Xử lý đơn vị sai phạm vụ cây bật gốc lộ bầu đất bọc nilon
Ông Võ Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở đã giao cho đơn vị liên quan kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm quy trình thì phải xử lý nghiêm.
Về vụ việc cây đổ lộ nguyên cả bầu đất bịt lưới hoặc nilon trong trận dông ngày 13/6, ông Võ Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở đã giao cho đơn vị liên quan kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm quy trình thì phải xử lý nghiêm.
Đại diện Sở Xây dựng khẳng định như vậy tại buổi giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 16/6. Ông Võ Nguyên Phong cho biết, trận dông lốc chiều ngày 13/6, có gió giật từ cấp 8 đến cấp 9. “Mưa không lớn nhưng gió giật cấp 8 đến cấp 9 gây hậu quả rất nặng nề cho người, phương tiện, hệ thống cây xanh và lưới điện trên toàn thành phố”, ông Võ Nguyên Phong nói.
Cụ thể, trong 12 quận nội thành có 998 cây xanh bị bật gốc, ở ngoại thành có khoảng 400 cây. Ông Phong cho biết, phần lớn cây bị đổ là cây có rễ ăn ngang như xà cừ, bằng lăng, muồng, trong đó nhiều cây đổ chắn ngang đường ảnh hưởng đến giao thông. Nhiều cây đổ ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện thành phố.
Theo đại diện Sở Xây dựng, 3 ngày sau trận dông lốc, khoảng 500 cây xanh ảnh hưởng đến giao thông đã được khắc phục. Hàng loạt cây xang bị đổ trong vườn hoa, công viên cũng đang được lực lượng chức năng thu dọn, xử lý, dự kiến trong ngày hôm nay (17/6) sẽ hoàn thành.Cây xanh lộ nguyên bầu bịt nilon sau trận giông lốc
Cây xanh lộ nguyên bầu bịt nilon sau trận dông lốc
Trước câu hỏi việc trồng cây còn để nguyên bầu bọc nilon như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh trưởng của cây hay không, ông Phong cho biết, để kết luận mức độ ảnh hưởng thì phải kiểm tra. Sau khi kiểm tra sự việc, Sở Xây dựng sẽ tập hợp báo cáo cụ thể.
Video đang HOT
Trước đó, ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh văn phòng UBND Hà Nội kiêm người phát ngôn của TP Hà Nội, cho biết lãnh đạo thành phố đã nắm được thông tin và yêu cầu kiểm tra.
“Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng đã giao cho Sở Xây dựng kiểm tra và thông tin lại. Bởi hiện nay đang có thông tin cho rằng đây là nilon tự hủy nhưng chưa thông tin được vì còn đang giao cho Giám đốc Sở Xây dựng kiểm tra”, ông Thành nói.
Sau trận dông lốc, những cây xanh bị bật gốc đổ lộ nguyên bầu vẫn còn bịt kín bởi nilon rất nhiều ý kiến giận dữ cho rằng việc trồng cây thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm của người trồng. Bởi chính lớp lưới hay nilon kia đã cản trở việc đâm rễ của cây sang lớp đất xung quanh, tách biệt cây với đất, khiến cây càng dễ bị đổ gẫy.
“Việc thay cây đã diễn ra nhiều tháng qua, tuy nhiên nhìn những cây bị bổ trồi cả bầu còn bọc nguyên nilon như vậy cho thấy không có bất kỳ sự liên kết nào giữa cây và đất. Những người trồng rất thiếu trách nhiệm”, anh Phan Hữu Thành (Thanh Xuân, Hà Nội) nói.Gốc cây gỗ mỡ bị lật gốc lộ ra phần lưới và dây chằng vẫn còn dưới gốc cây khiến dư luận chú ý, (Ảnh Vietnamnet).
Gốc cây gỗ mỡ bị lật gốc lộ ra phần lưới và dây chằng vẫn còn dưới gốc cây khiến dư luận chú ý, (Ảnh Vietnamnet).
Cây trồng vẫn còn nguyên bầu bịt lưới hoặc nilon ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng? Về vấn đề này, ông Nguyễn Khánh Xuân, nguyên Viện phó Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Lâm Nghiệp TƯ: cho rằng lớp vỏ bọc bằng túi nilon không những không tự phân hủy mà còn mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy được.
“Nếu không phải bọc tự hủy mà là một chất liệu khác, khi trồng không tháo bỏ là hoàn toàn sai quy trình trồng mới một cây xanh. Để cây đạt tỷ lệ sống và phát triển nhanh khi đưa ra trồng ở nơi khác thì cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về trồng cây xanh bóng mát. Nếu trồng mà không bóc vỏ bầu thì tỷ lệ cây sống được là rất thấp. Mà nếu có sống được thì cây cũng chậm bén rễ và phát triển chậm chạp. Trồng cây như vậy là một sự tắc trách, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm theo kiểu đối phó cho qua chuyện”, ông Xuân bức xúc.
Theo TS Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam, không ai để nguyên bọc lưới, nilon thế mà hạ xuống cả. Về nguyên tắc phải để cây tiếp xúc với đất, với dinh dưỡng thì mới phát triển được.
Theo NTD
Hà Nội kiểm tra việc cây bật gốc lộ nguyên bầu nylon
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định đang xác minh việc cây trồng để nguyên bầu bằng nylon, bao dứa và sẽ xử lý nghiêm khi phát hiện đơn vị làm sai.
Sở Xây dựng Hà Nội đang cho người đi kiểm tra thông tin về việc cây trồng để lộ nguyên bầu. Ảnh: Bá Đô
Chiều 16/6, tại cuộc họp giao ban Thành ủy Hà Nội, trả lời việc sau cơn giông nhiều cây xanh đổ lộ nguyên bầu nylon, bao dứa, ông Võ Nguyên Phong, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết, Sở và thành phố đã nắm được thông tin và đang yêu cầu kiểm tra, báo cáo cụ thể. Đơn vị nào làm sai quy trình sẽ bị xử lý nghiêm.
Theo ông Phong, việc trồng cây để nguyên bầu có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây hay không cần phải kiểm tra và có sự đánh giá từ chuyên gia. "Chúng tôi cần thời gian để đánh giá, rà soát toàn bộ, khi nào có kết quả sẽ thông báo rộng rãi", ông Phong nói.
Đề cập việc thời gian qua, công ty cây xanh đã có đề án cắt tỉa cây sâu mục, nghiêng ngả xuống đường, nhưng trong trận giông lốc vừa qua có nhiều cây to gãy đổ, lộ ra bên trong mục ruỗng, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho hay, hiện việc phát hiện cây sâu mục trên địa bàn vẫn theo phương thức kiểm tra bằng mắt thường. "Công nhân công ty cây xanh theo dõi các biểu hiện bên ngoài, còn các cây sâu mục từ bên trong thì cần sự quan sát của chuyên gia", ông nói.
Ông Võ Nguyên Phong, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết nhận được thông tin cây lộ nguyên bầu qua báo chí và người dân phản ánh. Ảnh: Bá Đô
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cũng giãi bày, thời gian qua Sở đã xác định nhóm cây nguy hiểm, nguy cơ, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông, cây không đúng chủng loại... để có biện pháp bảo đảm được tán cây phù hợp và rễ an toàn, ít có nguy cơ gãy đổ. Cho đến nay, Sở vẫn tiếp tục rà soát, đánh giá những cây nguy hiểm, có báo cáo thành phố vào tháng 7.
"Ngoài ra, Sở cũng đang rà soát chủng loại cây, để tìm ra đúng cây đô thị. Việc này muốn làm được phải có nghiên cứu, ý kiến các nhà khoa học và nhân dân. Chúng tôi đang thực hiện việc này", Phó giám đốc Sở Xây dựng nói.
Sau cơn giông, các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đã huy động tổng lực để khắc phục hậu quả và đến hôm nay về cơ bản đã hoàn tất việc dọn dẹp cây đổ trên đường phố, nút giao thông.
Về việc đền bù thiệt hại do hậu quả của giông lốc, đại diện Sở Xây dựng cho rằng, đây là tai nạn do thiên tai, bất khả kháng. Ngoài việc xử lý theo quy định của pháp luật, thành phố có trách nhiệm giải quyết theo tình cảm, chia sẻ và hỗ trợ với gia đình người bị nạn. Với thiệt hại về người, lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo các quận đã xuống tận gia đình nạn nhân thăm hỏi, trợ giúp kinh phí an táng.
Trước đó ngày 13/6, trận giông lốc, gió giật cấp 9 đã khiến Hà Nội bị thiệt hại nặng nề, với hơn 1.300 cây xanh bị gãy đổ và bật gốc, 25 ôtô bị hư hỏng, nhiều xe máy bị đè bẹp, cùng cả trăm ngôi nhà bị tốc mái, 2 người bị tử vong và 7 người khác bị thương.
Bá Đô
Theo VNE
Xử lý nghiêm sai phạm trong vụ cây bật gốc cây lộ bầu đất bọc nilon "Cây lộ nguyên cả bầu đất vẫn bọc nilon thành phố biết, Sở Xây dựng cũng biết. Trước sự việc, chúng tôi đã giao cho đơn vị liên quan kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm quy trình thì phải xử lý nghiêm", ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng nói. Ngày 16/6, tại buổi giao ban báo chí...