Xu hướng chăm sóc sức khỏe bằng liệu pháp truyền thống bùng nổ ở giới trẻ Trung Quốc
Uống thuốc bổ, trà thảo mộc và đăng ký các lớp học về lối sống, giới trẻ Trung Quốc đang ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe toàn diện trong bối cảnh áp lực công việc đè nặng và ký ức về đại dịch COVID-19 vẫn luôn hiện hữu.
Khách hàng mua trà thảo mộc tại một quán cà phê ở quận Xuhui của Thượng Hải. Ảnh: AFP
Theo tờ Straitstimes, những thói quen mới này là một phần của làn sóng bùng nổ sức khỏe toàn cầu. Tuy nhiên, khái niệm truyền thống về “ yangsheng” – nghĩa là “nuôi dưỡng cuộc sống” – đã trở thành xu hướng và là một nét văn hóa độc đáo ở Trung Quốc.
Tại Thượng Hải, cô Annie Huang ngồi trong một quán trà, giống như các quán cà phê thời thượng khác, phục vụ các loại trà thảo mộc truyền thống, nhâm nhi một loại nước uống có vị đắng được cho là có tác dụng thanh nhiệt trong thời tiết oi bức mùa hè.
“Những người trẻ ngày nay thường xuyên bị mất ngủ, vì vậy họ muốn uống thứ gì đó mà họ cảm thấy tốt cho cơ thể”, cô Huang, 30 tuổi, chia sẻ.
Bắt nguồn từ Đạo giáo và tín ngưỡng y học cổ truyền Trung Quốc, yangsheng bao gồm các thói quen như tránh ăn uống các loại thực phẩm khiến cơ thể bị lạnh, sử dụng các liệu pháp mát-xa có mục tiêu giúp thể chữa được nhiều loại bệnh.
Tận dụng xu hướng này, các công ty y học cổ truyền Trung Quốc do nhà nước điều hành như Beijing Tongrentang đã mở các quán phục vụ đồ uống bồi bổ cơ thể, chữa mất ngủ, chẳng hạn cà phê latte kỷ tử cùng với các thành phần truyền thống có tác dụng tăng cường sức khỏe, như tổ yến và nhân sâm.
Hàng nghìn người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực yangsheng đã xuất hiện tràn ngập mạng xã hội Trung Quốc. Họ giới thiệu các mẹo để làm ấm cơ thể, cách kết hợp nước ép gừng vào các bữa ăn hàng ngày và các bài tập ngón tay được cho là giúp cải thiện lưu thông máu.
Xu hướng yangsheng thậm chí còn lan sang cả lĩnh vực du lịch, khi những người trẻ tuổi đổ xô đến các vùng sa mạc để nằm trên cát với niềm tin rằng việc này giúp cơ thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Video đang HOT
Nhân viên pha trà thảo mộc. Ảnh: AFP
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn với tình trạng tiêu dùng chậm chạp trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản và tình trạng thất nghiệp gia tăng ở thanh niên. Nhưng chi tiêu cho sức khỏe và thể chất, đặc biệt là ở thế hệ thiên niên kỷ và thế hệ Z, vẫn là một điểm sáng.
Ông Jason Yu, Giám đốc điều hành của Công ty Nghiên cứu người tiêu dùng Kantar Worldpanel tại Trung Quốc, cho rằng việc mua sắm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chắc chắn đang tăng nhiều hơn các sản phẩm khác, mặc dù nhiều người trẻ đang thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
“Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng là một trong những danh mục mà họ thực sự coi trọng và họ sẵn sàng đầu tư”, ông Yu nói.
Cơn sốt chăm sóc sức khỏe đã xuất hiện dưới nhiều hình thức – từ khoa học đã được chứng minh về mặt y khoa, đến những niềm tin giả khoa học. Nhiều công ty khởi nghiệp Trung Quốc đã kinh doanh các mặt hàng từ kẹo dẻo vitamin cho đến bột men vi sinh, để thu hút sự chú ý và cạnh tranh với các thương hiệu nhập khẩu truyền thống đáng tin cậy hơn.
Xu hướng này gắn liền chặt chẽ với nỗi lo về tác động tiêu cực của văn hóa làm việc hiện đại, áp lực cao đối với sức khỏe ngày càng lan rộng.
Các báo cáo về những người trẻ tuổi làm việc quá sức tử vong trên bàn làm việc đã thúc đẩy người tiêu dùng mua “gói phòng ngừa đột tử” – loại thức uống kết hợp của các chất bổ sung nhằm chống lại tác động của các loại thực phẩm ăn liền và ngày làm việc kéo dài.
“Bạn nghĩ rằng mình chỉ đang làm việc, nhưng thực tế là bạn đang làm giảm tuổi thọ của mình”, bài đăng của một nhân viên văn phòng có sức ảnh hưởng nghiên cứu về yangsheng trên nền tảng truyền thông xã hội Xiaohongshu, cảnh báo.
Cửa hàng đồ uống phục vụ trà thảo mộc ở quận Xuhui, Thượng Hải. Ảnh: AFP
Trong bối cảnh đó, nhiều phụ nữ trẻ phải xoay xở giữa công việc đòi hỏi cao với áp lực sinh con đã tìm đến các lớp học dạy cách tối ưu hóa sức khỏe sinh sản.
Tại một lớp học buổi tối ở Thượng Hải, bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc Zhang Qinhai chỉ vào sơ đồ tử cung và buồng trứng và cảnh báo học viên – chủ yếu là phụ nữ trẻ, về khả năng sinh con khỏe mạnh đang giảm dần ở độ tuổi làm mẹ cao hơn.
“Mọi người đang chịu quá nhiều áp lực, vì vậy họ ở trong tình trạng sức khỏe kém hơn”, một học viên 33 tuổi nói.
Trong khi đó, nỗi sợ về sức khỏe do đại dịch COVID-19 gây ra vẫn còn dai dẳng.
Ông Tommy Qin, chủ quán cà phê trà thảo mộc, cho biết mọi người cảm thấy khả năng miễn dịch của họ đã bị suy giảm do COVID-19 và họ dễ bị cảm và sốt hơn.
Ông Yu của Kantar Worldpanel cho biết ông tin rằng nhận thức đóng vai trò lớn trong việc người tiêu dùng trẻ tuổi vội vã bảo vệ sức khỏe.
“Nhận thức cao hơn về các vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt là nhờ sự hỗ trợ của phương tiện truyền thông xã hội, thực sự giúp thúc đẩy tiêu dùng, vì mọi người đều cảm thấy mình chưa đủ khỏe mạnh”, ông nói.
Giới trẻ Trung Quốc hướng đến 'tiết kiệm trả thù'
Thay vì phung phí tiền vào việc mua sắm bốc đồng, giới trẻ Trung Quốc đang thi nhau tiết kiệm. "Tiết kiệm trả thù" đã trở thành một xu hướng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, khi giới trẻ quốc gia tỷ dân đặt ra các mục tiêu tiết kiệm hàng tháng cực cao.
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Một cô gái 26 tuổi có tên tài khỏa mạng xã hội "Tiểu Zhai Zhai" đã chia sẻ chi tiết nỗ lực nhằm hạn chế chi tiêu mỗi tháng ở mức chỉ 300 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng). Trong đó, cô cắt giảm chi phí bữa ăn hàng ngày xuống chỉ còn 10 nhân dân tệ (35.000 đồng).
Một số thanh niên Trung Quốc khác lại tìm kiếm "đối tác tiết kiệm" trên mạng xã hội. Các đối tác này hỗ trợ nhau bám sát mục tiêu. Biện pháp tiết kiệm bao gồm việc ăn uống tại căng tin cộng đồng dành cho người cao tuổi, nơi các món ăn tươi ngon có giá tương đối rẻ. Ban đầu, các căng tin này hướng tới phục vụ người già neo đơn, không thể tự nấu ăn. Tuy nhiên, để giảm chi phí vận hành, chủ những căng tin này quyết định chào đón khách hàng ở mọi lứa tuổi.
Lãnh đạo tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc - ông Shaun Rein cho biết: "Giới trẻ Trung Quốc có tâm lý tiết kiệm trả thù. Không giống như giới trẻ trong những năm 2010 thường tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được và vay tiền để mua những món đồ ưa thích như túi Gucci, điện thoại iPhone... giới trẻ Trung Quốc hiện nay bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn".
Những dấu hiệu nhận biết khác cho thấy giới trẻ Trung Quốc đang thắt chặt hầu bao là các từ ngữ đang thịnh hành như "tiêu dùng đảo ngược" và "nền kinh tế keo kiệt". "Tiêu dùng đảo ngược" đề cập đến việc cắt giảm chi tiêu, trong khi "nền kinh tế keo kiệt" bao hàm việc tích cực tìm kiếm các khoản giảm giá và ưu đãi khi mua sắm.
Điều này hoàn toàn trái ngược với xu hướng trong giới trẻ thế giới, đặc biệt là Thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến năm 2012). Theo báo cáo Chỉ số Prosperity của Intuit, 73% Gen Z ở Mỹ khẳng định họ thà có chất lượng cuộc sống tốt hơn thay vì tăng thêm tiền trong ngân hàng.
Vậy lý do nào khiến giới trẻ Trung Quốc ngày càng thận trọng hơn trong chi tiêu?
Ông Christopher Beddor tại công ty dịch vụ tài chính Gavekal Dragonomics trụ sở ở Hong Kong (Trung Quốc), cho biết: "Người trẻ có thể cảm nhận được điều tương tự như những lứa tuổi khác: nền kinh tế đang hoạt động không tốt". Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tổng tiền gửi bằng nhân dân tệ của các hộ gia đình trong quý đầu tiên của năm 2024 đã tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc năm 2025 là 4,5%. Các chuyên gia nhận định với CNBC rằng khó khăn bổ sung là thị trường việc làm không khả quan đối với giới trẻ.
Giáo sư dự bị Jia Miao tại Đại học New York Thượng Hải, cho biết: "Mọi người không muốn tiêu tiền là một hiện tượng có thật ở đây. Đối với một số thanh niên, đơn giản là họ không thể tìm được việc làm hoặc thấy rằng việc tăng thu nhập quá khó khăn. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giảm tiêu tiền".
Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng. Quảng cáo tuyển dụng nhân viên lò hỏa táng thu hút hàng loạt đơn đăng ký. Cuối tháng 4/2024, Cục Nội vụ Quảng...