Xử lý dứt điểm tình trạng nổ mìn gây bất an cho dân
Sau khi Báo Thanh Niên ngày 7.11 đăng bài Bất an với nổ mìn thi công thủy điện, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản giao Sở Công thương phối hợp UBND H.Ninh Sơn, các sở ngành và đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng nổ mìn thi công công trình dự án Thủy điện Hạ Sông Pha 1 và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 20.11.
Dự án thủy điện trên nằm giữa khu vực dân cư gồm các thôn: Lâm Hòa, Gòn, Lâm Phú và Lâm Bình (xã Lâm Sơn, H.Ninh Sơn) với khoảng 2.000 hộ dân sinh sống do Công ty CP thủy điện Hạ Sông Pha làm chủ đầu tư.
Từ ngày khởi công (5.2011) đến nay, người dân luôn sống trong cảnh bất an trước tình trạng nổ mìn thi công. Đặc biệt, trong đợt nổ mìn phá đá vào ngày 24.10 vừa qua, có hơn 100 ngôi nhà dân bị hư hỏng.
Theo TNO
Video đang HOT
Nỗi lo mới ở đập Sông Tranh 2
Bờ phải thân đập đã xuất hiện dòng thấm khá lớn, cũng đã có dịch chuyển bêtông. Đó là kết luận sau chuyến khảo sát khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) của đoàn chuyên gia thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
TS Vũ Văn Bằng - phó viện trưởng Viện Công nghệ nước và môi trường, thành viên đoàn khảo sát - cho biết vấn đề đáng quan tâm thứ nhất là nền đập qua khảo sát của đoàn cho thấy không có vết đứt gãy nào chạy qua dưới nền đập, kể cả đứt gãy ngang hay dọc. Thứ hai là không có những dòng xói ngầm dưới nền đập. Vì vậy, kết luận nền móng của đập là an toàn. Lo ngại về đá granit dưới nền đập bị phong hóa do tiếp xúc với nước cũng không đáng quan tâm nữa. Đoàn chỉ lo về dòng thấm.
Không xử lý sớm, đập có nguy cơ bị bẻ ngang
Ông Bằng cho biết: "Cả hai vai đập đều có dòng thấm đi qua nhưng bên vai trái thấm ít hơn. Còn vai phải thì phải quan tâm vì chúng tôi đã đo được kích thước, lưu lượng và độ sâu phát triển, vị trí của dòng thấm qua vai phải. Chúng tôi dự kiến đề nghị chủ đầu tư phải có giải pháp gia cường. Lưu lượng thấm tương đối lớn nên phải lưu ý và có giải pháp xử lý thì đập mới an toàn tuyệt đối được".
Phía điện lực đã thống nhất hỗ trợ trước mắt mỗi gia đình từ 2-4 triệu đồng để khắc phục sự cố nứt nhà do động đất gây ra - Ảnh: Tấn Vũ
Theo giải thích của ông Bằng, thân đập Sông Tranh 2 được cắm vào hai đầu núi, dòng thấm từ mặt thượng lưu đập đang thấm qua phần tiếp giáp giữa đập và đá núi. Nếu không xử lý sớm, đập có nguy cơ bị bẻ ngang chứ không phải trượt, trôi đập. Vì nước chảy qua chỗ thấm làm thân đập không còn điểm tựa, kết cấu giữa đập và đá núi tự nhiên mà đập gối vào sẽ mất đi nên đập không tựa vào đâu nữa làm một đầu đập tự do trong khi đầu bên kia giữ chặt và đập bị áp lực nước bẻ ngang. Hiện tượng này như chiếc đũa bị giữ chặt một đầu còn đầu kia thả lỏng và bẻ thì sẽ gãy ngang.
"Việc xử lý thấm này cũng không tốn kém lắm nhưng cần thiết phải làm. Nếu không xử lý kịp thời thì hồ chứa chỉ được phép tích nước ở mức độ hạn chế. Chúng tôi đề nghị cao trình tích nước tối đa là 171m thì có thể tích nước đến lưng chừng khi chưa xử lý thấm ở vai đập. Nếu khắc phục xong thì hoàn toàn yên tâm độ ổn định toàn bộ của đập và có thể tích nước trở lại" - TS Bằng đánh giá.
Sau khi làm việc với nhà khoa học, ông Đặng Phong, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, nhận định chính quyền tạm yên tâm về động đất nhưng rất lo lắng cho con đập với khuyến cáo ban đầu của các nhà khoa học này.
Vẫn bảo lưu quan điểm có đứt gãy
Trả lời Pv, một thành viên trong nhóm nghiên cứu của TS Cao Đình Triều - Hội Khoa học địa vật lý Việt Nam - vẫn bảo lưu quan điểm khẳng định có đứt gãy chạy qua thân đập. Cán bộ nghiên cứu này cho biết sẵn sàng tranh luận khoa học nhưng không muốn tranh cãi trên báo chí nên không đồng ý đưa tên. Ông này nhấn mạnh để khẳng định vấn đề rất nhạy cảm là có đứt gãy chạy qua đập tại hội đồng nghiệm thu của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, nhóm nghiên cứu phải có cả quá trình làm việc thực địa cũng như nghiên cứu tổng quát về đứt gãy và động đất ở Việt Nam. Ông cho biết hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục làm việc tại khu vực Sông Tranh 2, đã mời cả chuyên gia Nga sang đo đạc và bước đầu có thể kết luận vụ động đất mới nhất ở Sông Tranh 2 lại bắt nguồn từ chính đứt gãy chạy qua thân đập.
Còn GS Phan Văn Quýnh, ĐHQG Hà Nội, vừa từ thủy điện Sông Tranh 2 trở về cũng khẳng định không chỉ có đứt gãy chạy thẳng vào thân đập thủy điện Sông Tranh 2 mà có thể còn là cả mạng lưới phá hủy kiến tạo rất phức tạp và có khe nứt đi dưới chân đập. Qua nghiên cứu, ông Quýnh khẳng định thân đập được gắn với hai vách đá thực chất đã bị xệ xuống, không còn gắn với đá mẹ nữa. "Vì vậy, đập Sông Tranh 2 có nguy hiểm" - ông Quýnh nói.
Lo máy quan trắc không hoạt động
Cũng liên quan đến động đất, ông Đặng Phong phản ảnh từ ngày Viện Vật lý địa cầu lắp đặt trạm quan trắc động đất tại địa phương đến nay trạm này vẫn cửa đóng then cài và không có người canh giữ. "Dù người dân và chính quyền ai cũng cảm nhận được rung chấn nhưng tin về động đất từ Viện Vật lý địa cầu đã rất lâu rồi chúng tôi không có thông tin. Nhiều người hoài nghi chiếc máy không hoạt động được hoặc bị hỏng hóc" - ông Phong nói.
TS Lê Huy Minh - phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - phủ nhận thông tin các trạm quan trắc động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 không ghi nhận được động đất ngày 6-11. Ông Minh cho biết các trạm quan trắc đều ghi nhận được các trận động đất. Nhưng do trận động đất ngày 6-11 có cường độ nhỏ, chỉ hơn 2 độ Richter trong khi theo quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần thì động đất 3,5 độ Richter trở lên viện mới phải thông báo. Ông Minh cho biết hiện đã hoàn thành việc lắp đặt được ba trạm quan trắc tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, còn hai trạm nữa tuần tới sẽ lắp đặt.
Theo 24h
Dân hoang mang tiếng nổ mìn phá đá vang sát nhà Từ khi mỏ đá Thung Mây đi vào hoạt động, hàng chục hộ dân dưới chân núi phải sống trong cảnh sợ hãi bủa vây. Hàng ngày, núi đá khai thác ngay trên đầu khiến người dân ăn không ngon ngủ không yên với nỗi lo nứt tường, đá rơi. Một góc mỏ đá Thung Mây, phía dưới chân núi là nơi sinh...