Xu hướng du lịch khám phá văn hóa bản địa
Trải nghiệm gần gũi hơn với cuộc sống, nét đẹp văn hóa người dân địa phương của bà con các vùng miền…
là điểm mạnh của du lịch khám phá văn hóa bản địa. Đây cũng là những nguyên liệu quý giúp lữ hành, ngành du lịch phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo.
Theo các chuyên gia, đây là hình thức du lịch mà bạn sẽ chú trọng trải nghiệm, tìm hiểu sâu hơn về con người, văn hóa và cuộc sống bình dị của những người dân bản địa. Điểm đến của hình thức du lịch này có thể không phải là những thắng cảnh mà là trọng tâm vào những nét đẹp, giá trị văn hóa và đặc trưng của địa phương, vùng miền.
Du khách thích thú trải nghiệm sinh hoạt, bữa cơm thường ngày ở homestay Halo Bay (TP Hạ Long).
Đây là hình thức du lịch phát triển khá thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, xu hướng du lịch này góp phần thúc đẩy cho du lịch cộng đồng, mang lại cơ hội phát triển cho các homestay mang đặc trưng văn hóa bản địa. Đơn cử như dịch vụ ở homestay Halo Bay (Kênh Liêm, TP Hạ Long), điểm đến được các trang đặt phòng quốc tế quan tâm, nhiều bạn trẻ, du khách quốc tế yêu thích.
Tại đây, ngoài lưu trú, sinh hoạt cùng gia đình người dân địa phương, du khách được chủ homestay tư vấn điểm tham quan, đồng hành, chỉ dẫn khách cách đi chợ, cung cấp bếp nấu, cách chế biến các món ăn đặc trưng vùng biển cho tới các chuyến đi tham quan, đến các di tích mà ít du khách biết đến, như: Trận địa pháo đồi Đặng Bá Hát, phố cổ Hòn Gai, nhà Pháp, cuộc sống làng chài, xưởng chế biến than đá…
Chị J.Radhika (du khách người Anh) đánh giá: Thật tuyệt khi đây là điểm nhấn trong chuyến đi dài của tôi. Không chỉ được hiểu hơn nếp sống, văn hóa người Hạ Long, tôi được dẫn đi thăm di tích lịch sử, phố cổ, tập thể dục sáng ở đường bao biển, tối đạp xe xuống bãi biển… Đó còn hơn cả một chuyến đi”.
Không chỉ ở thành phố, trên các vùng cao xa xôi như Bình Liêu cũng là điểm đến được du khách quan tâm. Ngoài cảnh quan, du khách đến Bình Liêu bởi vì yêu nét đẹp văn hóa, cuộc sống của đồng bào ở các bản làng. Ở Bình Liêu, không ít homestay thật sự như ngôi nhà truyền thống ấm cúng của đồng bào, tạo không gian cho du khách trải nghiệm văn hóa bản địa, từ bữa cơm đến nếp sinh hoạt thông qua các món ăn do chính người dân nuôi trồng, giao lưu văn nghệ như hát then – đàn tính, trò chơi dân gian…
Du khách còn được hòa vào hoạt động thường ngày của bà con dân bản, như cấy, gặt lúa, làm nhà trình tường… hoặc được hướng dẫn viên bản địa dẫn đi tham quan bản mùa lúa chín, phượt rừng hái măng, tham gia các chợ phiên, thưởng thức ẩm thực ở các lễ cơm mới…
Không chỉ vùng cao, khám phá cuộc sống của người dân biển vùng vịnh Bái Tử Long, các đảo Minh Châu, Quan Lạn, Cô Tô… cũng là điều du khách thích thú. Bởi tới đây, du khách sẽ được người dân địa phương dẫn đi biển, trải nghiệm cuộc sống lao động hàng ngày. Dưới sự hướng dẫn của ngư dân, du khách sẽ được trực tiếp tham gia đánh cá, cào ngao, đào sá sùng… Qua đó, không chỉ du khách được trực tiếp trải nghiệm, thể hiện sự khéo léo của mình mà còn hiểu hơn khó khăn, vất vả của ngư dân. Sau đó, du khách sẽ vào bếp chế biến và thưởng thức thành quả mình vừa đánh bắt.
Video đang HOT
Du khách cùng tham gia dựng nếp nhà trình tường ở Đồng Văn (Bình Liêu) để hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa bản địa của bà con dân tộc.
“Du lịch như người bản địa không quá chú trọng tới thắng cảnh mà khai thác góc cạnh cuộc sống, nét đẹp trong đời sống, văn hóa. Qua đó, du khách có thể khám phá, hiểu chân thực hơn vùng đất đó. Đây chính là sức hút, sự hấp dẫn riêng có của hình thức du lịch này” – ông Trần Đăng An, Giám đốc lữ hành Halotour, đánh giá.
Thực tế, không ít các trải nghiệm này đã được các đơn vị lữ hành quan tâm khai thác, trở thành ý tưởng, chất liệu cho các sản phẩm du lịch, đơn cử như: Tour du lịch 1 ngày làm ngư dân trên Vịnh Hạ Long, ở đảo Quan Lạn, city tour TP Hạ Long, trải nghiệm mùa lúa chín, lễ cơm mới ở Bình Liêu, trải nghiệm làng quê Yên Đức…
Từ kết quả ban đầu đó, hiện ngành du lịch tỉnh đang hướng đến xây dựng những hoạt động trải nghiệm dựa vào chất liệu trên như trải nghiệm đời sống ngư dân, đua thuyền rồng, chợ phiên, du lịch băng rừng. Điều cần làm là khai thác được sự khác biệt, nét đẹp đặc trưng của từng sản phẩm thay vì dập khuôn, thiếu sáng tạo…
Bản làng trong mây gìn giữ nét văn hóa bản địa Sa Pa
Đến bản Mây nép mình dưới chân Fansipan, du khách có thể thỏa sức khám phá, trải nghiệm văn hóa của đồng bào 5 dân tộc H'Mong, Tày, Giáy, Xa Phó và Dao Đỏ ở Sa Pa.
Những nếp nhà truyền thống của các dân tộc tại bản Mây, Sa Pa, Lào Cai.
Tây Bắc thu nhỏ
Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm xây dựng cáp treo Fansipan - 10 năm làm đẹp vùng đất, Sun World Fansipan Legend chính thức khánh thành Bản Mây, với 11 ngôi nhà cổ được đưa về nguyên vẹn từ các bản làng, quy tụ không gian văn hóa của 5 dân tộc thiểu số Sa Pa, với tâm nguyện gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa vùng cao trong du lịch.
Bước qua cánh cổng thô mộc lợp mái tranh bên triền núi dãy Hoàng Liên Sơn, du khách sẽ cảm thấy như lạc tới một bản làng Tây Bắc ấm cúng và gần gũi. Góc này có gian nhà cổ nơi phụ nữ Dao Đỏ ngồi dưới hiên thêu váy áo, góc kia phảng phất khói lam từ bếp lửa của đồng bào H'Mông nấu bữa cơm mời khách. Từ căn nhà của người Xa Phó vọng ra tiếng hát ru của người mẹ. Khung cảnh bình yên như cuộc sống thường ngày ở những bản làng của đồng bào Sa Pa.
Một người mẹ Xa Phó vừa thêu váy áo vừa hát ru con trong căn nhà truyền thống ở Bản Mây, Sa Pa.
Chắc hẳn khách thập phương sẽ ngạc nhiên khi biết có một bản làng hội tụ đầy đủ tinh hoa của văn hóa các dân tộc thiểu số ở Sa Pa chỉ cách trung tâm thị trấn 10 phút di chuyển. Bởi, thường du khách không dễ gặp gỡ đồng bào thiểu số, tìm đến tận những bản làng xa xôi để trải nghiệm cuộc sống hàng ngày, nét sinh hoạt truyền thống của các dân tộc hay đặc biệt hơn là không khí lễ hội vào những dịp lễ tết.
Chris, một du khách đến từ Đức, bày tỏ: "Tôi hết sức ngỡ ngàng khi thấy những điệu múa, âm nhạc truyền thống của các dân tộc ở đây. Tôi cảm thấy mình thực sự học thêm điều mới mẻ ở đây. Đó là điều lý thú nhất chúng ta có thể làm trong một kỳ nghỉ".
Tái hiện chân thực nhất không gian sinh hoạt đậm chất truyền thống Tây Bắc, những căn nhà truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được đưa từ các bản làng xa xôi về phục dựng, hợp lại thành một bản Mây thơ mộng dưới chân núi Fansipan. Những cây hồng lâu năm, cây thuốc quý cũng được đưa về trồng bên góc sân. Những cư dân đặc biệt trong bản chính là thế hệ trẻ, nghệ nhân bản địa từ 5 dân tộc thiểu số H'Mong, Tày, Giáy, Xa Phó, Dao Đỏ duy trì nếp sống đơn sơ như hàng ngày.
Lý Mán Mẩy, cô gái người Dao Đỏ, tâm đắc với kiến trúc của bản Mây, nơi cô có thể dễ dàng giới thiệu tới du khách những nét văn hóa, tâm linh, bản sắc dân tộc mình. Đồng thời, cô cũng có cả không gian và thời gian để kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của thế hệ ông cha.
"Trước đây tôi ít khi học chữ Nôm cổ. Từ khi có không gian này, tôi cũng như các chị em thuộc thế hệ trẻ của người Dao Đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa có cơ hội học thêm rất nhiều, nghe các nghệ nhân lớn tuổi kể về ý nghĩa, lịch sử của những văn tự Nôm Dao. Bản thân tôi còn lĩnh hội rất nhiều câu đối cổ".
Bản Mây như ngôi nhà mới của đồng bào các dân tộc thiểu số, nơi họ tự hào giới thiệu với du khách về cuộc sống thường nhật, nét ẩm thực Tây Bắc cho đến văn hóa tâm linh, lễ hội truyền thống... Đồng bào còn tổ chức lễ nhập trạch nhà mới, thờ cúng hay thực hiện những nghi lễ, nghi thức, hội hè... theo lịch truyền thống của dân tộc mình.
Lý Mán Mẩy (thứ hai, trái) kể cho đoàn khách Ấn Độ về những câu chuyện tâm linh tại nếp nhà người Dao Đỏ ở bản Mây, Sa Pa.
Không gian ấy hội tụ đủ tinh hoa, để du khách có thể gặp gỡ 5 dân tộc thiểu số, trải nghiệm đủ nét văn hóa bản địa đặc sắc nhất chỉ trong một ngày. Vào tất cả các ngày trong tuần, buổi sáng từ 9h30 đến 11h30 và chiều từ 13h50 đến 16h, sẽ diễn ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật Tây Bắc như giao lưu văn hóa cùng nghệ nhân các đồng bào Tày, Xa Phó; minishow chủ đề "Little Sapa", "Tây Bắc mùa nở hoa", "Tình yêu Fansipan"...
Bản làng đặc biệt này rộn ràng hơn vào mỗi dịp cuối tuần hay lễ Tết. Du khách có thể chứng kiến đám cưới truyền thống của người Dao Đỏ, xem đồng bào Tày múa chầu hát then trong lễ đổ rượu, đồng bào Xa Phó trình diễn múa chuông hay người H'Mông múa khèn...
Đặc biệt, từ nay đến hết tháng 12.2023, Lễ Hội Bản Mây sẽ chính thức diễn ra tại không gian văn hóa vùng cao đặc sắc này, vào các ngày cuối tuần. Du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật độc đáo do chính bà con các dân tộc thể hiện.
Mỗi ngày, các hoạt động sẽ tôn vinh một dân tộc trong bản. Không chỉ quan sát nếp sinh hoạt quen thuộc của đồng bào vùng cao Sa Pa, du khách hoàn toàn thoải mái hòa vào cuộc sống bản địa khi cùng giã bánh dày, đồ xôi ngũ sắc, lắng nghe điệu khèn, tiếng sáo, tìm hiểu tục bắt vợ hay những nghi thức trong đám cưới người Dao Đỏ... Một Tây Bắc thu nhỏ sẽ được tái hiện ngay tại Bản Mây sống động đến từng giây.
Đám cưới ở nhà người Dao Đỏ trong bản Mây dưới chân núi Fansipan, Sa Pa, Lào Cai.
Gìn giữ cội nguồn văn hóa bản địa
Giữa bức tranh du lịch lấy văn hóa truyền thống làm gốc rễ để phát triển, bản Mây như góp thêm một nét chấm phá đặc sắc cho Sa Pa, tô điểm thêm sắc màu bản địa cho khu du lịch Sun World Fansipan Legend.
Ông Trần Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai, đánh giá bản Mây không chỉ đóng vai trò trong gìn giữ, bảo tồn mà còn phát huy, tạo nên địa chỉ lưu giữ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của 5 cộng đồng dân tộc Sa Pa.
"Khu du lịch đã mời những chuyên gia rất giỏi trong nước và quốc tế về lĩnh vực bảo tồn, những nhà biên đạo nổi tiếng trong nước và quốc tế để xây dựng những chương trình, sự kiện, sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn trên cơ sở nền tảng dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc", ông Bình nói.
Phong tục kéo vợ của người H'mông được tái hiện với du khách.
Lãnh đạo ngành du lịch Lào Cai điểm lại những sản phẩm du lịch đậm dấu ấn văn hóa bản địa của các dân tộc Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng lễ hội 5 mùa, các sự kiện, chương trình, show diễn nghệ thuật Vũ điệu trên mây... Đặc biệt, giải đua ngựa "Vó ngựa trên mây" góp phần lan tỏa giá trị di sản văn hóa phi vật thể - lễ hội truyền thống đua ngựa Bắc Hà tới công chúng.
Đáng chú ý hơn, từng món quà, sản phẩm lưu niệm dành cho khách du lịch đến Sa Pa cũng lấy giá trị văn hóa bản địa làm cốt lõi. Điển hình như hoa văn thổ cẩm góp phần lan tỏa và thúc đẩy nghề thủ công truyền thống, dệt vải của bà con các dân tộc thiểu số.
Du khách nước ngoài đến Sa Pa yêu thích những sản phẩm được thiết kế từ 30 bức tranh vẽ các trang phục của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nhân sự kiện khai trương bản Mây, một trong những công trình tiêu biểu kỷ niệm 10 năm xây dựng cáp treo lên đỉnh Fansipan, ông Trịnh Xuân Trường, chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai khẳng định tiềm năng, thế mạnh của Sa Pa đã được đánh thức, với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, vừa khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên là cảnh quan, khí hậu..., vừa kết hợp với khai thác bản sắc, văn hoá bản địa.
Hướng đi đúng đắn này giúp cho du lịch của Lào Cai trong giai đoạn vừa qua tăng trưởng gấp gần 5 lần. Hậu COVID-19, Lào Cai được đánh giá là một trong những địa phương có tốc độ phục hồi mạnh mẽ nhất cả nước. Lào Cai đặt mục tiêu đón 6 triệu lượt khách du lịch trong năm 2023, nhưng chỉ trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách du lịch của tỉnh đã đạt gần 6,5 triệu lượt.
TPHCM vào nhóm điểm đến du khách lưu lại lâu nhất châu Á Nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda đã hé lộ các điểm đến châu Á nổi bật về loại hình du lịch chậm (slow travel). Theo dữ liệu từ Google Trends, lượt tìm kiếm về "du lịch chậm" đã tăng gấp 3 lần trong suốt 5 năm vừa qua. Xu hướng du lịch mới này khuyến khích du khách dành nhiều thời...