Xử lý đúng cách khi xe ô tô dính bụi sơn
Xe ô tô khi bị dính bụi sơn rất khó có thể làm sạch và khiến xế yêu của bạn trông mất thẩm mỹ hơn rất nhiều. Bụi sơn thường là những đốm li ti xuất hiện dày đặc trên bề mặt xe. Khiến chiếc xe của bạn mất đi độ bóng, cướp đi sự sang trọng vốn có của nó.
Nguyên nhân khiến xe ô tô dính bụi sơn
Ngoài ra, bụi sơn nếu dính vào kính lái sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu cho người lái. Trường hợp mùa mưa còn hạn chế đi tầm nhìn nữa.
Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề ô tô bị dính bụi sơn xuất phát từ việc đậu xe gần sát ngay các công trình thi công có liên quan đến sơn, gần xưởng sơn. Ngoài ra, trong quá trình dặm và vá sơn không che đậy cẩn thận khiến cho bụi sơn dính vào các vùng khác nằm trên thân ô tô.
Bụi sơn thường là những đốm li ti xuất hiện dày đặc trên bề mặt xe
Cách xử lý đúng khi xe ô tô dính bụi sơn
Khi vỏ và kính xe ô tô bị dính vết sơn hay dính bụi sơn bạn có thể sử dụng xà phòng, xăng, làm sạch ngay tuy nhiên trường hợp vết dính chưa bị khô lại hoặc khô lại chưa lâu. Nếu như bụi sơn đã khô hoặc bám lâu trên bề mặt kính thì việc sử dụng xăng hay xà phòng để tẩy rửa chắc chắn không thể nào làm sạch hoàn toàn dấu vết.
Video đang HOT
Khi xe bị dính sơn, tuyệt đối không dùng dao lam cạo, giấy nhám để tẩy vết sơn. Đối với cách này có thể dễ dàng làm bay hoàn toàn sơn dính nhưng lại tạo vết trầy xước trên xe. Dĩ nhiên so với khi bị dính sơn, việc xe bị trầy xước nhìn khó chịu hơn rất nhiều. Chưa kể kính bị trầy sẽ hạn chế tầm nhìn cho người lái.
Khi vỏ và kính xe ô tô bị dính vết sơn hay dính bụi sơn bạn có thể sử dụng xà phòng, xăng, làm sạch ngay
Nếu bạn muốn tẩy bụi sơn xe ô tô mà vẫn đảm bảo cho bề mặt kính, vỏ xe không bị hư hại. Cách tốt nhất là bạn nên chọn sử dụng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng. Chúng sẽ làm sạch bề mặt dễ dàng, bạn sẽ không tốn quá nhiều sức để ma sát. Đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tuyệt đối cho chiếc xế yêu.\
Lưu ý đặc biệt khi chọn mua dầu nhớt đúng 'chuẩn' để tránh hại xe ô tô
Dầu nhớt máy đóng vai trò quan trọng trong duy trì hoạt động của hệ thống động cơ xe ô tô, do đó khi lựa chọn dầu nhớt cần đặc biệt lưu ý để tránh làm hại xe.
Ngoài phụ tùng xe ô tô, dầu nhớt là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng. Đây là phụ gia đóng vai trò then chốt để đảm bảo một chiếc xe có thể hoạt động trơn tru trong suốt vòng đời của mình. Trên thị trường, dầu nhớt Việt Nam bây giờ dành cho xe ô tô bán rất nhiều chủng loại với nhiều thương hiệu và tiêu chuẩn dầu nhớt khác nhau. Tùy theo tình trạng sử dụng, tuổi thọ và kiểu động cơ khác nhau, người mua cần có những tri thức căn bản để lựa chọn loại dầu nhớt ô tô ăn nhập nhất cho loại xe của mình. Do đó khi mua cần đặc biệt lưu ý.
Khi lựa chọn dầu nhớt cần đặc biệt lưu ý để tránh hại xe ô tô. Ảnh minh họa
Chỉ số dầu nhớt
Chỉ số SAE thường được ký hiệu như SAE 0W-40 hoặc SAE 20W-50... Trong đó 'W' ký hiệu thay cho dầu đa cấp, có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, dùng trong các mùa trong năm, khác với dầu đơn cấp chỉ đáp ứng được ở nhiệt độ nhất định nào đó.
Chữ số đứng trước 'W' cho biết nhiệt độ để dầu nhớt giúp động cơ khởi động tốt (tính theo nhiệt độ âm bằng cách lấy 30 trừ đi con số đó) và chữ số sau 'W' cho biết độ nhớt của dầu ở 100 độ C (giá trị càng cao độ nhớt càng lớn), thường từ 30 đến 50. Tùy theo điều kiện và lịch trình xe chạy mà chọn dầu có tham số hợp.
Chỉ số API thường được ký hiệu bắt đầu bằng chữ 'S' hoặc 'C', trong đó 'S' là loại dầu dùng cho động cơ chạy xăng và 'C' là dùng cho động cơ Diesel, ví dụ như SA, SB, SC, CA, CB, CC... Cấp mới nhất bây giờ theo API là SN và CI. Các ký tự sau chữ 'S' hay 'C' dùng để phân biệt các cấp và được xếp hạng theo bảng chữ cái, theo đó thứ tự chữ cái càng lớn càng tốt.
Dầu nhớt thường nhật và dầu nhớt castrol
Dù rằng các loại dầu nhớt ô tô hiện nay đều đạt tiêu chuẩn API và SAE nhưng dầu thông thường sẽ có ít chất phụ gia hơn nên giá thành rẻ hơn rất nhiều so với dầu tổng hợp, thích hợp cho những người có nhu cầu thay dầu luôn và số km thấp, nhưng thực chất, những loại dầu nhớt này nhanh chóng làm thiết bị hoặc xe của mình xuống cấp trầm trọng.
Thay nhớt xe ô tô theo định kỳ
Dầu nhớt ô tô trong quá trình sử dụng sẽ bị biến chất do tác động của nhiệt, tạp chất gây ô nhiễm và chất phụ gia của dầu bị tiêu hao nên mất dần khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ nên cần thay dầu mới sau một thời kì dùng do các nhà sản xuất xe khuyến cáo hoặc theo số km xe đã chạy.
Đa số thường ứng dụng thay dầu ô tô sau 3 tháng hoặc từ 5.000 - 10.000 km hoặc kết hợp với bảo dưỡng tổng thể ô tô. Tuy nhiên, tiêu chuẩn dầu nhớt ô tô hiện đã được cải tiến rất nhiều về chất lượng nên có thể giúp ô tô đi được gần 12.000 km sau mỗi lần thay mới trừ khi động cơ hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt.
Tiêu chuẩn về dầu nhớt
Dầu nhớt là thành phần quan trọng bậc nhất đối với động cơ đốt trong, đặc biệt là ôtô. Mỗi hãng dầu đều sở hữu công nghệ khác nhau nhưng điểm chung đều phải đáp ứng quy chuẩn của các tổ chức hàng đầu thế giới. Hiện, có hai tiêu chuẩn phổ biến nhất trong ngành này là cấp chất lượng API và cấp độ nhớt SAE.
Cấp chất lượng API (American Petroleum Institute) được chứng nhận bởi Viện Dầu khí Mỹ, tiêu chuẩn bắt buộc cho mọi loại dầu nhớt được bán ra tại thị trường này. Với những đánh giá toàn diện về các loại dầu nhớt, API dần trở thành tiêu chuẩn phổ biến trên toàn cầu.
Cấp chất lượng của dầu nhớt động cơ xăng có các ký hiệu API SA, SB, SC... Với động cơ diesel, cấp chất lượng sẽ có ký hiệu API CA, CB, CC... Trong đó, chữ cái cuối cùng để phân biệt các cấp, xếp theo bảng chữ cái. Chữ đứng sau càng về cuối bảng chữ cái thì phẩm cấp càng cao.
Ví dụ, API SA sẽ có chất lượng thấp hơn API SB hoặc API SC. Trung bình sau khoảng 4-5 năm, tổ chức này sẽ đưa ra một cấp API mới, theo sự phát triển của thiết kế động cơ. Một chứng nhận tương tự API cho dầu nhớt tại châu Âu là ACEA (European Automobile Manufacturers Association), được phát triển bởi Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô châu Âu, áp dụng cho các loại dầu nhớt bán ra tại thị trường này.
Tiêu chuẩn tiếp theo của dầu nhớt cho động cơ là cấp độ nhớt SAE (Society of Automotive Engineers), được phát triển bởi Hiệp hội Kỹ sư Ôtô. Tiêu chuẩn này thể hiện độ đặc, loãng của dầu nhớt, ví dụ: SAE 0W-40, 5W-40, 10W-40. Trong đó, chữ số đứng trước W (Winter - mùa đông) thể hiện khoảng nhiệt độ mà loại dầu giúp động cơ khởi động tốt. Nhiệt độ âm này được xác định bằng cách lấy con số đó trừ đi cho 35. Ví dụ, dầu nhớt 20W-50 sẽ giúp động cơ khởi động tốt ở nhiệt độ -15 độ C. Dầu 10W-30 khởi động tốt ở -25 độ C.
Ở chỉ số phía sau, con số càng lớn đồng nghĩa nhớt càng đặc. Dầu nhớt bôi trơn có đặc tính thay đổi liên tục theo nhiệt độ, sẽ đặc lại khi nhiệt độ thấp và loãng ra ở nhiệt độ cao. Cấp độ này được xác định ở 100 độ C, mức nhiệt trung bình của dầu nhớt khi động cơ hoạt động. Ví dụ, dầu nhớt có chỉ số 20W-50 sẽ có độ nhớt cao hơn so với loại 10W-30.
Ngoài các tiêu chuẩn cơ bản trên, một số nhà sản xuất động cơ lớn thường phát triển thêm tiêu chuẩn riêng, để thử nghiệm và chấp thuận đối với loại dầu khuyến cáo, nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ tối đa và tối ưu hiệu năng cho động cơ của họ. Do đó, các nhà sản xuất dầu nhớt lớn thường hợp tác với nhà sản xuất động cơ, đầu tư nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm công thức riêng, tự phát triển công nghệ cao cấp, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn và mang đến lợi ích tốt hơn cho người dùng.
Tác dụng của khe nhỏ trên bảng táp-lô ô tô không phải ai cũng biết Trên bảng táp-lô của các mẫu ô tô hiện nay thường có một khe lưới nhỏ bằng ngón tay được thiết kế dạng hình vuông hoặc tròn... tuy nhiên không phải ai dùng ô tô cũng hiểu rõ về chi tiết này. Mỗi chiếc ô tô đời mới hiện nay thường được nhà sản xuất trang bị nhiều công nghệ, tính năng. Trong...