Xứ Lạng không chỉ có Mẫu Sơn
Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155 km. Thiên nhiên ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mát mẻ.
Khi đến Lạng Sơn, ngoài tham quan Khu du lịch Mẫu Sơn, du khách còn có thể khám phá làng nhà trình tường ở huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát tại huyện Văn Quan…
Thành phố Lạng Sơn nhìn từ trên cao tựa như cung đàn, với cầu đường bộ Mai Pha và đường sắt song song bắc qua sông Kỳ Cùng chảy uốn lượn ngang trung tâm thành phố.
Xứ Lạng không chỉ có Mẫu Bắc Sơn không chỉ nổi tiếng với đỉnh núi Nà Lay, làng du lịch văn hóa Quỳnh Sơn mà còn có đèo Tam Chanh, hồ Tam Hoa ở xã Hưng Vũ. Đây là một hồ nước ngọt được bao quanh bởi các dãy núi cao và những hàng cây xanh mát, vào những ngày mây giăng tạo nên khung cảnh huyền ảo. Sơn
Nhắc tới các địa danh lịch sử ở Lạng Sơn, không thể không đến thăm ải Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Khu vực này trải dài khoảng 20 km, các điểm tham quan tập trung chủ yếu tại xã Chi Lăng và xã Quang Lang. Trên ảnh là triền núi trồng na thuộc thôn Than Muội, xã Quang Lang – một phần thuộc Lũy ải Chi Lăng.
Khu du lịch vùng núi Mẫu Sơn trải dài trên địa bàn 3 xã, gồm Công Sơn, Mẫu Sơn của huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình. Mẫu Sơn được ví như “Sa Pa thứ hai” của Việt Nam, hấp dẫn bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Xuất phát từ TP Lạng Sơn đi 15 km, rẽ theo quốc lộ 4B hướng Lạng Sơn – Lộc Bình đến ngã ba Mẫu Sơn, sau đó chinh phục đoạn đường lên núi dài 15 km gian nan với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục.
Video đang HOT
Một trong những nét văn hóa truyền thống độc đáo khi trải nghiệm du lịch huyện Lộc Bình là làng nhà trình tường của người Nùng (chủ yếu dân tộc (Nùng Phàn Slình) ở xã Tú Đoạn, cách của khẩu Chi Ma, giáp biên giới Trung Quốc khoảng 20 km. Các ngôi nhà này làm bằng đất sét, tường dày 50-70 cm chắc chắn, giữ ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Những năm gần đây, các ngôi nhà này được nhiều khách du lịch, nhiếp ảnh gia tìm đến tham quan, sáng tác chụp ảnh.
Làng du lịch sinh thái cộng đồng xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng nằm ở phía tây nam tỉnh Lạng Sơn, được bao bọc xung quanh là núi đá vôi, ở giữa là rừng núi đất thấp và những thung lũng đồng ruộng. Vào mùa lúa chín, khung cảnh làng nhìn từ trên cao đẹp như tranh vẽ.
Huyện Tràng Định nằm cách TP Lạng Sơn khoảng 67 km theo QL4A, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, đất đai phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Từ lâu, Tràng Định được biết đến là mảnh đất “gạo trắng nước trong”, với cánh đồng xã Đại Đồng là một vựa lúa lớn của tỉnh, nổi tiếng với giống lúa nếp vừa thơm vừa dẻo.
Nếu du khách trải nghiệm vùng núi đồi Mẫu Sơn, cao huyện Cao Lộc vào mùa xuân sẽ được thả hồn vào sắc hồng hoa đào rừng. Anh Thuận Bùi cho biết hoa nở muộn phủ khắp núi đồi trong những ngày cuối tháng tháng 3 Dương lịch, trong đó có những cây đào rừng cổ thụ trên 20 năm tuổi với gốc to, thân cây phủ đầy rêu. Điểm xuyết giữa rừng hoa là người dân tộc Dao Lù Gang trong trang phục rực rỡ sắc màu, tạo nên khung cảnh mùa xuân níu chân du khách.
Nhịp sống đời thường của người dân tộc Dao Lù Gang ở vùng núi Mẫu Sơn, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc. Vùng đất này có 3 dân tộc cùng sinh sống là Dao, Tày, Nùng, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 98% dân số. Từ xưa đến nay, người Dao ở xã Mẫu Sơn, một xã vùng III biên giới, luôn giữ được bản sắc văn hóa. Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc, biết thêu, dệt và may trang phục truyền thống. “Trải nghiệm khó quên đối với tôi đến nơi chụp bức ảnh này là di chuyển qua đường đất nhỏ, cheo leo, một bên là vực, một bên là sườn đồi, qua các đoạn rừng trúc và rừng hồi, mỗi nhà dân có khi cách nhau một đồi núi”, anh Thuận Bùi chia sẻ.
Khung cảnh đồi núi hùng vĩ dọc theo đường đường tuần biên xã Bắc Xa, huyện Đình Lập. Bắc Xa còn hoang sơ và tự nhiên, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 33 km. Nơi đây có nhiều cột mốc biên giới để chinh phục như cột mốc 1297, 1300 và chiêm ngưỡng mùa cỏ lau nở đẹp vào tháng 10-12 hàng năm.
Rừng vầu xanh mát thuộc thôn Phai Phạ, xã Tràng Các, huyện Văn Quan. Nơi đây chưa được nhiều du khách biết đến.
Anh Thuận Bùi chia sẻ đến huyện Văn Quan có thể khám phá hồ Bản Nầng, thôn Bản Nầng, xã Tân Đoàn, cách trung tâm xã khoảng 7 km. Hồ có diện tích trên 14 ha, là hồ nước tự nhiên có làn nước trong xanh quanh năm. Quang cảnh khu vực hồ tuyệt đẹp và hoang sơ, được bao quanh bởi những cánh rừng hồi bạt ngàn, có tiềm năng lớn để khai thác cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. “Có dịp mời du khách về tham quan Lạng Sơn, phong cảnh kỳ vĩ, đẹp mê hồn và con người mến khách”, anh Thuận Bùi bộc bạch.
Vẻ đẹp của những ngôi nhà trình tường ở Lạng Sơn
LẠNG SƠN- Những ngôi nhà trình tường của người Nùng, Tày ở huyện Lộc Bình được xây dựng từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên.
Nhà trình tường của người Nùng, Tày ở huyện Lộc Bình. Ảnh: Lưu Minh Dân
Ngôi nhà thân thiện với môi trường
Lộc Bình là một huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 15km. Tính đến nay huyện có khoảng 85.000 người, trong đó chủ yếu là các dân tộc Nùng, Tày và một số ít người Dao... Đây là mảnh đất lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa, trong đó nhà trình tường là một khía cạnh văn hóa nổi bật của vùng đất này.
Ông Nguyễn Đặng Ân - Bí thư Huyện ủy huyện Lộc Bình cho biết: Theo phong tục của người Tày - Nùng, con trai lớn khi ra ở riêng sẽ được gia đình làm cho một ngôi nhà trình tường. Quy trình làm nhà bắt đầu từ việc chuẩn bị nguyên liệu, xem ngày lành tháng tốt để động thổ, xem hướng nhà, tiếp đó là làm móng, trình tường, hệ thống cửa, cầu thang, sàn gác, làm mái và lợp ngói...
Nhà trình tường nhìn từ trên cao. Ảnh: Thuận Bùi
Nhà trình tường được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên: Tường làm từ đất sét, thanh tre; ngói được làm từ đất sét, nung bằng củi. Ngôi nhà trình tường có điểm nổi bật là tường dày, nhà cao (1 tầng hoặc 2 tầng), nhà rộng nên có thể: Cản được gió mùa đông bắc, tạo sự ấm áp; cản được ánh nắng, hơi nóng lùa vào nhà, tạo sự mát mẻ.
Móng nhà sâu khoảng 50cm, xếp đá với đất sét, tro, vôi và mật mía để tạo độ liên kết. Tường được trình bằng khuôn, độ dày tường thường khoảng 30-40cm, trong mỗi khuôn đều để 2 cây gỗ song song làm xương cho tường không bị nứt. Bộ nóc mái được làm từ gỗ và tre đã qua thời gian ngâm nước, ngói âm dương được làm từ đất sét nung.
Ngôi nhà có thể chia thành 3-4 gian, trong đó gian chính (choòng cai/ chang cai) là nơi quan trọng nhất, được dùng để đặt bàn thờ gia tiên. Trước gian chính có gian ngoài, được dùng để tiếp khách; sau gian chính là gian buồng, chia thành nhiều căn, mỗi căn là nơi ngủ của các thành viên trong gia đình; phía bên trái của gian chính là gian bếp.
Một góc nhà trình tường. Ảnh: Lưu Minh Dân
Ngôi nhà tạo sự cố kết cộng đồng
Tục lệ người Tày, Nùng ở Lộc Bình quan niệm, việc làm nhà là trách nhiệm của không chỉ gia chủ mà là việc chung của họ hàng, hàng xóm. Vậy nên khi trong họ, trong xóm có người làm nhà, mọi người đều có trách nhiệm giúp đỡ nguyên, vật liệu, ngày công. Để làm được một ngôi nhà trình tường 2 tầng, từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn thành phải mất vài tháng đến nửa năm. Trong suốt thời gian này cộng đồng đến giúp với tinh thần vô tư, gia chủ chỉ cần làm cơm mời mà không cần trả công. Bữa cơm cũng đơn giản, chỉ có rau xanh, cá mắm và chút rượu...
Nghi lễ vào nhà mới là sự kiện đánh dấu ngôi nhà trình tường đã được hoàn thành, đồng thời theo ông Nguyễn Đặng Ân, bữa tiệc này còn mang ý nghĩa tỏ sự biết ơn những người đã bỏ công sức ra giúp chủ nhà trong thời gian dựng nhà. Buổi lễ này cũng là dịp để mọi người hát những làn điệu dân ca truyền thống như sli, lượn... với mục đích mừng nhà mới, chúc gia chủ làm ăn phát đạt.
Nhà trình tường nhìn từ phía trước. Ảnh: Lưu Minh Dân
Hiện nay cùng với xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, đời sống của người dân Lộc Bình ngày càng phát triển. Cùng với sự biến đổi đó đời sống văn hóa người dân cũng đang thay đổi từng ngày, nhà trình tường cũng đang mai một dần, thay vào đó là những ngôi nhà bê tông kiên cố.
Đứng trước những thách thức của sự mai một của nhà trình tường, theo ông Nguyễn Đặng Ân việc bảo tồn cần phải do người dân là chính, bên cạnh đó là sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan quản lý, nhà chuyên môn... Cần phải gắn bảo tồn với phát triển, xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng để người dân được hưởng lợi từ chính di sản của mình.
Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn Đến với Mẫu Sơn nơi có nhiều dấu tích của một trung tâm tín ngưỡng đã từng tồn tại và phát triển, nơi mà cư dân sinh sống ở quanh vùng núi Mẫu Sơn hàng năm vẫn hành hương về tế lễ. Khu du lịch Quốc gia Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông bắc, theo quốc lộ...