Xử cựu lãnh đạo NaviBank: “Siêu tốc” khởi tố điều tra trong 11 ngày
Trong vụ án cựu lãnh đạo NaviBank bị truy tố về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, việc khởi tố, điều tra chỉ diễn ra trong 11 ngày với 3 lần lấy cung các bị can.
Theo đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can vào ngày 20.07.2016 và đến ngày 1.8.2016 đã có kết luận điều tra. Bị cáo Phạm Thị Thu Hiền, nguyên Trưởng phòng pháp chế NaviBank, nói rằng chỉ được mời lấy cung 3 lần. Trong đó, lần thứ nhất vào ngày 23.7.2016 là ngày giao quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và 2 lần sau vào ngày 24 và 26.7.2016.
Nhưng bản kết luật điều tra được điều tra trong 11 ngày này bị các bị can khiếu nại và đến 31.10.2016, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra bản kết luận điều tra bổ sung.
Khởi tố điều tra vụ án một cách “siêu tốc” trong 11 ngày đã có kết luận điều tra (phần gạch đỏ). Ảnh: Lý Tín
Luật sư Nguyễn Duy Bình (Đoàn LS TP.HCM) cho rằng, việc điều tra, kết luận một cách “siêu tốc” khiến vụ án này chưa được đánh giá một cách khách quan từng tình tiết, từng chứng cứ và có thể gây oan sai.
Trước đó, từ ngày 28.2, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với 10 bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
10 bị cáo gồm: nguyên Tổng Giám đốc Lê Quang Trí, các nguyên Phó Tổng Giám đốc Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn và 6 người nguyên là trưởng các phòng ban của Navibank.
Video đang HOT
Cáo trạng cáo buộc, từ tháng 3.2010 đến tháng 9.2011, Huyền Như lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank đã gặp gỡ, trao đổi với nhiều đối tượng môi giới, đại diện các đơn vị, ngân hàng về việc nhận gửi tiền với lãi suất ưu đãi, phí môi giới cao… Ngay sau khi các đơn vị, cá nhân gửi tiền vào VietinBank, Huyền Như dùng thủ đoạn lập chứng từ, giả chữ ký của chủ tài khoản nhằm rút, chuyển tiền đi trả nợ cho cá nhân Như. Huyền Như chiếm đoạt 3.986 tỷ đồng, trong đó có 200 tỷ của NaviBank.
Các bị cáo bị cho rằng đã làm trái những quy định của Nhà nước dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được 200 tỷ đồng của NaviBank.
Tuy nhiên, đến ngày 7.3, sau khi kết thúc phần xét hỏi, HĐXX đã tạm dừng 2 ngày để yêu cầu VKSND Tối cao cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu. Phiên xét xử dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 12.3 tới.
Theo Danviet
"Siêu lừa" Huyền Như tiếp tục hầu tòa vụ NaviBank
Từ ngày 28.2 đến 16.3, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm 10 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ NaviBank. Huỳnh Thị Huyền Như cũng bị trích xuất tham gia phiên tòa này.
Theo dự kiến, từ ngày 28.2 đến ngày 16.3, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (NaviBank).
10 bị can bị đưa ra xét xử gồm Lê Quang Trí (nguyên Tổng giám đốc NaviBank), Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hồng Sơn (cùng nguyên Phó tổng giám đốc), Trần Thanh Bình (nguyên Trưởng phòng quan hệ khách hàng), Phạm Thị Thu Hiền (nguyên Trưởng phòng pháp chế), Nguyễn Ngọc Oanh (nguyên Trưởng phòng quản lý rủi ro), Đinh Thị Đoan Trang (nguyên Trưởng phòng dịch vụ khách hàng), Đoàn Đăng Luật (nguyên Trưởng phòng kinh doanh tiền tệ), Huỳnh Vĩnh Phát (nguyên Trưởng phòng kế toán).
Hai bị án Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn cũng bị trích xuất tham gia phiên tòa này.
Huyền Như, Võ Anh Tuấn liên quan đến thiệt hại của Navibank nên được trích xuất tham gia phiên tòa. Ảnh: Chi Mai
Thẩm phán Vũ Thanh Lâm (Phó chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM) làm chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa là bà Hà Thị Bích Thu và Nguyễn Ngọc Lê.
Liên quan vụ án, tòa cũng đã quyết định triệu tập cựu lãnh đạo VietinBank Chi nhánh TP.HCM tham gia phiên tòa với tư cách người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan gồm nguyên Giám đốc Nguyễn Văn Sẽ và 2 nguyên Phó giám đốc Nguyễn Thị Minh Hương và Trương Minh Hoàng.
Ngày 8.2 vừa qua, tại phiên tòa xử vụ Huỳnh Thị Huyền Như, ông Sẽ, bà Hương cũng bị triệu tập nhưng họ đều vắng mặt với lý do đang điều trị bệnh.
Huyền Như vừa lĩnh thêm án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: Chi Mai
Theo cáo trạng, từ ngày 19.11.2010-27.5.2011, dưới sự chủ trì của Lê Quang Trí (cựu Tổng giám đốc Navibank), các thành viên Hội đồng tín dụng của Navibank đã chấp thuận chủ trương để các nhân viên của ngân hàng này đứng tên 47 hợp đồng, vay hơn 1.500 tỷ đồng của Navibank.
Sau đó, các hợp đồng trên được gửi vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM, để hưởng lãi suất cao theo thỏa thuận của Huyền Như và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) là 16,5%/năm đến 22,5%/năm.
Tháng 5.2011, 10 bị can trên đã làm hợp đồng tín dụng cho nhân viên vay tiền, thực hiện giải ngân, làm hợp đồng tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè.
Hai tháng sau, Vietinbank chi nhánh Nhà Bè quyết toán cho Navibank hơn 1.000 tỷ đồng, còn 500 tỷ đồng chưa đến hạn quyết toán. Số tiền này được gửi vào Vietinbank chi nhánh TP.HCM bằng 18 hợp đồng.
Đến ngày 7.9.2011, Vietinbank chi nhánh TP.HCM đã tất toán 12 hợp đồng với tổng số tiền 300 tỷ đồng, còn 200 tỷ đồng còn lại đã bị Như chiếm đoạt.
Tháng 1.2014, Huỳnh Thị Huyền Như bị TAND TP.HCM tuyên án tù chung thân cho cả hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.Ngày 9.2, Huyền Như lĩnh thêm án chung thân, Võ Anh Tuấn lĩnh 7 năm tù cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
10 sếp ngân hàng đánh mất 200 tỷ vào tay 'siêu lừa' Huyền Như ra sao? Bằng thủ đoạn, "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như đã lợi dụng các nguyên cán bộ, lãnh đạo tại Navibank gửi tiền vào VietinBank để chiếm đoạt 200 tỷ đồng.
Theo Hoài Thanh (Zing)
Vụ Navibank:Bị cáo đòi phóng viên trình văn bản cho phép tác nghiệp Trong phiên xét xử sơ thẩm 10 nguyên cán bộ Navibank, các bị cáo đòi phóng viên xuất trình văn bản của chủ tọa đồng ý cho phép tác nghiệp tại tòa, luật sư đề xuất cấm báo chí tác nghiệp vì cho rằng có một số báo không đồng hành kêu oan cho bị cáo. Chủ tọa nói rằng báo chí được...