Xu hướng người Mỹ tiêm mũi tăng cường để chống biến thể Delta
Alison Toni, một người Mỹ đang sinh sống tại Chile, đã đến thăm bố mẹ mình ở Minneapolis hồi tháng 4 vừa qua khi cô trở về Mỹ tiêm mũi đầu tiên vaccine của hãng Pfizer.
Hai tháng sau đó, cô quay lại Mỹ để tiêm mũi thứ hai.
Tuy nhiên, không ai biết rằng Toni đã tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Chile vào đầu năm và lý do mà cô đưa ra cho quyết định này là nhằm tăng khả năng đề kháng trước biến thể Delta đang hoành hành trên khắp thế giới.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New York City, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Toni là một trong số nhiều người Mỹ ở nước ngoài đã và có kế hoạch trở về nước để tiêm mũi tăng cường. Họ viện dẫn lý do rằng cần phải nâng cao khả năng chống biến thể Delta hoặc cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể về công việc hoặc du lịch. Một số người tiêm mũi tăng cường sau khi tư vấn bác sĩ, song một số dựa trên hiểu biết qua các nghiên cứu đã công bố. Hiện chỉ có một số quốc gia đã triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường cho người dân vì cho rằng lượng kháng thể mà vaccine sản sinh ra suy giảm theo thời gian hoặc rằng mũi tiêm tăng cường có thể giúp giảm nguy cơ mắc biến thể Delta, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cho tới nay, giới chức y tế vẫn chưa xác định liệu tiêm mũi tăng cường có cần thiết hay không cũng như chưa có đầy đủ dữ liệu về nguy cơ hay lợi ích của điều này.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Jason Gallagher tại trường Dược thuộc Đại học Temple cho rằng việc tiêm mũi tăng cường có thể không cần thiết, việc mũi tiêm thứ tư có lẽ là lãng phí, thậm chí đối với nhiều người mũi tiêm thứ ba là không cần thiết. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia hoãn việc tiêm mũi tăng cường cho người dân trong bối cảnh còn nhiều người trên thế giới chưa được tiêm mũi đầu tiên.
Tuần trước, Cơ quan Dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiêm mũi tăng cường cho người bị suy giảm miễn dịch. Theo tính toán của giới chức y tế Mỹ, chưa tới 3% người trưởng thành tại Mỹ sẽ được tiêm mũi này, song nhiều khả năng chính sách tiêm mũi tăng cường sẽ được áp dụng rộng rãi hơn.
Tình trạng dư thừa vaccine phòng COVID-19 tại Mỹ cùng với hệ thống chăm sóc sức khỏe phi tập trung là điều kiện để nhiều người, trong đó có du khách, có thể tiêm mũi tăng cường. Thống kê của Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy hơn 1,2 triệu người dân nước này đã tiêm ít nhất 1 mũi tăng cường sau khi tiêm đủ liều theo quy định.
Video đang HOT
Hãng dược Moderna cho biết vaccine của hãng không được phép tiêm cho những người đã tiêm đủ liều. Còn theo người phát ngôn của Tập đoàn bán lẻ dược phẩm CVS Health Corp, hãng này đã ra chính sách từ chối tiêm mũi tăng cường cho những người đã tiêm đủ liều tại các hiệu thuốc của hãng. Trong khi đó, chuỗi dược phẩm Walgreens đưa ra quy định người bệnh phải khai rõ đã tiêm đủ liều hay chưa trong quá trình hẹn khám.
Trường hợp của Jing Wu, 22 tuổi, một nghiên cứu sinh Trung Quốc, lại liên quan đến sự thống nhất về vaccine được cấp phép. Theo đó, Jing Wu đã tiêm đủ liều vaccine của hãng Sinovac tại Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái trước khi đến Mỹ học tại Đại học Princeton. Đến tháng 4 vừa qua, Jing Wu buộc phải tiêm mũi tăng cường vaccine của Johnson &Johnson sau khi nhà trường yêu cầu sinh viên nước ngoài phải tiêm vaccine do FDA cấp phép, trong đó không có Sinovac.
Tuy nhiên, Đại học Princeton đã điều chỉnh chinh sách trên và chấp thuận vaccine được WHO cấp phép, trong đó có Sinovac và Sinopharm, và thậm chí cho rằng không có tác hại nào được biết đến từ việc tiêm mũi tăng cường. Jing Wu nhấn mạnh nếu biết việc tiêm đủ liều vaccine của Sinovac là đủ, anh sẽ không tiêm mũi tăng cường.
Giáo sư Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins, nhận định chính phủ các nước nên tiêu chuẩn hóa định nghĩa của mình về tiêm chủng đầy đủ, qua đó để có thể công nhận những vaccine không được chấp thuận ở quốc gia của họ, nhưng vẫn có hiệu quả trong phòng COVID-19.
Nhiều người Mỹ đổ xô tiêm vaccine
Do biến thể Delta lây lan mạnh và các hạn chế với những ai chưa tiêm chủng, số người Mỹ đăng ký tiêm vaccine đột ngột tăng.
Sau thời gian ngắn ngủi dịch bệnh hạ nhiệt, Mỹ hiện bước vào thời điểm bước ngoặt. Số ca nhiễm tăng nhanh, lên hơn 51.000 một ngày, gấp 4 lần so với tháng trước. Đất nước một lần nữa chứng kiến hình ảnh quen thuộc. Bệnh viện quá tải, nhân viên y tế kiệt sức và hàng nghìn người tử vong.
Biến thể Delta dễ lây lan là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng này. Nhưng Mỹ cũng đối diện kẻ thù cũ, đó là tâm lý e ngại vaccine đã tồn tại rất lâu.
Song trong ngày 24/7 vừa qua, hơn nửa triệu người đổ xô đến các hiệu thuốc và phòng khám lưu động để tiêm vaccine. Họ thừa nhận đã có cơ hội tiêm chủng từ vài tháng trước, nhưng quyết định chờ đợi. Một số hài lòng rằng cuối cùng mình đã làm đúng. Số khác phàn nàn họ chẳng còn lựa chọn nào.
Họ không phải những người háo hức xếp hàng từ ngày đầu vaccine được phê duyệt, cũng không thuộc hội anti-vax cực đoan. Đây là nhóm trung lập, né tránh tiêm chủng vài tháng, cho đến khi được gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp thuyết phục.
Nhiều người đưa ra quyết định đột ngột, thậm chí tình cờ. Lisa Thomas, 45 tuổi, tiêm vaccine tại chợ nông sản vì nghe nói sẽ được phát thẻ quà tặng trị giá 150 USD. Một người đàn ông 60 tuổi, sống tại Los Angeles, rẽ vào tiêm chủng ở phòng khám vắng vẻ vì lần đầu tiên trong nhiều tháng, ông không cần xếp hàng.
Lisa Thomas, 45 tuổi, tiêm vaccine tại chợ nông sản ở Mỹ, tháng 7/2021. Ảnh: NY Times
Số khác chủng ngừa vì sức ép từ gia đình hoặc bạn bè.
"Mẹ có thể chết đấy, hãy tiêm vaccine", Grace Carper, 15 tuổi, nói với mẹ là Nikki White khi đang tranh luận về vấn đề này. Hôm sau, cả hai cùng nhau đến tiêm phòng tại một siêu thị trong sự háo hức của Carper.
Một số người bức bối sau cả năm không thực hiện được các kế hoạch mong muốn như học đại học, giao lưu với bạn bè mà không đeo khẩu trang hoặc đăng ký một công việc bán thời gian. Điều này cho thấy biện pháp cứng rắn của chính phủ có tác động đáng kể. Tiêm chủng trở thành vấn đề buộc phải nhắc đến giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, bởi một số doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường nếu các nhân viên chưa tiêm vaccine.
Audrey Sliker, 18 tuổi, sống tại Southington, quyết định chủng ngừa sau khi nhận thông báo tất cả sinh viên theo học Đại học Bang New York đều phải có chứng nhận vaccine.
"Ban đầu, chỉ là tôi sợ kim tiêm. Lúc đó tôi nghĩ 'Mình có thật sự cần làm điều này không?'", Sliker chia sẻ khi rời khỏi lều tiêm chủng lưu động ở Middlefield, vừa hoàn thành mũi đầu tiên.
Những người khác có lý do cá nhân hơn. Willie Pullen, 71 tuổi, vui vẻ rời khỏi điểm tiêm chủng ở Chicago, trên tay cầm túi bỏng ngô. Ông là một trong số ít người đến nhận vaccine sáng hôm ấy. Pullen chia sẻ ông không phản đối tiêm phòng, song cho rằng mình đủ khỏe và sẽ không mắc Covid-19. Nhưng khi muốn đến thăm người thân cao tuổi bị bệnh, ông quyết định tiêm chủng. Theo Pullen, tiếp xúc với người già mà không tiêm vaccine là hành động thiếu trách nhiệm.
Chiến dịch tiêm chủng đại trà ở Mỹ khởi đầu đầy hào hứng và rầm rộ. Hàng triệu người nhận vaccine mỗi ngày, vui vẻ đăng ảnh tự sướng trên mạng xã hội. Chương trình đạt đỉnh ngày 13/4, trung bình 3,38 liều vaccine được sử dụng. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu 70% người trưởng thành tiêm ít nhất một liều trước 4/7.
Nhưng kể từ giữa tháng 4, số người đăng ký giảm đều đặn, chững lại trong một tháng gần đây. Trung bình mỗi ngày, Mỹ tiêm khoảng 537.000 liều vaccine, giảm 84% so với mức đỉnh. 68,7% người Mỹ trưởng thành đã tiêm ít nhất một liều. Các chính trị gia bảo thủ đặt câu hỏi về tính an toàn của ba loại vaccine được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt khẩn cấp. Tại một số vùng của đất nước, làn sóng phản đối đi liền với chính trị.
Ronald Gilbert, 60 tuổi, chủng tại một ga tàu ở Hawthorne, Nam Los Angeles, tháng 7/2021. Ảnh: NY Times
Dù vậy, khi số ca nhiễm và nhập viện vì biến thể Delta gia tăng, những người chần chừ bắt đầu cân nhắc tiêm vaccine. Hôm 23/7, Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng, công bố "dữ liệu đáng khích lệ" cho thấy số người tiêm chủng tăng lên tại 5 bang có tỷ lệ ca nhiễm cao nhất gồm Arkansas, Florida, Louisiana, Missouri và Nevada.
Nhiều cư dân ban đầu không tin tưởng vaccine do nghe theo các đồn đoán sai lệch trên mạng xã hội. Song sau thời gian nghiên cứu, họ quyết định xắn áo tiêm phòng.
Trong bóng râm của một ga tàu ở Hawthorne, phía Nam Los Angeles, các tình nguyện viên và người đến tiêm vaccine cố gắng nói chuyện qua tiếng xe cộ. Ronald Gilbert, 60 tuổi, cho biết mình chưa thực sự tin tưởng vaccine. Song khi số ca nhiễm gia tăng, "tốt nhất là nên tự bảo vệ bản thân", ông nói.
"Tôi cảm thấy thoải mái hơn khi làm điều này. Tôi sẽ ưỡn ngực tự hào nói 'Bạn đã tiêm vaccine chưa? Tôi tiêm rồi đấy'", ông chia sẻ.
Mỹ rẽ hai ngả vì tiêm chủng không đồng đều Chiến dịch tiêm chủng chậm chạp tại một số nơi tạo cơ hội để biến thể Delta lây lan nhanh chóng, đặc biệt ở nhóm trẻ tuổi và người già trong viện dưỡng lão. Số ca mắc và nhập viện tại Mỹ đang tăng trở lại, song vẫn ở mức thấp. Bệnh nhân tập trung ở khu vực trung tâm, phía nam và...