Xu hướng sở hữu bất động sản cạnh Golf, hướng biển
Bất động sản ven biển đang là kênh đầu tư hiệu quả và sẽ càng hấp dẫn hơn đối với những sản phẩm kết hợp được cả 3 yếu tố: liền kề sân bay, cạnh Golf và hướng biển. Đó chính là một “second home” tuyệt vời.
Xu hướng đầu tư BĐS cạnh Golf
Khác với bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng ven biển, loại hình BĐS golf sở hữu không gian nghỉ dưỡng khác biệt mang tính đặc thù riêng, thể hiện sự thỏa mãn đam mê với bộ môn golf – môn thể thao “quý tộc”. Do đó, BĐS golf nói chung luôn có sức hấp dẫn lớn đối với phân khúc khách hàng hạng sang. Các căn biệt thự, căn hộ cạnh sân golf trên thế giới có giá lên đến hàng triệu USD, thậm chí là hàng chục triệu USD.
Tại Mỹ, một dự án nghỉ dưỡng sân golf có giá bán cao hơn các sản phẩm khác từ 8-12%. Giá bán một căn biệt thự nghỉ dưỡng sân golf tại Anh cao gấp gần 2 lần so với một căn biệt thự nghỉ dưỡng thông thường. Tại Việt Nam, những biệt thự kiểu này cũng đã lên đến 50 – 60 tỷ.
Chi phí đầu tư những mô hình nghỉ dưỡng Golf thường khá cao với quỹ đất lớn và vị trí đẹp, kết nối thuận tiện, nên gần như đây chỉ là cuộc chơi của những ông lớn BĐS với tài chính dồi dào. Vì thế, tại Việt Nam chưa có nhiều dự án nghỉ dưỡng theo loại hình này và thường chỉ là loại hình biệt thự, chi phí rất cao để sở hữu.
Trong những năm gần đây, du lịch Golf Việt Nam bắt đầu được chú trọng phát triển. Nhiều tour du lịch golf được hình thành, các sản phẩm du lịch phong phú hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách nhà giàu; đăng cai các sự kiện, giải đấu về golf, đưa sản phẩm golf ra quốc tế. Mặc dù phát triển sau so với Thái Lan, Malaysia nhưng các sân Golf ở Việt Nam có ưu thế là đẹp, mới, đa dạng địa hình, do nhiều golfer nổi tiếng thế giới thiết kế và có thể khai thác quanh năm nên rất có lợi thế để phát triển. Đó là một trong những lý do khiến các Gofer thế giới chọn Việt Nam.
Từ đó, phân khúc BĐS gần Golf bắt đầu được các chủ đầu tư quan tâm, đặc biệt tại các địa phương có lượng khách du lịch Hàn Quốc và Nhật Bản cao, gần sân bay và biển là một lợi thế.
Nhiều chủ đầu tư đã khá thành công khi phát triển sản phẩm này, đơn cử như Sungroup tại Đà Nẵng; tập đoàn Vingroup tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Khánh Hoà… Các khu nghỉ dưỡng ven biển có sân golf của Tập đoàn FLC tại Sầm Sơn (Thanh Hóa), Hạ Long (Quảng Ninh), Quy Nhơn (Bình Định),… đều thu hút nhà đầu tư, du khách.
Hơn cả BĐS Golf là BĐS cạnh Golf hướng biển và liền kề sân bay
Sau sân Golf Long Thành, chủ đầu tư KN Cam Ranh đã kết hợp tác cùng Golf thủ nổi tiếng Greg Norman phát triển sân KN Golf Links 27 lỗ được vinh danh là sân Golf mới tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương năm 2018. KN Golf Links đi vào hoạt động cuối năm 2018, thuộc đại quần thể đô thị – giải trí – nghỉ dưỡng KN Paradise quy mô 800 hecta liền kề sân bay quốc tế Cam Ranh.
Video đang HOT
Điểm nhấn đặc biệt của KN Paradise là kết hợp du lịch golf với những dịch vụ nghỉ dưỡng 5 sao hay các hoạt động vui chơi giải trí sôi động và các lễ hội văn hoá địa phương để tăng tính trải nghiệm, kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách.
Nhà phố biển Para Grus ngay cạnh KN Golf Links được thiết kế bởi Greg Norman đã đi vào hoạt động cuối năm 2018.
Các dự án BĐS trong sân Golf thường là biệt thự và chi phí đầu tư rất cao nên cực kỳ kén chủ sở hữu. Nhưng đáng ngạc nhiên tại KN Paradise, với việc đa dạng hoá sản phẩm, khách hàng hoàn toàn sở hữu BĐS cạnh Golf chỉ với chi phí đầu tư của một căn nhà phố thông thường. Đó chính là nhà phố biển Para Grus – phân khu BĐS đầu tiên của KN Paradise được triển khai. Đây là một sự lựa chọn “ngôi nhà thứ hai” hoàn hảo cho những chủ nhân thích kết hợp du lịch, vui chơi giải trí hay nghỉ dưỡng biển hoặc tận hưởng mảng xanh mênh mông của Golf.
Đáng chú ý, không chỉ ngay cạnh KN Golf Links, nhà phố biển Para Grus còn gần biển, gần sân bay, thuộc đại quần thể giải trí & nghỉ dưỡng, tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương (Cam Ranh, Nha Trang) nên khả năng khai thác lợi nhuận tương đối tốt.
Đặc biệt, lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Khánh Hoà tăng mạnh, 2 tháng đầu năm 2019, Khánh Hòa đón hơn 27.850 lượt khách Hàn Quốc, tăng gấp 3 lần (199%) so với cùng kỳ năm 2018. Hiện nay, có 6 hãng hàng không khai thác đường bay Incheon – Cam Ranh với tần suất 42 chuyến/tuần. Và nhiều hãng hàng không khác cũng có kế hoạch khai thác thêm chuyến bay đến Hàn như: Vietjet Air, T’wan,… sẽ tạo điều kiện thu hút khách du lịch từ các tỉnh phía nam của Hàn Quốc đến với Khánh Hòa.
Đây là động lực lớn để BĐS Golf Khánh Hoà phát triển bởi Hàn Quốc là thị trường hàng đầu về khách chơi golf ở Việt Nam. Song song đó, nhiều giải đấu Golf trong nước và quốc tế được tổ chức thường xuyên tại KN Golf Links cùng các hoạt động xúc tiến du lịch của Khánh Hoà như tổ chức năm du lịch quốc gia 2019, Festival biển sẽ mở ra cơ hội cho BĐS Cam Ranh nói chung và nhà phố biển Para Grus nói riêng.
Ngoài sân Golf, Para Grus thừa hưởng khối tiện ích đa dạng của KN Paradise mang đến tiềm năng khai thác lợi nhuận cao. Web: Paragrus.vn.
Sở hữu “ngôi nhà thứ hai” tại Para Grus, ngoài việc tận hưởng các kỳ nghỉ dưỡng đa dạng cùng gia đình, chủ nhân vừa có thể thu được lợi nhuận bằng việc cho thuê hoặc kinh doanh dịch vụ trong thời gian không sử dụng, hơn nữa giá trị BĐS gia tăng giá trị theo thời gian nhờ hạ tầng hoàn thiện. Đặc biệt với chi phí đầu tư hấp dẫn, không chỉ người giàu mà những người có thu nhập tầm trung vẫn sở hữu được.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Vì sao Việt Nam lại là lựa chọn của các nhà máy sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc?
Theo JLL Việt Nam, Trung Quốc ngày nay dường như không còn là lựa chọn đầu tư sản xuất hàng đầu như giai đoạn trước năm 2012, và điều này đang tạo cơ hội cho sự phát triển sản xuất ở các nước Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là Việt Nam và Indonesia.
Tại sao các NĐT lại có xu hướng "dời" Trung Quốc, "nghiêng" về Việt nam?
JLL Việt Nam chỉ ra các nguyên nhân khiến Trung Quốc không còn là lựa chọn hàng đầu của các nhà máy, cơ sở sản xuất, đặc biệt từ khi chiến tranh thượng mại Mỹ - Trung nổ ra.
Chi phí hoạt động tăng:IMA Asia ước tính, tiền lương sản xuất ở Trung Quốc đã tăng 2,0 USD/giờ trong năm 2010 lên 3,9 USD/giờ trong năm 2016. Mức lương này là khá cao so với tiền lương sản xuất trung bình ở Việt Nam chỉ gần 1-1,4 USD/giờ.
Các NĐT nước ngoài có xu hướng tìm kiếm địa điểm có thể cắt giảm chi phí (chi phí lao động, chi phí đào tạo, thuế suất...). Việt Nam được xem là lựa chọn thay thế hợp lý.
Lợi thế đầu tư đang nghiêng về Việt Nam
Sự tăng trưởng của giá đất công nghiệp: Các TP lớn ở Trung Quốc như Thượng Hải ghi nhận giá đất công nghiệp tăng lên mức 180USD/m2, cao hơn so với các TP Đông Nam Á khác. Trong khi đó Việt Nam đang ở mức giá đất tương đối cạnh tranh, chỉ ở mức 100-140USD/m2.
Định hướng ngành công nghiệp khác nhau: Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc kể từ năm 2011. Giai đoạn 2010-2017 xuất khẩu Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ hằng năm đạt 18%, trong khi xuất khẩu của Trung Quốc giảm xuống còn 9%.
Các nhà máy ở Việt Nam hiện đang chuyển về các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động như lắp ráp ô tô, đồ nội thất và hàng may mặc. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang dịch chuyển lên theo hướng tiêu thụ nội địa, tập trung phát triển dịch vụ và xuất khẩu mặt hàng cao. Điều này đã định hướng lại dòng vốn đầu tư nước ngoài đối với các ngành dựa trên cơ sở lao động, đất đai và các yếu tố khác.
Việt Nam có lợi thế nổi bật nào thu hút nhà đầu tư?
Theo JLL, Việt Nam có lợi thế nằm giữa Trung Quốc và Singapore với hơn 3.260km đường bờ biển, dễ dàng tiếp cận biển Đông Việt Nam, một trong những tuyến vận chuyển hàng hải trọng yếu trên thế giới. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam là điểm trung chuyển hàng hóa nhập khẩu từ các nước châu Âu qua cảng Cát Lái và hàng xuất khẩu sang Mỹ và EU qua khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải. Với lợi thế chiến lược này, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển cảng biển nước sâu cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa cho các ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển logicstics.
Theo JLL, thị trường công nghiệp Việt Nam sẽ sớm chuyển mình và phát triển lên một tầm cao mới, dịch chuyển dần từ từ thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn
Bên cạnh đó, theo JLL, xét về mức lợi trên chi phí và lợi nhuận trên tiền mặt, lợi nhuận thu được từ việc phát triển BĐS công nghiệp tại Việt Nam có thể đạt 11-12% là mức lợi nhuận cao nhất khu vực.
Mặc dù con số này không cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng nợ, sự tăng trưởng giá thuê dự kiến sẽ tăng mạnh dưới tác động của lạm phát, trung bình hàng năm đạt 3.5-4,5%. Do hầu hết các CĐT sử dụng đòn bẩy tương đương với 50-70% tổng giá trị đầu tư, mức lợi nhuận trên tiền mặt có thể sẽ đạt 11-15%, một mức lợi nhuận khá hấp dẫn.
Song song đó, sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu được xem là lợi thế của Việt Nam. Theo Oxford Economics, Việt Nam có gần 21,6 triệu hộ gia đình với mức thu nhập từ 7.500 -70.000 USD trên hộ vào năm 2017. Các hộ gia đình có mức thu nhập này tăng bình quân 4,5%/năm trong giai đoạn 2012-2017. Các gia đình thượng lưu có mức thu nhập hàng năm trên 70.000 USD có mức tăng trưởng hàng năm khoảng 16.9%, từ 0,2 triệu gia đình năm 2012 lên 0,5 triệu năm 2017.
Dự kiến từ năm 2018 - 2020 tổng số hộ gia đình ở tầng lớp trung lưu tăng 85,7% tổng số gia đình ở Việt Nam vào năm 2020.
Theo JLL tất cả các yếu tố này tạo nên lợi thế cho thị trường Việt Nam trở thành đích ngắm của các NĐT khi có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang. Thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam, bao gồm các loại hình như đất công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi và logicstics vẫn trong giai đoạn mới phát triển. "Thị trường công nghiệp Việt Nam sẽ sớm chuyển mình và phát triển lên một tầm cao mới, dịch chuyển dần từ từ thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn", đại diện JLL việt Nam cho hay.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
115 nghìn tỷ đồng chảy vào khu Nam Sài Gòn, bất động sản tăng tốc Với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 115 nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng khu Nam Sài Gòn, bất động sản khu vực cũng nhờ đó tăng tốc mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trở thành tâm điểm giao dịch tại TP.HCM. Hạ tầng nghìn tỷ Trong 10 năm trở lại đây, hạ tầng khu vực phía Nam Sài...