Xót xa trước cảnh cá mập voi chết thảm vì dạt vào bờ
Người dân ở Phúc Thanh, Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc phát hiện ra xác cá mập voi dạt bờ, chết thảm dài tới 7,45m.
(Nguồn Sina)
Ngư dân ở thị trấn ven biển Đông Hãn, thuộc Phúc Thanh, Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc vô cùng bất ngờ khi phát hiện xác của một cá mập voi dạt bờ chết thảm.
(Nguồn Sina)
Thời gian phát hiện ra xác của con cá mập voi khổng lồ này là vào khoảng 9h20 sáng. Ngay sau khi phát hiện xác con cá, ngư dân đã gọi điện cho các cơ quan có thẩm quyền. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng đến hiện trường để tìm hiểu sự việc.
(Nguồn Sina)
Theo thông tin đăng tải, khi được phát hiện, con cá mập voi đã chết nên người dân không tổ chức sơ cứu. Trong dân gian Trung Quốc, con cá mập này được gọi là cá mập thất tinh sa, trên cơ thể có rất nhiều đốm trắng nhỏ, trông giống như những vì tinh tú trên bầu trời đêm.
(Nguồn Sina)
Còn theo các chuyên gia, đây là loài cá mập voi, loài cá mập điển hình cho những loài thủy quái khổng lồ không gây nguy hiểm cho con người. Những người thợ lặn có thể bơi xung quanh loài cá khổng lồ này mà không gặp phải vấn đề gì.
(Nguồn Sina)
Qua đo đạc sơ bộ, con cá mập voi xấu số dài tới 7,45m, bề ngang thân đạt tới 3,55m. Nhiều ngư dân ở nơi đây nói, suốt hàng thập kỷ qua họ không nhìn thấy bất cứ một con cá nào có kích thước khổng lồ như con cá mập voi này.
(Nguồn Sina)
Sau khi xác định loài vật, xác định nguyên nhân cái chết, con cá mập voi sẽ được đem chôn chứ không đẩy lại vào biển để đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh.
(Nguồn Sina)
Vì kích thước quá khủng, cảnh sát phải dùng đến xe cần cẩu, máy súc công nghiệp mới di chuyển được con cá đến nơi chôn cất.
(Nguồn Sina)
Cá mập voi hay cá nhám voi, tên khoa học là Rhincodon typus, một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) của lớp Cá sụn (Chondrichthyes). Nó là loài cá mập lớn nhất và cũng là một trong những loài cá hiện còn sinh tồn có kích thước lớn nhất.
(Nguồn Sina)
Cá mập voi không phải là những tay bơi lội cừ khôi. Khi bơi, toàn thân của nó chuyển động, kết quả là loài cá này có vận tốc thấp bất thường trong tất cả các loại cá mập, vận tốc trung bình của nó chỉ rơi vào khoảng 5 km/h.
(Nguồn Sina)
Khi bị máy xúc kéo đi, rất đông người dân địa phương đến chứng kiến giây phút cuối cùng của con cá khổng lồ trước khi nó bị đem chôn.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Câu hỏi dễ mà khó: Loài cá nước ngọt nào lớn nhất thế giới?
Về cá nước mặn, chúng ta đã biết cá voi là loài lớn nhất, vậy loài cá nước ngọt nào lớn nhất thế giới?
Mảng da cá đuối phơi khô của con cá nặng gần 400 kg đo một ngư dân ở Indonesia bắt được hồi năm 2016.
Câu hỏi tưởng chừng đơn giản lại là một bí ẩn chưa thể trả lời. Bí ẩn ấy có thể đang chờ các nhà nghiên cứu giải mã ở những dòng sông Đông Nam Á.
Con cá trê đánh bắt được ở miền bắc Thái Lan vào năm 2005, được coi là con cá khổng lồ nhất sông Mê Kông với cân nặng 210,5kg
Nhưng các nhà nghiên cứu từ lâu đã cho rằng vẫn còn những con cá lớn hơn thế, như loài cá đuối là ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu loài cá nước ngọt lớn nhất.
Thế rồi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đúng như vậy. Cuộc khảo sát gần đây tại các con sông ở Indonesia cho thấy loài cá đuối nước ngọt khổng lồ, nặng hơn nhiều so với con cá trê khổng lồ ở Thái Lan.
Một ngư dân ở Nam Sumatra (Indonesia) đã bắt được con cá đuối nặng 383,8 kg, nghĩa là nặng gấp đôi con khỉ đột núi trưởng thành.
Theo thông tin chưa được xác minh thì ngư dân cũng bắt được cá đuối ở Borneo to nặng tương tự, thậm chí còn nặng hơn. Năm 2016, một ngư dân khác ở Indonesia cũng bắt được con cá đuối nặng gần 400 kg.
Cận cảnh mảng da cá đuối phơi khô của con cá nặng gần 400 kg đo một ngư dân ở Indonesia bắt được hồi năm 2016.
Ông Zeb Hogan là nhà sinh vật học về cá thuộc trường ĐH Reno, bang Nevada (Mỹ) kiêm nhà thám hiểm của trang National Geographic, nói rằng: chưa thể ghi nhận loài cá nước ngọt lớn nhất nhưng ông biết cá đuối có thể lớn đến mức kỷ lục.
Ông đang tìm kiếm cá đuối to lớn nặng hàng trăm cân ở Thái Lan và Campuchia.
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến cá đuối nước mặn mà không biết rằng dưới sông hồ nước ngọt có hàng chục loại cá đuối.
Cá đuối được nhà nghiên cứu về cá Pieter Bleeker, người Hà Lan, lần đầu tiên phát hiện ra ở Indonesia vào năm 1852. Sau đó, nó bị lãng quên cả thế kỷ. Vì cá đuối thường sống dưới đáy sông hồ nên các nhà khoa học hiếm khi thấy nó, rất khó nghiên cứu về nó.
Hình minh họa: Cá đuối nước ngọt (nguồn ảnh: internet).
Đến thế kỷ 20, cá đuối mới lại được tìm thấy và ghi nhận là loài mới. Năm 2008, các nhà khoa học mới kết luận rằng: cá đuối không mới mẻ gì. Nó chính là loài cá mà nhà nghiên cứu Pieter Bleeker đã phát hiện ra.
Mặc dù chưa thể xác nhận nhưng theo nhà sinh vật học Zeb Hogan, cá đuối rất có triển vọng được ghi nhận là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.
Nguồn bài và ảnh: National Geographic
Theo Helino
Choáng váng với thứ tìm được khi mổ bụng trăn khổng lồ Thứ tìm được sau khi mổ bụng con trăn khổng lồ dài 4m khiến cả dân làng không thể thốt nên lời. Những hình ảnh này được người dân tại ngôi làng Phúc Thanh, Phúc Kiến, Trung Quốc chụp lại. Cảnh tượng một con trăn khổng lồ dài hơn hơn 4m với trọng lượng hơn 20 kg đang nằm bất động trên thảm...