Xu hướng đi về hướng Đông của các nhà quản lý quỹ
Thị trường phục hồi là trọng tâm cốt lõi và các nhà quản lý quỹ hưu trí của Úc đang cân nhắc.
Việt Nam tự hào có dân số trẻ và có trình độ học vấn với một nền chính trị ổn định tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà quản lý quỹ của Úc. Nguồn ảnh: Financial Review.
Trong khi nhiều quốc gia phải vật lộn với sự thất bại tài chính từ các cuộc phong tỏa và các biện pháp giãn cách xã hội, thì châu Á và các thị trường mới nổi khác là nơi đầu tiên khống chế được COVID-19. Thị trường phục hồi là trọng tâm cốt lõi và các nhà quản lý quỹ hưu trí của Úc đang cân nhắc. Các nhà quản lý quỹ cũng đồng ý rằng cải cách quy định, sự thay đổi lớn trong cạnh tranh và các mô hình kinh doanh mới mở khiến châu Á và các thị trường mới nổi trở thành một trò chơi có tỉ lệ cược cao, nhưng rất đáng chơi.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Jason Coggins của quỹ Koda Capital xác nhận rằng, các công ty vốn hóa nhỏ ở châu Á đã nổi lên và hoạt động mạnh mẽ.
Ông Nader Naeimi, người đứng đầu bộ phận thị trường năng động và Giám đốc danh mục đầu tư của AMP cho biết: Ở Úc, cổ phiếu ngành ESG đã phổ biến trong nhiều năm, nhưng giờ đây nó có thể là cổ phiếu mạnh tiếp theo ở châu Á và các thị trường mới nổi.
Thực tế trên thế giới, các chính sách và hoạt động ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị lâu dài của doanh nghiệp. Nguồn ảnh: AP.
Lồng ghép ESG vào hoạt động kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các bên liên quan, mà còn giúp doanh nghiệp cải thiện quản lý rủi ro kinh doanh, nâng cao khả năng thích nghi và cạnh trạnh hiệu quả.
Video đang HOT
Theo ông Nader Naeimi, ESG và trái phiếu xanh sẽ là một chủ đề lớn đối với châu Á trong tương lai gần. Ông Nader Naeimi cho rằng: “Đa dạng hóa sang trái phiếu châu Á và trái phiếu thị trường mới nổi có ý nghĩa rất lớn vì nhà đầu tư vẫn nhận được lợi tức. Rủi ro chính trị thấp và lãi suất có thể sẽ thấp trong một thời gian dài”.
Longlead Capital Partners cũng đang ủng hộ các thị trường châu Á và mới nổi. Công ty quản lý vốn cổ phần dài hạn Liên Á được thành lập bởi hai người Úc, với khách hàng chủ yếu là các nhà đầu tư bán buôn và tổ chức, bao gồm cả các quỹ hưu trí.
Người sáng lập Andrew West xác nhận công ty có khoảng 300 triệu USD được quản lý trên khắp châu Á.
Theo ông Andrew West, “Trung Quốc từng trải qua các đại dịch trước đây. Họ có một cuốn sách về cách trả lời và nó thường thành công”. Tỉ lệ giá trên thu nhập trên chỉ số CSI, so với lịch sử của chính nó, vẫn thấp hơn một chút so với mức đỉnh trong quá khứ. Điều này cho thấy cơ hội để giá cổ phiếu tiếp tục hoạt động tốt tại Trung Quốc.
Ông Andrew West cho rằng: “Giá cổ phiểu của nhiều công ty châu Á đã phục hồi tốt hơn sau đại dịch vì họ không cần huy động vốn nhiều so với các thị trường như Úc”. Các công ty châu Á rất khác biệt. Họ thường bắt đầu với mức cao và hoạt động với số dư tiền ròng cao so với các công ty ở Úc và các thị trường toàn cầu khác không mang nhiều nợ. Vì vậy, họ có thể rút bớt số tiền mặt đó trong thời gian bị phong tỏa.
Điều này thể hiện qua các chỉ số như Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương đang trở lại phù hợp với mức của nó trước đại dịch và Chỉ số CSI 300 tại Thượng Hải Thâm Quyến của Trung Quốc tăng mạnh trong năm, trong khi chỉ số S&P ASX 2200 của Úc vẫn ở mức 15% hoặc thấp hơn mức trước đại dịch.
Các công ty ở châu Á và các thị trường mới nổi đang rất cẩn trọng trong việc pha loãng. Thông thường, có những cổ phần rất lớn của gia đình, nơi 40 hoặc 55% của một doanh nghiệp là đa thế hệ. Trong một số trường hợp, việc huy động 5 hoặc thậm chí 10% vốn chủ sở hữu là một quyết định rất lớn.
Điều này khiến cơ hội đầu tư vào nhiều công ty ở các thị trường châu Á hiện nay trở nên hấp dẫn. Phải thừa nhận rằng, cường quốc sản xuất của châu Á đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nguyên nhân là do hoạt động kinh tế toàn cầu chậm lại. Tuy nhiên, lĩnh vực này sẽ phục hồi trong thời gian dài.
Thị trường đang sôi động với sự thay đổi lớn của các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc được niêm yết trên NASDAQ quay trở lại thị trường Hồng Kông và châu Á. Trong 2 tháng qua, Alibaba hiện đang vượt trội hơn Amazon về việc IPO tiềm năng của công ty con Ant Financial.
Đây là động lực của quá trình cải cách và tái cơ cấu đối với các công ty Trung Quốc. Nhiều người đang xoay chuyển các bộ phận có giá trị chưa được định giá thích hợp hoặc niêm yết cổ phiếu của họ trở lại thị trường quê nhà và những sự kiện này đang tạo ra chất xúc tác cho giá cổ phiếu cao hơn.
Cơ hội cũng nằm ở thị trường ASEAN với 650 triệu người và tổng sản phẩm nội địa kết hợp 2,8 nghìn tỉ USD. Theo ông Nader Naeimi, thế giới đang nhận ra bản chất vấn đề của một chuỗi cung ứng tập trung, mở ra cơ hội mới cho những quốc gia như Việt Nam.
Việt Nam tự hào về dân số trẻ và có trình độ học vấn với một nền chính trị ổn định. Điều đó để lại rất nhiều dư địa cho một số công ty sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này lan rộng chuỗi cung ứng từ rất ít quốc gia trên khắp châu Á và mở ra cánh cửa cho các cơ hội đầu tư.
Hướng đến thành công khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam
Chiều 7/9, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội nghị trực tuyến với chủ đề "Việt Nam - Ngôi sao đang lên".
Đây là dịp để cùng nhau chia sẻ về những xu hướng đầu tư mới, giải pháp cải cách môi trường đầu tư của Việt Nam; đồng thời, đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, hướng đến sự thành công khi đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong nhiều năm qua, nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đã có quá trình tái cơ cấu đầu tư và định vị lại chuỗi cung ứng. Gần đây, khi bối cảnh kinh tế chính trị thế giới đang có những diễn biến phức tạp, xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn vẫn đang tiếp diễn căng thẳng và đặc biệt tác động tiêu cực của dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, các tập đoàn đa quốc gia đã đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đa dạng hóa đầu tư, nhằm tránh sự phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác.
"Với những lợi thế cạnh tranh sẵn có, cùng những cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư và vị thế trên trường quốc tế ngày càng tăng, đồng thời với những biện pháp phòng chống COVID-19 tích cực và hiệu quả, Việt Nam đang được cộng đồng thế giới đánh giá cao, trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Với mạng lưới kết nối rộng khắp trên thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn Ngân hàng Standard Chartered tăng cường sự kết nối các nhà đầu tư, thu hút các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, cùng với Việt Nam xây dựng các trung tâm, cơ sở chuyên biệt để đem lại động lực phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới như: Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Trung tâm Tài chính quốc tế,...
Tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nhấn mạnh, trong hơn 20 năm qua, Việt Nam luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và các chính sách theo hướng tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và quản lý khu vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước luôn chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo ổn định vĩ mô, ổn định tiền tệ, tỷ giá, và phát triển lành mạnh một khu vực ngân hàng có khả năng chống chịu cao và kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, qua đó tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các mọi thành phần kinh tế, bao gồm nhà đầu tư nước ngoài.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết thêm, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây những tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế xã hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có các giải pháp nhằm linh hoạt, kịp thời ứng phó để giảm thiểu tác động tiêu cực và khi được, biến thách thức thành cơ hội.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Về phía Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay đã có những bước đi đúng đắn, kịp thời cả trong điều hành chính sách tiền tệ, thanh toán và quản lý khu vực ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã hai lần giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, giảm trần lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện cho cả tổ chức tín dụng lẫn người vay được tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp hơn...
Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á chia sẻ, với những yếu tố nền tảng mạnh mẽ như dân số trẻ, năng động và am hiểu công nghệ, thị trường nội địa đang phát triển, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và một nền kinh tế mở, Việt Nam tiếp tục mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn.
"Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã quan tâm thiết lập hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhằm tận dụng khoảng cách địa lý gần và khả năng kết nối với ASEAN để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đại dịch COVID-19 có thể sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa, tuy nhiên, điều đó không nên ngăn cản chúng ta kiếm các cơ hội và đưa ra những chiến lược mới để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng tại Việt Nam", ông Nirukt Sapru nhấn mạnh.
Để chuẩn bị đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển theo nguyên tắc cùng thắng (win-win), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đã và đang đẩy nhanh chuẩn bị các điều kiện: rà soát quỹ đất, mặt bằng, nhà xưởng và các hạ tầng thiết yếu cần thiết khác phục vụ sản xuất, đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư và làm việc, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ xây dựng các gói ưu đãi đặc biệt áp dụng cho các dự án quy mô lớn, có chất lượng.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Việt Nam thực hiện chính sách chủ động thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; đồng thời, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất gắn với đào tạo nhân lực.
Trước những thách thức và cơ hội đặt ra cho nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và môi trường đầu tư, thương mại toàn cầu có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào việc dự báo, xây dựng và cập nhật những kịch bản có thể xảy ra và triển khai các hành động chính sách phù hợp để một mặt hỗ trợ tăng trưởng, mặt khác đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tạo môi trường đầu tư lành mạnh, hiệu quả cho các nhà đầu tư; trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài.
Sau hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Standard Chartered tiếp cận với các doanh nghiệp có quan tâm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam để cung cấp thông tin về chính sách pháp luật, hỗ trợ trong quá trình tìm hiểu đầu tư, kết nối đầu tư và thực hiện các thủ tục đầu tư một cách thuận lợi.
Vinsmart huy động 3.000 tỷ đồng trái phiếu Trong năm 2020, các đơn vị thành viên của Vingroup là một trong những nhà phát hành chính trên thị trường trái phiếu. CTCP Nghiên cứu và sản xuất VinSmart (VinSmart) vừa công bố phương án huy động trái phiếu với giá trị tổng cộng 950 tỷ, thông qua 10 đợt phát hành riêng lẻ, thời gian thực hiện và hoàn tất chỉ...