Xu hướng lãi suất năm 2022 dự báo vẫn neo ở mức thấp
Trong bối cảnh các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đồng loạt có động thái tăng lãi suất, vậy xu hướng lãi suất của Việt Nam trong năm 2022 được dự báo ra sao?
Khách hàng giao dịch tại BAOVIET Bank, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vừa trở thành ngân hàng Trung ương lớn đầu tiên trên thế giới tăng lãi suất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, do lo ngại lạm phát leo thang. Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa diễn ra cũng bày tỏ quan điểm sẽ tăng tốc siết hỗ trợ, dự kiến có thể nâng lãi suất 3 lần trong năm 2022.
Trong bối cảnh các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đồng loạt có động thái tăng lãi suất, vậy xu hướng lãi suất của Việt Nam trong năm 2022 được dự báo ra sao?
Tại một hội thảo trực tuyến mới được tổ chức, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Nguồn vốn và Ngoại hối, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) nhận định, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ sẽ nới lỏng với mặt bằng lãi suất duy trì thấp như hiện tại để hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, chưa có yếu tố khiến lãi suất có thể bật tăng mạnh trở lại trong năm 2022.
Phân tích lý do đưa ra nhận định trên trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng Trung ương đang xem xét thắt chặt chính sách nới lỏng tiền tệ; trong đó có Fed, ông Lê Quang Trung cho biết, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện vẫn khá ổn định.
Đầu tiên phải kể đến yếu tố lạm phát, trong 11 tháng năm 2021, lạm phát bình quân chỉ ở mức 1,84% và đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây. Ngay cả lạm phát cơ bản cũng chỉ tăng 0,82%, lạm phát lũy kế khoảng 2%… trong khi mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2021 là 4%. Như vậy Việt Nam còn nhiều dư địa để kiềm chế lạm phát.
Về cán cân thương mại, kể từ năm 2016 đến nay, Việt Nam liên tục thặng dư cán cân thương mại, nhất là năm 2020 xuất siêu đạt gần 20 tỷ USD. Dù có thời điểm trong năm 2021 phải nhập siêu, nhưng đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã xuất siêu trở lại và dự kiến có thể đạt trên 2 tỷ USD. Việc xuất siêu liên tục sẽ giúp dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng cao, qua đó giúp ổn định vĩ mô và giá trị VND.
Thêm vào đó, giá trị của tiền đồng VND đang tăng giá so với nhiều loại tiền tệ khác, chẳng hạn như tăng gần 1% so với đồng USD và tăng hơn 4% so với rổ đồng tiền có đối tác thương mại với Việt Nam (tính đến cuối tháng 11/2021). Điều này giúp cho Việt Nam giảm bớt nhập khẩu lạm phát. Đồng thời, khi giá trị đồng tiền tăng lên, lãi suất sẽ có xu thế đi ngang hoặc đi xuống.
Các chuyên gia của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cũng cho rằng, áp lực tăng lãi suất trong năm 2022 là không lớn. Dù vừa qua có một số ngân hàng có động thái tăng lãi suất nhưng đây chỉ là để có dư địa giải quyết nguồn vốn cho tín dụng cuối năm.
Bởi lẽ, thanh khoản hệ thống được hỗ trợ từ hoạt động mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Lượng tiền VND được bổ sung vào hệ thống ngân hàng ở nửa cuối năm theo kênh này ước tính vào khoảng 200.000 – 300.000 tỷ đồng. Các chỉ số liên quan như: tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR); vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức an toàn. Bên cạnh đó, một số ngân hàng đã tìm đến các nguồn vốn giá rẻ trên thị trường quốc tế, nhằm tạo thêm dư địa hạ lãi suất.
Mặc dù lạc quan, song rõ ràng việc lạm phát đang tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới đang gây áp lực không nhỏ đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội tháng 11 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, để xác định dư địa giảm lãi suất tiếp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó có lạm phát. Trong năm 2021, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% nhiều khả năng có thể đạt được, nhưng sang năm 2022, rủi ro lạm phát đang có áp lực lớn.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, các nền kinh tế của thế giới đã dần phục hồi khi chiến lược tiêm vaccine bao phủ, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng. Nhiều nước phát triển ghi nhận mức lạm phát tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu/GDP đã lên 200% nên áp lực rủi ro nhập khẩu lạm phát là rất lớn.
Trao đổi với phóng viên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, năm nay, Việt Nam kiềm chế lạm phát khá tốt, khả năng chỉ quanh mức 3%. Việc kiểm soát lạm phát tốt sẽ giúp giữ giá trị tiền VND, tỷ giá VND sẽ đi ngang so với đầu năm. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế hiện nay, việc giữ mức lạm phát như năm 2021 sẽ là rất khó khăn.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, mặc dù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng việc các nền kinh tế lớn đồng loạt có động thái tăng lãi suất để đối phó với lạm phát leo thang sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, kéo theo cuộc đua lãi suất trên toàn cầu. Bởi lẽ, nếu không đẩy lãi suất lên theo, giá trị đồng tiền của các nước sẽ tụt xuống. Tỷ giá đồng USD theo đó có thể tăng mạnh trong năm 2022.
Tại Việt Nam, việc tăng lãi suất sẽ đi ngược với chính sách hỗ trợ nền kinh tế phục hồi của Chính phủ hiện nay. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, chính sách tiền tệ của các nước có thể sẽ ảnh hưởng đến định hướng chính sách tiền tệ của Việt Nam. Chưa kể, các vấn đề còn tùy thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh trong nước.
Vị chuyên gia này đưa ra 2 kịch bản lãi suất trong năm 2022, tùy thuộc vào diễn biến dịch COVID-19 trong nước. Ở kịch bản thứ nhất, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, nền kinh tế phục hồi mạnh trở lại, nhiều khả năng lãi suất sẽ bật tăng trở lại. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không cao, tối đa cũng chỉ từ 0,5 – 1 điểm %.
Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự xâm nhập của biến thể Micromon gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, nền kinh tế thì nhiều khả năng Chính phủ vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bằng cách giữ mặt bằng lãi suất thấp. Với kịch bản này, lãi suất có thể giảm từ 0,25 – 0,5 điểm % trong năm 2022.
Giới phân tích cũng cho rằng, bất kỳ hành động thắt chặt tiền tệ (nếu có) sẽ chỉ diễn ra sớm nhất là từ quý III/2022 và mức độ tăng lãi suất khi đó sẽ rất hạn chế, ở mức từ 0,25 – 0,5 điểm %.
Theo nhóm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ không nâng lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2022, nhằm duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Họ có thể sẽ sử dụng các công cụ thông qua thị trường mở, như mua ngoại hối và bơm tiền đồng ra thị trường để hỗ trợ trợ thanh khoản hoặc nâng trần tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.
Nhận định thị trường chứng khoán từ 18 - 22/10: Xu hướng tăng điểm vẫn chưa thay đổi
Dù VN-Index chưa vượt được mốc tâm lý 1.400 điểm, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua vẫn được đánh giá là có diễn biến tích cực.
Đà tăng trải rộng ra nhiều nhóm cổ phiếu, cùng với sự đi lên của thanh khoản.
Vì vậy, giới phân tích từ các công ty chứng khoán vẫn có nhận định khá lạc quan về thị trường tuần tới khi cho rằng, xu hướng tăng điểm vẫn chưa thay đổi.
Phát đi tín hiệu lạc quan
Theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS), VN-Index ghi nhận một tuần tăng điểm tích cực với việc chinh phục thành công ngưỡng kháng cự 1.380 điểm và khối lượng giao dịch trong tuần được duy trì ở mức cao. Đà đi lên của chỉ số được dẫn dắt bởi diễn biến tăng điểm tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng, tài chính và nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG, VHM, VIC, VRE.
Sau phiên đầu tuần tăng mạnh vượt ngưỡng 1.390 điểm, chỉ số VN-Index nhìn chung chỉ dao động đi ngang trong biên độ hẹp quanh ngưỡng này trong phần còn lại của tuần, dưới áp lực chốt lời ngắn hạn khá mạnh và "dai dẳng" quanh ngưỡng 1.400 điểm.
Dù vẫn chưa thể chinh phục thành công ngưỡng 1.400 điểm, chỉ số VN Index đang phát đi nhiều tín hiệu lạc quan hơn, khi ghi nhận một nhịp tăng chậm rãi nhưng bền bỉ qua từng phiên, đi cùng khối lượng giao dịch khá dồi dào.
Dù vậy, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn vốn đã ghi nhận mức tăng vượt trội so với chỉ số chung trong thời gian vừa qua vẫn chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh giảm sau giai đoạn tăng "nóng".
VCBS cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và cơ hội xuất hiện ở cả các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng như các cổ phiếu vốn hóa nhỏ.
"Nhà đầu tư nên cơ cấu các cổ phiếu nắm giữ theo hướng đa dạng hóa danh mục nhiều hơn trong giai đoạn này, khi mà thị trường vẫn chưa xuất hiện ngành hay nhóm cổ phiếu nào mang tính chất dẫn sóng", VCBS khuyến nghị.
Theo VCBS, xu hướng giao dịch "lình xình" của VN-Index sẽ vẫn tiếp diễn trong tuần tới. Dòng tiền sẽ dần dịch chuyển tới các cổ phiếu có triển vọng kết quả kinh doanh tích cực trong quý IV/2021, cũng như hưởng lợi từ lộ trình nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc. Có thể kể đến như nhóm phân bón, hóa chất, điện, dầu khí... và theo đó mở ra cơ hội "lướt sóng" cho các nhà đầu tư ngắn hạn.
Dưới góc nhìn của Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), thị trường chứng khoán trong nước khép lại một tuần tăng điểm, nhưng vẫn chưa vượt được ngưỡng cản tâm lý 1.400 điểm. Thanh khoản tuần qua cũng tích cực hơn so với tuần trước đó, nhưng dòng tiền sôi động ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Cả 2 nhóm này đều duy trì được đà tăng và đang ở mức cao lịch sử theo giá đóng cửa.
Về kỹ thuật, xu hướng tăng của thị trường vẫn không thay đổi, nhà đầu tư đang quan tâm đến cổ phiếu cụ thể nhiều hơn so với việc nhìn chỉ số khi báo cáo kết quả kinh doanh đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thanh khoản trong tuần qua gia tăng và vượt lên trên mức trung bình 20 tuần gần nhất cho thấy dòng tiền có sự quay trở lại, nhưng bên mua và bên bán đang khá giằng co ở vùng giá hiện tại. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với gần 800 tỷ đồng trên hai sàn cũng tạo ra thêm áp lực lên thị trường.
Tuy nhiên, với việc kết tuần trên vùng hỗ trợ 1.375-1.380 điểm thì khả năng để VN-Index hướng đến ngưỡng tâm lý 1.400 điểm là vẫn còn trong nhịp tăng này.
SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo 18-22/10, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm để hướng tới ngưỡng kháng cự tâm lý 1.400 điểm và diễn biến tại đây sẽ xác nhận xu hướng tiếp theo của thị trường.
Về diễn biến giao dịch, kết thúc tuần từ 11-15/10, VN-Index tăng 19,97 điểm lên 1.392,7 điểm; HNX-Index tăng 12,92 điểm lên 384,84 điểm.
Thanh khoản gia tăng so với tuần trước đó và cao hơn mức trung bình 20 phiên, với khoảng 24.100 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.
Tính trong cả tuần, giá trị giao dịch trên HOSE tăng 8,5% lên 107.995 tỷ đồng tương ứng với khối lượng tăng 9,8% lên 3.663 triệu cổ phiếu; trong khi đó, giá trị giao dịch trên HNX giảm 3,1% xuống 12.810 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giảm 7,3% xuống 564 triệu cổ phiếu.
Phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều có sự tăng trưởng trong tuần qua. Nhóm nguyên vật liệu tăng mạnh nhất với 3,6% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu trụ cột trong nhóm như: HPG tăng 2,9%, HSG tăng 4,4%, NKG tăng 7,6%.
Tiếp theo là nhóm ngân hàng có mức tăng 2,2% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu như: BID tăng 0,8%, ACB tăng 2,4%, MBB tăng 2,5%, TCB tăng 3,7%, CTG tăng 4,1%, VPB tăng 4,5%.
Ngành dịch vụ tiêu dùng và ngành tài chính có cùng mức tăng 1,7% giá trị vốn hoá; trong đó, cổ phiếu hàng không như: SCS tăng 1,4%, VJC tăng 2,2%; cổ phiếu bán lẻ như MWG tăng 2,8%; cổ phiếu bất động sản như VIC tăng 3,6%; cổ phiếu chứng khoán như VND tăng 0,4%, VCI và SHS tăng 1,3%, HCM tăng 2%.
Ngành công nghiệp tăng 1,1 % giá trị vốn hóa, công nghệ thông tin tăng 0,7%, dầu khí tăng 0,3%... Ở chiều ngược lại, ngành dược phẩm và y tế giảm 0,7% và hàng tiêu dùng giảm 0,3% giá trị vốn hóa.
Những diễn tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khá tương đồng với xu hướng đi lên của thị trường thế giới.
Chứng khoán thế giới tăng điểm
Hoạt động tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Các thị trường chứng khoán thế giới đi lên trong tuần qua nhờ sự lạc quan về lợi nhuận của các doanh nghiệp, sau sự khởi đầu tích cực của mùa báo cáo kết quả kinh doanh.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức cao hơn trong phiên 15/10, với các chỉ số chính ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp nhờ doanh số bán lẻ tháng 9/2021 của nền kinh tế tốt hơn dự kiến đã giúp thúc đẩy lực mua trên Phố Wall.
Trên thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,1% lên 35.294,76 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 0,8% lên 4.471,37 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,5% lên 14.897,34 điểm.
Yếu tố chính thúc đẩy tâm lý lạc quan của giới đầu tư chứng khoán Mỹ trong phiên này là báo cáo cho thấy, doanh số bán lẻ tháng 9/2021 của nước này đã tăng 0,7%, trái ngược với dự báo giảm 0,2% trước đó của giới chuyên gia.
Số liệu trên chỉ ra rằng, người Mỹ vẫn đang chi đủ tiền để duy trì đà phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19, ngay cả khi họ phải trả nhiều tiền hơn.
Với mức tăng khá tốt trong phiên cuối tuần 15/10, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều có tuần tăng thứ hai liên tiếp. Chỉ số Dow tăng 1,6% trên cả tuần, trong khi S&P 500 tăng 1,8% và Nasdaq tiến 2,2%.
Tuần tới, một số tên tuổi lớn trên một số lĩnh vực bao gồm: công ty dược phẩm Johnson & Johnson, nền tảng streaming Netflix, nhà sản xuất ô tô điện Tesla, công ty sản xuất chip Intel, sẽ công bố báo cáo kinh doanh hàng quý của mình. Giới quan sát đang đặt nhiều kỳ vọng vào những báo cáo này, sau khi đợt đầu tiên cho thấy các doanh nghiệp vẫn đứng vững bất chấp những lo ngại về lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng.
Ngoài các báo cáo thu nhập doanh nghiệp, thị trường cũng sẽ dành nhiều chú ý cho một số báo cáo kinh tế quan trọng được công bố vào tuần tới, bao gồm Báo cáo Sách be của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về nền kinh tế được phát hành vào ngày 20/10; doanh số bán nhà hiện có và cuộc khảo sát ngành chế tạo của Fed chi nhánh Philadelphia vào ngày 21/10, cùng Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của ngành chế tạo và dịch vụ do công ty nghiên cứu thị trường Markit công bố vào ngày 22/10.
Tại châu Á, phiên cuối tuần 15/10, các thị trường chứng khoán đồng loạt tăng điểm, tiếp nối đà đi lên của các thị trường chứng khoán trên thế giới nhờ sự lạc quan về lợi nhuận của các doanh nghiệp sau sự khởi đầu tích cực của mùa báo cáo kết quả kinh doanh. Bất chấp lo ngại về lạm phát và cắt giảm chính sách hỗ trợ kinh tế, giới đầu tư vẫn tin tưởng vào số liệu kinh tế Mỹ phục hồi cao hơn kỳ vọng.
Phiên này, chứng khoán Tokyo tăng nhờ đồng yen yếu và đồng USD mạnh lên, trong bối cảnh giới đầu tư ngóng chờ báo cáo kinh doanh của các công ty. Chốt phiên 15/10, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) tăng 1,81% lên 29.068,63 điểm.
Hoà chung xu hướng đi lên của thị trường chứng khoán châu Á, hai thị trường chính của Trung Quốc, gồm có Thượng Hải và Hong Kong, đều tăng điểm. Chốt phiên này, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,4%, lên 3.572,37 điểm, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong tăng 1,48% lên 25.330,96 điểm. Các thị trường châu Á khác gồm Sydney, Singapore, Seoul và Manila cũng đều đi lên.
Cuối năm 'nóng' cuộc đua tăng vốn điều lệ, bảng xếp hạng ngân hàng sẽ biến động ra sao? Cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trở nên "nóng" hơn trong tháng cuối cùng của năm 2021. Dự báo, bảng xếp hạng về vốn điều lệ năm 2022 sẽ tiếp tục có những biến động mạnh khi các "ông lớn" ngân hàng quốc doanh và tư nhân đều sẵn sàng cho kế hoạch chia cổ tức "khủng". "Ông lớn"...