Xử bất công với phụ nữ, Google phải đền gần 4 triệu USD
Hãng công nghệ Mỹ đạt được thỏa thuận với Bộ Lao động Mỹ để dàn xếp cáo buộc phân biệt đối xử với hơn 5.500 người lao động nữ và châu Á.
Phía trước văn phòng của Google ở Dublin, Cộng hòa Ireland – Ảnh: REUTERS
Theo thỏa thuận, Google sẽ chi 1,3 triệu USD bồi thường cho 2.565 nhân viên nữ và 1,2 triệu USD trả cho 1.757 phụ nữ, 1.219 người châu Á ứng tuyển vào công ty nhưng không được tuyển dụng.
Video đang HOT
Ngoài ra, công ty này cũng cam kết dành 1,2 triệu USD tiền mặt để điều chỉnh việc chi trả công bằng cho các kỹ sư trong 5 năm tới, theo đài Sky News ngày 2-2.
Các cáo buộc nhắm vào Google sau khi Bộ Lao động Mỹ phát hiện sự chênh lệch về mức lương của các kỹ sư phần mềm trong “quá trình đánh giá tuân thủ định kỳ” tại các chi nhánh của Google ở Thung lũng Silicon và ở bang Washington trong giai đoạn 2014 – 2017.
Cơ quan này cũng phát hiện những chênh lệch trong tỉ lệ tuyển dụng gây bất lợi cho những ứng viên là nữ và người châu Á khi xin vào các vị trí kỹ sư phần mềm tại các văn phòng của Google ở San Francisco, Sunnyvale và Kirkland.
“Chúng tôi tin rằng mọi người phải được trả lương dựa trên công việc họ làm, chứ không phải họ là ai, và đầu tư rất nhiều để làm cho quy trình tuyển dụng và lương thưởng của chúng tôi công bằng và không thiên vị.
Chúng tôi rất vui vì đã giải quyết vấn đề này liên quan đến các cáo buộc từ các cuộc kiểm toán năm 2014-2017 và vẫn giữ cam kết đối với đa dạng và công bằng cũng như hỗ trợ nhân viên của chúng tôi theo cách cho phép họ làm việc tốt nhất”, người phát ngôn của Google nói sau vụ việc.
Trong khi đó giám đốc khu vực của Văn phòng Chương trình tuân thủ hợp đồng liên bang thuộc Bộ Lao động Mỹ, bà Jane Suhr, cho biết: “Ngành công nghệ tiếp tục là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất và phát triển nhanh nhất trong khu vực.
Bất kể lực lượng lao động phức tạp hay quy mô như thế nào, chúng tôi vẫn cam kết thực thi luật cơ hội bình đẳng để đảm bảo không phân biệt đối xử và công bằng trong lực lượng lao động”.
Tổng thống Joe Biden ký 2 sắc lệnh cứu trợ kinh tế
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký 2 sắc lệnh hành pháp nhằm mở rộng hỗ trợ thực phẩm cho những người Mỹ có thu nhập thấp và thúc đẩy tăng mức lương tối thiểu cho nhân viên liên bang.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 21-1-2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Lao động Mỹ ghi nhận đến tuần đầu tháng 1-2021, đã có gần 16 triệu người mất việc do dịch bệnh. Bộ Thương mại cho biết, 13,7% người cao tuổi sống trong cảnh thường xuyên hoặc đôi khi bị đói. Sắc lệnh của Tổng thống Biden sẽ tăng mức hỗ trợ thêm 15%, theo đó Nhà Trắng cho biết các gia đình có 3 con trở lên sẽ được hỗ trợ thêm 50 USD/tháng.
Sắc lệnh cũng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp đưa ra hướng dẫn cho phép các bang mở rộng hỗ trợ thực phẩm cho thêm 12 triệu người và đánh giá lại cơ sở xác định các mức hỗ trợ. Trong sắc lệnh thứ hai, ông Biden khôi phục quyền đàm phán tập thể và bảo vệ các viên chức liên bang, chỉ thị các cơ quan chức năng trình đề xuất tăng mức lương tối thiểu cho viên chức liên bang, ở mức 7,25 USD/giờ (từ năm 2009) lên 15 USD/giờ.
'Vũ khí Twitter' làm nên nhiệm kỳ Tổng thống Trump Các tổng thống Mỹ trước đây thường truyền đi thông điệp của mình trên truyền hình. Nhưng dưới thời Trump, câu hỏi thường gặp nhất là 'Bạn biết Tổng thống tweet gì chưa?" Các chính trị gia luôn tận dụng công nghệ mới nhất để xây dựng hình ảnh, như cố tổng thống Franklin Roosevelt với các cuộc trò chuyện trên đài phát...