Xu hướng chọn sống độc thân của giới trẻ Trung Quốc
Một người phụ nữ độc thân ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội sau khi tuyên bố muốn sống độc thân và phản đối “ hôn nhân ngục tù”.
Quan điểm của cô đã thổi bùng làn sóng tranh luận ở đất nước vốn coi hôn nhân là giá trị quan trọng.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, người phụ nữ giấu tên – sống tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc – đã gây “sốt” trên mạng xã hội sau khi chia sẻ quan điểm ủng hộ lối sống độc thân trong video. Cô nói rằng muốn sống độc thân cả đời và sẽ không thúc ép bản thân kết hôn chỉ vì để làm tròn bổn phận.
Những chia sẻ của cô cũng mở đầu cuộc tranh luận về văn hóa thúc ép giới trẻ ở Trung Quốc kết hôn càng sớm càng tốt. Người phụ nữ này cho biết lấy chồng chỉ vì lợi ích hôn nhân thì khó có thể sống hạnh phúc. Cô nói rằng bản thân sẽ hạnh phúc hơn khi sống độc thân và và không tin rằng hôn nhân là thế giới hoàn hảo, nơi mọi người hòa hợp và hạnh phúc hoặc một nơi trú ẩn được đảm bảo.
Dù thừa nhận hôn nhân có khả năng mang lại mái ấm và ổn định, nhưng người phụ nữ này nói rằng điều đó sẽ khiến cô bị ràng buộc, trong khi những người độc thân có cuộc sống tự do mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ mối quan hệ nào.
“Điều quan trọng nhất là phải sống vui vẻ. Tôi nghĩ phụ nữ ngày nay không còn sống trong thời đại phụ thuộc vào đàn ông trong hôn nhân nên tôi tự chọn cách sống cho chính mình”, cô nói. Các video của cô cũng thể hiện cuộc sống tự do tự tại, có nhiều thời gian chăm chút bản thân, nấu những món ăn yêu thích, dành thời gian mua sắm, trang điểm và những buổi tụ tập cùng bạn bè.
Video đang HOT
Quan điểm của người phụ nữ đã nhận được 270.000 lượt xem và 27.697 bình luận trên mạng xã hội. Một người viết: “Tôi đồng ý với quan điểm cô ấy. Miễn là chúng ta sống theo cách mình thích, mọi chuyện sẽ ổn thôi”.
“Tôi không phán xét sự lựa chọn của cô ấy vì mỗi người đều có quyền tự đưa ra quyết định của mình, nhưng tôi ủng hộ việc cô ấy sống cho chính mình”, một người khác cho hay.
Tuy nhiên, một số ý kiến nói người phụ nữ này quá ích kỷ và cho rằng kết hôn sẽ hỗ trợ cô nhiều hơn. Một người nói: “Cô sẽ làm gì khi về già? Cô ấy sẽ không tìm được ai để bầu bạn”.
“Cô ấy thật ích kỷ. Nếu nhiều người cũng nghĩ như cô ấy thì thế hệ sau sẽ đi về đâu?”, một người khác chia sẻ.
Ở Trung Quốc, gây áp lực cho những người trẻ tuổi kết hôn, và trong một số trường hợp, ép buộc kết hôn, vẫn phổ biến. Trong một cuộc khảo sát chính thức được công bố vào năm 2016, dữ liệu cho thấy các tỉnh Hà Nam, Tứ Xuyên và Sơn Đông là những địa phương có nhiều trường hợp người trẻ bị cha mẹ ép kết hôn nhất.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang phải đối mặt với xu hướng trì hoãn hôn nhân ở giới trẻ khi tỷ lệ sinh giảm. Tỷ lệ kết hôn của quốc gia này giảm 40% trong thời gian từ năm 2013 đến 2020, do thế hệ Millennials (sinh từ năm 1981 đến năm 1996) từ chối các quan điểm xã hội truyền thống vốn gây áp lực cho người trẻ tuổi phải sớm ổn định cuộc sống. Theo ước tính, số người độc thân ở Trung Quốc đạt 92 triệu vào năm 2021.
Lựa chọn sống độc thân từng là điều cấm kỵ ở Trung Quốc. Và giờ đây, những người độc thân Trung Quốc vẫn phải đối mặt với rất nhiều rào cản. Chen Yaya – nhà nghiên cứu các vấn đề giới tính tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, thái độ xã hội thay đổi đáng kể từ năm 2011 – khi truyền thông Trung Quốc thường xuyên dùng thuật ngữ sheng nu (nghĩa là phụ nữ “ế”) để mô tả nữ giới độc thân trên 27 tuổi.
Luật pháp Trung Quốc thậm chí còn có rào cản đối với những người không kết hôn, cả nam và nữ. Họ không thể nhận con nuôi, không thể tiếp cận các công nghệ hỗ trợ sinh sản hoặc yêu cầu quyền lợi thai sản. Ở một số thành phố, họ thậm chí còn phải đối mặt với những hạn chế khi mua nhà.
Song, những người độc thân tại nước này đang cố gắng bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề bằng cách lập ra các nhóm trực tuyến. Các thành viên chia sẻ nỗi thất vọng, trao đổi cách đối phó với sự kỳ thị và nguy hiểm liên quan đến việc lựa chọn sống độc thân.
Người trẻ Hàn Quốc sống độc thân nhưng không đơn độc
30 là ngưỡng tuổi mà giới trẻ Hàn Quốc đứng trước sự lựa chọn cuộc sống hôn nhân hay độc thân.
Thực tế cho thấy ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc lựa cuộc sống độc thân không ràng buộc con cái và được làm những gì mình thích.
Người dân Seoul đứng chờ tàu điện ngầm tại ga Gongdeok ở trung tâm Seoul. Ảnh: Anh Nguyên/PV TTXVN tại Hàn Quốc
Gwak Min-ji, một nhà biên kịch đã lựa chọn cuộc sống này dù đã ở tuổi 38. Cô chia sẻ cuộc sống độc thân trong căn hộ riêng mình luôn mang đến cho cô cảm giác tự do, được rèn luyện bộ môn thể chất theo cách mình muốn, được nhâm nhi đồ uống tươi mát và có một chú chó làm bạn mỗi ngày.
Cô thậm chí còn làm riêng một chương trình trò chuyện nói về cuộc sống độc thân nhưng không cô độc của mình và chia sẻ những áp lực khi sống không quy chuẩn trong một xã hội vẫn luôn hướng tới hôn nhân như Hàn Quốc.
Ở Hàn Quốc có thuật ngữ mới "bihon" có nghĩa là "tự nguyện chưa kết hôn". Theo thống kê mới nhất, có con số kỷ lục 40% hộ gia đình hiện chỉ một người và tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ của quốc gia này đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy khoảng 193.000 cuộc hôn nhân đã được đăng ký vào năm 2021, giảm gần 10% so với năm trước và là con số ít nhất kể từ khi việc thống kê bắt đầu vào năm 1970. Số ca sinh cũng giảm xuống còn 5 trên 1.000 người, đưa Hàn Quốc xuống cuối bảng xếp hạng về tỷ lê sinh tại các quốc gia phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Xu hướng nhân khẩu học này cũng đang diễn ra tại Nhật Bản và Trung Quốc và điều này làm dấy lên những lo ngại về tình trạng giảm dân số, lực lượng lao động bị thu hẹp và nền kinh tế hợp đồng. Các quan chức và chuyên gia cho rằng sự suy giảm này là do những người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ, ưu tiên tự do cá nhân và sự nghiệp hơn lối sống gia đình truyền thống.
Hiện Chính phủ Hàn Quốc đã liệt kê danh sách 89 địa phương và thành phố là "khu vực giảm dân số" và phân bổ 1.000 tỷ won (700,73 triệu USD) hằng năm để hỗ trợ các dịch vụ mai mối và thúc đẩy hôn nhân và sinh con.
Đứng trước xu hướng này, các doanh nghiệp tư nhân cũng phải điều chính các chính sách, quyết định phục vụ lao động là người trưởng thành trong độ tuổi 30 và 40. Các công ty kinh doanh nhà hiện nay cho thuê các phòng riêng lẻ trong các căn hộ chung cư. Các nhà hàng có bếp nhỏ phục vụ cá nhân tự nướng thịt. Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ đang phát triển các ứng dụng an toàn cá nhân cho những người sống một mình, với phụ nữ là mục tiêu hàng đầu của họ.
"Mặt trận" mới cho cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo nước này cần tạo ra cơ chế đòn bẩy về khoáng sản quan trọng để đối phó với Mỹ, trong bối cảnh nó sẽ trở nên rất thiết yếu trong mục tiêu năng lượng xanh toàn cầu. Cạnh tranh Mỹ - Trung trong lĩnh vực khoáng sản quan trọng đang nóng lên (Ảnh: SCMP). SCMP đưa tin,...