủi cảo như sủi cảo chạp (sủi cảo không), sủi cảo tôm mực, thập cẩm, mì sủi cảo và sủi cảo chiên. Các hàng quán tại đây hoạt động cả ngày, song nhộn nhịp nhất là từ 17-22h.
Ảnh: Thon.foodie, ndh.an.
Địa điểm gợi ý: Sủi cảo Thiên Nhiên, sủi cảo Ngọc Ý, sủi cảo 193, mì kéo Kungfu Khải Ký...
Đường Vĩnh Khánh
Nếu muốn thưởng thức các món hải sản tại TP.HCM, đường Vĩnh Khánh là tọa độ bạn không thể bỏ qua. Đoạn đường chỉ dài hơn 1 km song tập trung gần 90 hộ kinh doanh ăn uống, trong đó chủ yếu phục vụ các món ngon từ đủ loại ốc. Chỉ cần chi khoảng 100.000-120.000 đồng, thực khách có thể cùng bạn bè nhâm nhi loạt món ăn hấp dẫn này. Ngoài ốc, đến đây, bạn còn có thể thưởng thức sò lông, nghêu, răng mực, bạch tuộc, tôm...
Ảnh: Saigonyummy, doubleshot_em.
Địa điểm gợi ý: Ốc Vũ, ốc Thảo, ốc Phát quán...
Đường Nguyễn Tri Phương
Tọa lạc tại quận 10, Nguyễn Tri Phương là con đường ẩm thực với nhiều quán ăn ngon, hấp dẫn nằm san sát nhau. Khi đi dọc con đường này, bạn có thể lấp đầy dạ dày với đủ món ngon như chè Thái, trà sữa, gỏi cuốn, hủ tiếu, thịt nướng, lẩu xiên que... Càng về chiều tối, các quán ăn ở đây càng sôi động và tấp nập.
Ảnh: Tebefood, fatwithbicun.
Địa điểm gợi ý: Chè Thái Ý Phương, bún đậu mắm tôm Tiến Hải, súp bò viên, bánh canh chua cay A Lỏ, Baoz Dimsum, cơm gà Hải Nam...
Đường Hồ Thị Kỷ
Là con phố ẩm thực nhộn nhịp bậc nhất TP.HCM, lạc vào đây, bạn sẽ choáng ngợp trước hàng loạt gian hàng đồ ăn, thức uống nằm liền kề nhau. Thực khách thường ghé tới đây để nếm thử các món phá lấu, bột chiên, nem nướng, chè... Các hàng ăn ở đây bắt đầu nhộn nhịp từ 15h đến tối muộn.
Ảnh: Thon.foodie, Kaiwai.food.
Địa điểm gợi ý: Súp cua Thảo, bún Num-bo-chóc Tư Xê, chè cô Huôi, lẩu bò Hoàng Thu...
Gợi ý 4 món đơn giản cho mâm cơm tối giàu dinh dưỡng, 'nhìn là muốn ăn' Thực đơn này không quá nhiều dầu mỡ, lại đủ ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng. Ảnh: FB Hòa Phạm 1. Canh thịt bò dưa chua Nguyên liệu: 200 gr thịt bò gân 200 gr dưa cải muối chua 1 củ hành khô 1 tép tỏi 1 quả cà chua to - 200ml nước dùng xương (hoặc nước sôi bình thường cũng...