Xu hướng tự xét nghiệm COVID-19 trước khi gặp gỡ đông người
Trước khi tham gia một sự kiện tập trung đông người, kỹ sư Shahid Ahmad ở Malaysia sẽ tự làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 tại nhà để đảm bảo rằng anh không nhiễm virus SARS-CoV-2.
Sau khi chính phủ điều chỉnh giá bộ xét nghiệm, ngày càng nhiều người dân Malaysia tự xét nghiệm thường xuyên tại nhà. Ảnh: Malaysianow.com
“Xét nghiệm đã trở thành thói quen cần làm của gia đình tôi trước khi tổ chức gặp mặt người thân. Trên thực tế, nếu ai đó không thể chứng minh kết quả xét nghiệm, họ sẽ không được mời tham dự. Vì bố mẹ tôi đều mắc bệnh nền nên việc này rất quan trọng với chúng tôi”, thanh niên 25 tuổi này chia sẻ với tờ The Straits Times.
Giống anh Shahid, cô Catrina Lim Pei Yee cùng chung quan điểm rằng việc tự xét nghiệm COVID-19 thường là rất cần thiết.
“Tôi là một bà nội trợ và tôi đã trải qua hơn một năm phải ở yên trong nhà của mình, vì vậy bạn có thể tưởng tượng tôi hạnh phúc như thế nào khi chúng ta được phép tụ tập. Nhưng nỗi sợ hãi vẫn còn đó, đó là lý do tại sao tôi và bạn bè chắc chắn sẽ tự xét nghiệm bản thân trước khi đi gặp mặt”, cô Catrina, 37 tuổi, nói.
Anh Shahid và cô Catrina nằm trong bộ phận ngày càng đông đảo người dân Malaysia sẵn lòng tự xét nghiệm trước khi tụ tập đông người. Quốc gia Đông Nam Á này chuẩn bị bước vào giai đoạn “đặc hữu” khi người dân học cách chung sống với COVID-19 cũng như đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Video đang HOT
Trong nỗ lực khuyến khích người dân tự xét nghiệm thường xuyên, Chính phủ Malaysia đã dần giảm giá các loại bộ xét nghiệm để khiến chúng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với công chúng.
Sản phẩm này hiện có sẵn trên thị trường với giá thấp nhất là 6,9 ringgit (gần 40.000 đồng) một chiếc. Chúng được bày bán rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và trạm xăng trên khắp Malaysia.
Tính đến ngày 28/10, đã có 2.570 cơ sở kinh doanh được cấp phép bán bộ dụng cụ tự xét nghiệm. Trước đây, người dân chỉ có thể mua chúng tại một số phòng khám và hiệu thuốc cụ thể với giá “trên trời” là 39,9 ringgit (hơn 200.000 đồng).
Giới chức Malaysia sau đó đã điều chỉnh giá bán lẻ tối đa đối với mặt hàng này là 19,9 ringgit/chiếc và giá bán buôn tối đa là 16 ringgit/chiếc, có hiệu lực từ ngày 5/9. Giá bán lẻ tiếp tục giảm xuống còn 6,9 ringgit từ ngày 1/11 nhằm khuyến khích người dân tự xét nghiệm tại nhà.
Kỹ sư Shahid Ahmad tâm sự rằng trước đây anh không thể tự kiểm tra kháng nguyên thường xuyên như mong muốn vì giá thành khá đắt. Nhưng kể từ khi mặt hàng này được chính phủ quy định giá rõ ràng, anh đã có thể mua cả lô về dùng dần. Anh nói thêm: “Đó là trách nhiệm của tôi với tư cách là một người con, một người anh và một người dân Malaysia. Tôi không mong muốn mình vô tình trở thành người phát tán virus”.
Xu hướng tự xét nghiệm thường xuyên này cũng được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của biến thể Delta Plus, được cho là có khả năng lây truyền cao hơn 10% – 15% so với biến thể Delta.
Malaysia ngày 6/11 thông báo đã phát hiện hai trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Delta Plus. Ngày 10/11, quốc gia này ghi nhận 6.243 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ.
Dược sĩ Low Aik Meng, chủ hiệu thuốc ở Subang Jaya, cho hay lượng khách hàng mua bộ xét nghiệm đã tăng ổn định lớn kể từ khi mức giá bán lẻ mới được công bố vào ngày 1/11. “Chúng tôi dễ dàng bán hàng trăm chiếc một ngày. Doanh số bán mặt hàng này tăng từ 100 – 150%. Một khách hàng có thể mua 5 – 10 chiếc mỗi lần. Nhiều nhà từ thiện cũng mua để tặng người khác nữa”, ông tiết lộ.
Hàn Quốc gia hạn một số biện pháp hạn chế
Ngày 20/8, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum thông báo quyết định gia hạn một số biện pháp hạn chế hoạt động đối với nhà hàng và quán cà phê để phòng dịch COVID-19 trong bối cảnh nước này đang chật vật khống chế làn sóng thứ 4 của đại dịch.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 12/8/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Cụ thể, ông Kim Boo-kyum cho biết từ ngày 23/8 tới, các quán cà phê và nhà hàng tại các vùng đang áp dụng lệnh giãn cách xã hội ở mức cao nhất (cấp độ 4) sẽ phải đóng cửa lúc 21h, sớm hơn 1 giờ so với quy định hiện nay. Tuy nhiên, chính phủ quyết định cho phép tổ chức các cuộc tụ tập riêng tư tại nhà hàng và quán cà phê với tối đa 4 người tham gia nếu 2 người trong số đó đã được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 và đã hình thành miễn dịch sau 14 ngày.
Thủ tướng Kim Boo-kyum cũng thông báo lao động tại các cơ sở có nguy cơ cao mắc COVID-19 sẽ được xét nghiệm thường xuyên. Nhà chức trách có kế hoạch tăng mức xử phạt hành chính đối với những người vi phạm các biện pháp phòng chống dịch.
Theo ông Kim Boo-kyum, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý và sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện trên toàn quốc để điều trị tốt hơn cho các bệnh nhân COVID-19 và nhanh chóng đảm bảo thêm nhiều giường bệnh.
Thông báo trên được đưa ra sau khi chính phủ quyết định gia hạn các lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt thêm 2 tuần. Theo đó, vùng thủ đô Seoul sẽ duy trì biện pháp hạn chế ở cấp độ 4 trong khi đa số các vùng khác sẽ thực hiện giãn cách ở cấp độ 3 đến ngày 5/9 tới.
Bộ Quốc phòng cũng tuyên bố sẽ gia hạn lệnh giãn cách ở cấp độ 4 trong quân đội thêm 2 tuần đến ngày 5/9. Theo đó, bộ sẽ duy trì biện pháp hạn chế chỉ cho phép 10% số quân nhân của một đơn vị quân đội được nghỉ phép. Tuy nhiên, mức hạn chế này sẽ có thể được nới lỏng lên 15% nếu được sự chấp thuận của một chỉ huy cấp tướng.
Một số biện pháp giãn cách hiện nay trong quân đội cũng sẽ được điều chỉnh lại hoặc dỡ bỏ tùy thuộc vào tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19. Quy định hạn chế quân nhân sống ở các vùng áp dụng lệnh giãn cách cấp độ 4 trở về nhà sẽ được dỡ bỏ. Tương tự các biện pháp phòng dịch trên toàn quốc, các cuộc tụ tập có tối đa 4 người tham gia sẽ được phép nếu họ được tiêm đủ liều vaccine. Bộ cũng sẽ duy trì lệnh cấm các cuộc họp mặt riêng tư có trên 4 người tham gia trước 18h và trên 2 người sau 18h nếu họ chưa được tiêm vaccine.
* Tại Ấn Độ, nhà chức trách bang miền Bắc Uttar Pradesh cho biết sẽ mở lại đền Taj Mahal vào buổi tối cho du khách ngắm cảnh từ ngày 21/8.
Một quan chức quản lý đền Taj Mahal nêu rõ ngôi đền này sẽ mở vào các ngày 21, 23 và 24/8 với 3 khung giờ 20h30 - 21h, 21h - 21h30 và 21h30 - 22h (giờ địa phương). Mỗi khung giờ sẽ cho phép tối đa 50 khách du lịch vào đền. Giới chức Ấn Độ cho biết quyết định trên là một phần trong kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng COVID-19 và tiến tới vực dậy ngành du lịch của đất nước.
Đền Taj Mahal là một trong những điểm thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, biểu tượng cho tình yêu bất diệt này đã thu hút 7 triệu lượt khách/năm với đa số là khách nước ngoài.
Đền Taj Mahal phải đóng cửa lần đầu vào tháng 3 năm ngoái do làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên, sau đó mở lại vào tháng 9/2020 nhưng với một số biện pháp hạn chế. Công trình kiến trúc độc đáo này lại đóng cửa vào tháng 4 năm nay do làn sóng thứ hai của đại dịch và được mở lại 2 tháng sau đó.
Thái Lan thử nghiệm mô hình 'Hộp cát nhà máy' để duy trì sản xuất Thái Lan khởi động chương trình thử nghiệm "Hộp cát nhà máy" bao gồm xét nghiệm, tiêm vaccine và sắp xếp nơi ăn ở riêng cho công nhân nhằm bảo vệ ngành sản xuất và xuất khẩu. Theo Bloomberg , chính phủ Thái Lan cho biết sáng kiến "Hộp cát nhà máy" sẽ bảo vệ 3 triệu việc làm và hỗ trợ các...