Xử ‘đất vàng’ ở Bình Dương: Bị cáo khai ‘giấy tờ bị thu, không được đưa vào hồ sơ vụ án’
Tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Đại Dương khẳng định không thông đồng với bố vợ để thâu tóm đất công và đề nghị tòa thu thập chứng cứ, chứng minh ông kêu oan đúng sự thật.
Bị cáo Dương tự bào chữa trước tòa – Ảnh: DANH TRỌNG
Chiều 22-8, phiên tòa xét xử đại án bán rẻ “đất vàng” cho tư nhân, gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng ngân sách nhà nước, xảy ra tại Tổng công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng công ty 3-2) tiếp tục phần tranh luận.
Đứng trước bục khai báo tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Đại Dương, cựu chủ tịch Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Bình Dương, cho hay ông không thông đồng với bố vợ là Nguyễn Văn Minh, cựu chủ tịch Tổng công ty 3-2, để thâu tóm đất công.
Ngoài ra, ông Dương cũng khẳng định không nhờ Dương Đình Tâm (nhân chứng – PV) đứng tên 45% cổ phần tại Âu Lạc và cho rằng chủ sở hữu số cổ phần này là một người tên Quân.
“Mong hội đồng xét xử xem xét các thành viên và quá trình góp vốn, việc này có chứng từ, muốn góp vốn đều phải dùng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng để có thể xử lý tranh chấp nếu có và phân chia lợi nhuận. Chả có ai góp vốn bằng tiền mặt”, ông Dương trình bày.
Theo bị cáo Dương, người tên Quân khi góp vốn đã nộp thừa 2 tỉ đồng nên bị cáo Nguyễn Quốc Hùng, tổng giám đốc Công ty Âu Lạc, đã phải trả lại. Từ đó, bị cáo đề nghị tòa thu thập chứng cứ, chứng minh bản thân mình kêu oan đúng sự thật.
Video đang HOT
Về lời khai của nhân chứng Tâm tại tòa, bị cáo Dương khai do Tâm đứng tên giúp Quân nên phải viết giấy xác nhận việc đứng tên, đưa cho bị cáo Hùng giữ, tránh việc tranh chấp giữa người chủ thật và người “đứng tên”. Bị cáo Dương cho rằng cơ quan điều tra đã thu giữ các giấy tờ trên nhưng lại không đưa vào hồ sơ vụ án.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đại Dương, luật sư Đinh Anh Tuấn cho rằng để kết tội các bị cáo cần làm rõ công ty sản xuất – xuất nhập khẩu có phải doanh nghiệp nhà nước không và khu đất 43 ha có phải là tài sản nhà nước không. Luật sư cho rằng cơ quan điều tra từng trưng cầu giám định Bộ Tài chính các khu đất 43 ha và 145 ha có phải tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp không. Tuy nhiên, các giám định viên không trả lời câu hỏi này.
Luật sư Tuấn dẫn các văn bản của chính quyền Bình Dương, thể hiện tại khu 43 ha, nguồn tiền được nộp vào ngân sách không có nguồn gốc nhà nước. Từ đó luật sư nêu quan điểm: khu 43 ha không phải tài sản nhà nước.
Từ các căn cứ trên, luật sư cho rằng tài liệu chứng cứ vụ án chưa đủ để kết tội bị cáo Nguyễn Đại Dương.
Cáo trạng thể hiện Dương thành lập Công ty Âu Lạc, nhờ một nhân chứng Dương Đình Tâm đứng tên 45% cổ phần. Âu Lạc sau đó cùng Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Bình Dương lập liên doanh là Công ty Tân Phú để đầu tư tại khu đất 43 ha.
Tỉnh ủy Bình Dương từng có văn bản yêu cầu giao khu đất này cho Công ty Impco (cũng thuộc Tỉnh ủy). Tuy nhiên, Trần Văn Minh bán toàn bộ cổ phần của công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tại Tân Phú cho Âu Lạc. Từ đây, khu đất 43 ha từ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước bị chuyển sang tư nhân.
Do các hành vi trên, Viện kiểm sát đề nghị tòa phạt Nguyễn Đại Dương từ 6 – 7 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Cú "bắt tay" của bố vợ và con rể khiến Nhà nước thất thoát nghìn tỷ đồng
Ngay sau khi thành lập Công ty Âu Lạc và trực tiếp điều hành, Nguyễn Đại Dương đã chỉ đạo ký hợp đồng hợp tác với Tổng Công ty Bình Dương do bố vợ Dương là bị cáo Nguyễn Văn Minh làm đại diện, đồng thời thành lập liên doanh Công ty Tân Phú với mục đích nhận chuyển nhượng khu đất "vàng" 43ha của Tổng Công ty Bình Dương chỉ với giá 570.000 đồng/m2.
Chiều 16/8, phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam và đồng phạm trong vụ án kinh tế, tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (viết tắt là Tổng Công ty Bình Dương, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh uỷ Bình Dương là chủ sở hữu) tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Đại Dương (con rể cựu Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bình Dương Nguyễn Văn Minh), là người điều hành Công ty Âu Lạc. Trả lời thẩm vấn HĐXX về tội danh bị truy tố "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", bị cáo Dương khai, mình không biết Công ty Âu Lạc chuyển tiền cho Tổng Công ty Bình Dương. Chỉ sau này, khi đọc cáo trạng thì bị cáo mới biết việc đó.
Bị cáo Dương cho rằng, cơ quan công tố đưa nhiều hành vi của bị cáo để quy kết bị cáo là đồng phạm với bố vợ bị cáo (bị cáo Nguyễn Văn Minh) có lợi ích nhóm là thể hiện theo ý chí của Viện kiểm sát.
Bị cáo Nguyễn Đại Dương (con rể bị cáo Nguyễn Văn Minh).
Với việc phủ nhận cáo trạng truy tố mình về tội danh trên, bị cáo Dương mong HĐXX và đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà đưa ra những căn cứ thuyết phục khi kết tội bị cáo.
Trong suốt thời gian trả lời thẩm vấn, bị cáo Dương luôn tự đưa ra những căn cứ để phủ nhận nội dung cáo trạng đã quy kết hành vi phạm tội của anh ta.
Trong vụ án này, bị cáo Dương xuất phát từ mối quan hệ thân thích, gia đình (bố vợ, con rể) nên được bị cáo Nguyễn Văn Minh cho biết, Tổng Công ty Bình Dương sẽ triển khai thực hiện dự án trên khu đất 43ha ở thành phố Thủ Dầu Một.
Bị cáo Dương thống nhất cùng bố vợ thành lập liên doanh để có pháp nhân thực hiện dự án.
Do đó, bị cáo Dương đứng ra thành lập Công ty Âu Lạc, nắm quyền chỉ đạo, điều hành và giao cho bạn kinh doanh là bị cáo Nguyễn Quốc Hùng làm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty Âu Lạc.
Ngay sau khi thành lập Công ty Âu Lạc, bị cáo Dương đã chỉ đạo bị cáo Hùng ký hợp đồng hợp tác với Tổng Công ty Bình Dương do bị cáo Nguyễn Văn Minh làm đại diện, đồng thời thành lập liên doanh Công ty Tân Phú với mục đích nhận chuyển nhượng khu đất 43ha của Tổng Công ty Bình Dương chỉ với giá 570.000 đồng/m2.
Bị cáo Nguyễn Văn Minh (bố vợ bị cáo Nguyễn Đại Dương).
Mặc dù bị cáo Dương không đứng tên góp vốn thành lập Công ty Âu Lạc, nhưng kết quả điều tra và lời khai của các cổ đông thể hiện việc, bị cáo Dương nhờ người đứng tên hộ 45% cổ phần tại Công ty Âu Lạc và bị cáo Dương trực tiếp điều hành công ty này.
Quá trình liên doanh, năm 2016, sau khi Công ty Âu Lạc đã sử dụng tiền góp vốn của các cổ đông để góp 60 tỷ đồng tại Công ty Tân Phú. Và mặc dù, Tổng Công ty Bình Dương chưa chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú, cũng chưa xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc, nhưng bị cáo Dương đã trực tiếp đàm phán, thỏa thuận với đối tác về việc Công ty Tân Phú đã nhận chuyển nhượng khu đất 43ha từ Tổng Công ty Bình Dương.
Tiếp đó, Công ty Âu Lạc sẽ nhận chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú của Tổng Công ty Bình Dương để sở hữu 100% vốn góp tại Công ty Tân Phú, và chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty Tân Phú (chủ đầu tư dự án Khu dân cư, thương mại, dịch vụ Tân Phú trên khu đất 43ha) cho công ty của Đặng Thị Kim Oanh (trú tại TP Hồ Chí Minh) số tiền 350 tỷ đồng, với cam kết, nếu không thực hiện sẽ bồi thường 800 tỷ đồng.
Để tạo điều kiện cho Công ty Âu Lạc, ngày 8/12/2016, bị cáo Nguyễn Văn Minh đại diện Tổng Công ty Bình Dương ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú với giá hơn 250 tỷ đồng. Mặc dù theo Công văn số 407 của Tỉnh ủy Bình Dương thì Tổng Công ty Bình Dương phải bàn giao khu đất 43ha về Công ty Impco.
Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, bị cáo Dương giữ vai trò xuyên suốt, thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện cho bị cáo Nguyễn Văn Minh và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo Dương cũng liên đới cùng với bị cáo Nguyễn Văn Minh và các đồng phạm khác gây thất thoát cho Nhà nước số tiền hơn 964 tỷ đồng.
Vụ thâu tóm 43ha đất vàng Bình Dương: 'Tôi chỉ là người bán thịt heo được nhờ đứng tên công ty' Tại tòa, ông Dương Đình Tâm phân trần: "Tôi chỉ là người bán thịt heo được nhờ đứng tên công ty, trên thực tế tôi không có tiền để mà góp vốn vào công ty". Bị cáo Nguyễn Đại Dương trả lời thẩm vấn - Ảnh: DANH TRỌNG chụp qua màn hình Bị cáo Nguyễn Đại Dương bị xác định lập công ty...