Xót xa số phận của một… gái ‘bán hoa’
Khi viết câu chuyện về chị, tôi nghĩ đến tựa đề của một cuốn sách của một tác giả trẻ. Vì trong câu chuyện và cuộc đời người phụ nữ này trải qua cho tới lúc chị đi đến quyết định cuối cùng hình như chỉ gói gọn trong đúng tám chữ ấy.
“Xin lỗi, em chỉ là một con …đĩ”
Chị còn trẻ lắm, trẻ so với anh, trẻ so với cái quyết định sau khi ly hôn sẽ sống như thế đến hết cuộc đời. Chị thề không bước vào cuộc sống hôn nhân thêm một lần nào nữa. Sẽ như thế nào nhỉ, nếu như song hành một mình cô độc không chồng, không con, không gia đình.
Thật khó có thể che đậy một quá khư nhơ nhuốc
Tôi gặp chị khi đang đi tìm nơi tư vấn về các thủ tục ly hôn. Chị bảo muốn biết trình tự của việc đó ra sao, liệu người vợ có đặc quyền nào được giải quyết ly hôn một cách nhanh nhất để tránh sự níu giữ của người chồng kéo dài thời gian gây nên đau khổ cho cả hai. Khi nghe người tư vấn nói về vấn đề chia tài sản sau khi ly hôn, chị bảo không cần vì chị sẽ ra đi tay trắng. Chị sẽ không giành lấy hay đòi chia một tí nào trong khối tài sản chung của hai vợ chồng. Tất cả chị sẽ để lại cho anh, nó sẽ là món quà cuối cùng trong cuộc sống vợ chồng giữa anh và chị.
Cuộc đời mình là cả một chuỗi ngày dài bất hạnh cho đến khi gặp được anh ấy. – Mắt chị buồn, xa xăm. – Bố mẹ chia tay khi mình mới 7 tuổi. Trong tâm trí của mình lúc ấy là hình ảnh bố nghiện rượu đánh đập ba mẹ con như cơm bữa. Ngày nào bố cũng bắt hai anh em xách chai đi mua rượu. Không có tiền, bố bảo mang gạo của mẹ đi đổi không thì mua rượu chịu. Lần nào mà xách chai về không thì thế nào cũng bị bố đánh.
Trước đây lúa gạo nhiều trong nhà, hai anh em mình còn có cái mà mang đi đổi rượu cho bố. Sau này đến mùa thu hoạch được bao nhiêu mẹ mang sang gửi nhờ ông bà hoặc hàng xóm và nói với bố là trả nợ hết. Vì thế dù bố có bắt mang thóc gạo đi đổi, anh em mình cũng chẳng có cái mà mang đi. Đó là nguồn cơn cho những trận đòn mà bố dành cho ba mẹ con mình. Đến khi không thể chịu đòn của bố được nữa, mẹ nói sẽ bỏ bố. Lúc đầu mẹ bảo sẽ nuôi cả hai anh em mình nhưng chẳng hiểu sao khi ra tòa, họ lại xử anh trai về với bố còn mình về với mẹ. Sau khi bỏ bố, mẹ mang mình sang tỉnh khác làm ăn và tái hôn với một người đàn ông khác.
Mẹ nói, bố dượng yêu mẹ và sẽ che chở cho hai mẹ con đến hết đời. Mình không yêu bố dượng nhưng nếu được sống cuộc đời không bị roi vọt giáng xuống thường xuyên như trước đây thì cũng đã may mắn. Tâm hồn của một đứa trẻ lên 10 chỉ nghĩ được có vậy. Đúng là sống với bố dượng, mẹ con mình không thiếu ăn, không bị đòn roi… Nhưng…cái gì cũng có giá của nó.
Sau khi cưới nhau, bố dượng xin cho mẹ vào làm ở một khu công nghiệp. Công việc của mẹ chủ yếu là làm ca đêm và đây chính là mầm mống bất hạnh mới đến với mình. Thời gian đầu mẹ đi làm, mình ăn cơm, học bài rồi đi ngủ nhưng sau đó thì mình thấy dượng vào ngủ chung. Ông ấy bảo mẹ đi làm nên ngủ một mình buồn. Mình cũng chỉ nghĩ đơn giản giống như bố con ngủ với nhau nên cũng không phản đối.
Cũng chính đêm đầu tiên ngủ chung ấy, ông bố dượng cướp đi sự trong trắng của một đứa trẻ 12 tuổi. Rồi những đêm vắng mẹ ông bố dượng bất nhân ấy tiếp tục giở trò đồi bại với đứa con gái riêng của vợ. Trước khi quan hệ, chị đều được bố dượng cho uống hai viên thuốc mà sau này chị mới biết là thuốc tránh thai. Điều oái ăm nhất là trò chơi lạc thú của ông ta đã biến chị thành một cô bé nghiện sex từ lúc nào.
Thay vì phản đối, sợ hãi trốn chạy thì chị lại vui vẻ chấp nhận. Tình trạng đó kéo dài cho đến ngày mẹ chị được cô giáo thông báo tình hình học tập của con gái sa sút nghiêm trọng. Một đêm nhà máy có sự cố về máy móc, mẹ chị được cho nghỉ làm bất ngờ về nhà không báo trước. Đập vào mắt bà là một sự thật vừa phũ phàng vừa đau đớn. Cơn giận ù tai khi bà nghe chồng thú nhận đã quan hệ với con gái bà được một thời gian khá lâu và con bé cũng…vui vẻ đồng ý.
Chị buộc lòng phải ly hôn dù rất yêu chồng
Bà chỉ biết gào lên chửi chồng và vơ quần áo nhét vào túi rồi tống đứa con gái ra khỏi nhà. Bà bảo nếu chị quay về bà sẽ chém chết chứ không thể chấp nhận đứa con gái mới tí tuổi đầu đã làm cái chuyện đồi bại ấy.
Video đang HOT
Quá sợ hãi trước trận cuồng phong của mẹ, chị ôm quần áo bỏ nhà ra Hà Nội. Nhưng làm gì để tồn tại được giữa thành phố đông đúc xa lạ này? Ngay trong đêm đầu tiên chị bị hai thanh niên dẫn vào xin việc tại một nhà nghỉ sau khi buộc phải trả công cho hai gã một bữa quan hệ thỏa thuê. Vốn có chút nhan sắc, hình dáng lại phổng phao như thiếu nữ nên chị được chủ quán ưu ái, cuộc đời của một đứa trẻ 12 tuổi trở thành gái gọi trong một nhà nghỉ bắt đầu từ đó.
Rồi chị gặp và làm quen với anh khi đó anh làm nghề xe ôm gần nhà nghỉ. Ban đầu chị cũng chỉ xem anh như một người làm nghề xe ôm bình thường, những lần đi khách chị đều thuê anh chở, và rồi không hiểu sao chị thấy tin tưởng ở người đàn ông hơn mình 20 tuổi này. Chị kể hết hoàn cảnh của mình, trong một vài lần đi, anh khuyên chị nên từ bỏ chốn bùn nhơ, kiếm một công việc gì đó để làm lại cuộc đời. Chị không tin và cũng không dám từ bỏ công việc đang có vì không biết đi đâu làm gì để sinh sống.
Một lần đi khách về khuya, anh dừng lại ở phố vắng và tỏ tình với chị. Anh bảo yêu và quyết tâm đưa chị trở lại con đường lương thiện của một phụ nữ bình thường. Chị bảo không có tình cảm nên từ chối nhưng anh bảo thời gian sẽ khiến chị yêu anh, chỉ cần chị đồng ý từ bỏ chốn bùn nhơ ấy. Trước đây chị không dám từ bỏ vì nghĩ rằng xã hội đã xem những người như chị là một loại bỏ đi. Sẽ chẳng có người đàn ông nào chấp nhận và yêu thương một người đã từng làm…đĩ. Chuyện hạnh phúc gia đình là điều không tưởng.
Anh đưa chị ra khỏi cảnh đi khách hàng đêm đến một trung tâm việc làm đăng kí làm người giúp việc. Chị đi làm được mấy tháng, anh sợ chị lại quen đường cũ nếu không có anh bên cạnh “kèm cặp” nên đã quyết định cưới chị. Anh đã cho chị một mái ấm thật sự. Vậy mà giờ đây chị cay đắng phá vỡ tình cảm đó với một lời xin lỗi phũ phàng: xin lỗi anh, em chỉ là một con đĩ, không xứng đáng làm một người vợ…
Yêu chồng nên mới…ly hôn
Nói ra thì thật phũ phàng nhưng đúng là mình kiên quyết li hôn vì quá khứ nhơ nhuốc ấy. Dù thực tại anh ấy chấp nhận, bao dung và cố gắng đưa mình về cuộc sống bình thường. Nhưng mình biết, có một người vợ hoàn lương không hề dễ dàng.
Ngày anh đưa về ra mắt gia đình cho đến khi chị chính thức làm vợ chị luôn phải mang cái vỏ bọc do anh tạo dựng lên. Chị là đứa trẻ mồ côi sống nhờ mái ấm tình thương, nay đang làm nghề giúp việc ở Hà Nội. Anh gặp và quen chị khi đèo chị đi chăm sóc bà chủ ốm ở bệnh viện. Anh bảo vì hạnh phúc gia đình, chị hãy giúp anh chôn vùi quá khứ.
Đối với anh, biết và bao dung để yêu thương chị là được, còn người thân của anh vẫn rất khó lòng chấp nhận một cô con dâu đã từng có một quá khứ đen như thế. Chị đồng ý, bởi quá khứ ấy là một sự nhục nhã trong cuộc đời chị, nếu chôn vùi được thì đó là điều may mắn nhất.
Thế nhưng cuộc đời vẫn không dành cho chị sự may mắn ấy trọn vẹn. Không biết vì sao mà thân thế và quá khứ của chị lại đến tai gia đình nhà chồng. Vậy là một cuộc họp gia đình được mở ra, chị trở thành một tội nhân với tài lừa đảo trai nhà lành. Ngay lập tức, bố mẹ chồng bắt chồng chị phải bỏ ngay người vợ lăng loàn kia. Dẫu gia đình chẳng khá giả gì nhưng từ trước đến nay họ vẫn là một gia đình gia giáo. Anh không nghe lời gia đình và cũng từ đấy hạnh phúc của anh chị bị chi phối.
Để giải thoát gánh nặng tâm lý cho chị, anh xin phép được ra ngoài thuê nhà sống riêng. Vậy là ngoài cái tội quyến rũ, lừa gạt trai nhà lành giờ chị thêm cái tội chia rẽ tình cảm gia đình. Chị bảo với anh không cần làm vậy, chị sẽ nhẫn nhịn cho đến ngày mọi người chấp nhận. Anh không chịu và kiên quyết dọn đồ ra ngoài sống riêng. Người chồng ấy có thể giúp vợ mình thoát khỏi sự soi mói ngày thường của người thân nhưng vẫn không thể nào bịt được miệng lưỡi của thiên hạ.
Chị không ít lần đau lòng khi chứng kiến cảnh anh nhảy xuống đấm thẳng mặt một phụ nữ khi chị này chỉ đường cho một khách hàng của anh bằng giọng điệu: “Quang xe ôm có vợ đã từng làm đĩ hả? Nhà đằng kia kìa…”
Anh bảo đánh phụ nữ là điều nhục nhã đối với người đàn ông nhưng anh không thể chấp nhận được việ người ta sỉ nhục vợ mình như thế. Thỉnh thoảng những trận ẩu đả tương tự như thế vẫn xảy ra. Có người biết lỗi im lặng nhưng có người không chịu được đã tru tréo lên rằng sự thật là vợ anh đã từng làm công việc đó thì có giờ mà phải chối, phải che đậy…Người lớn nói được thì trẻ con cũng có thể bắt chước, thỉnh thoảng cái từ đáng khinh bỉ lại được mọi người gắn liền mỗi khi nhắc đến chuyện vợ chồng chị.
Chị biết anh rất khổ tâm nhưng vì yêu thương chị nên cố bênh vực và bảo vệ chị. Nhưng nhìn anh sống dằn vặt với điều ấy chị cũng đau khổ không kém. Nhất là chuyện con cái của hai vợ chồng gặp trắc trở. Chị đã không thể có con được vì đã từng nạo phá thai quá nhiều. Ngay cả điều bất hạnh ấy anh cũng nén chặt trong lòng bảo rằng chỉ cần chị nhẫn nhịn vượt qua tất cả dư luận để sống hoàn lương thật tốt thì chuyện con cái không thành vấn đề.
Họ sẽ nhận con nuôi và sống thật hạnh phúc. Chị biết đó là tình yêu thương vô cùng to lớn, là sự bao dung như trời biển. Cả cuộc đời này chị sống cũng không thể bù đắp hết tình cảm ấy của anh. Nhưng rồi chính những lời chân tình và đầy đau khổ của mẹ chồng đã khiến cho chị nghĩ lại.
Tôi không chấp nhận cô vì cô có quá khứ đáng khinh nhưng con trai tôi thì khác. Cô không thấy nó quá tốt đối với cô sao, vì cô nó bỏ cha bỏ mẹ, vì cô nó sống với cái danh có vợ đã từng làm đĩ hết cả cuộc đời, và giờ vì cô nó trở thành thằng đàn ông không con cái. Một tháng nó đánh nhau vì cái quá khứ của cô mấy lần chắc cô cũng đếm được. Cô có cố gắng trở thành vợ tốt của nó thì cái quá khứ của cô cũng hủy hoại nó dần dần. Vì thế nếu yêu nó thật lòng cô hãy buông tha cho nó. Hãy để cho thằng con trai tôi được bình thường như người khác,có vợ có con, sống yên bình.
Chỉ cần mẹ chấp nhận, chỉ cần mọi người bao dung cho con như anh ấy thì cuộc sống của bọn con sẽ hạnh phúc.
Cứ cho là tôi vì con mà chấp nhận cô đi nhưng thiên hạ ai chấp nhận và hiểu cho nó đây. Cái tiếng lấy vợ đã từng làm đĩ của nó lan xa đến tận quê tôi rồi. Từ ngày lấy cô nó trốn biệt không dám về quê cùng bố mẹ.
Mẹ chồng chị nói nhiều. Chị hiểu điều đó là tấm lòng của một người mẹ lo cho tương lai đứa con trai. Bao đêm nhìn chồng ngủ mà mặt mày thâm tím vì bảo vệ danh dự cho vợ, chị thấy đau xót. Con đường hoàn lương của chị sao mà khó khăn thế. Và cuộc sống có vợ hoàn lương của một người đàn ông tử tế cũng gian nan và đau khổ thế.
Chị quyết định giải thoát cho anh, cứ như mẹ chồng chị thì có thể anh sẽ đau khổ một thời gian nhưng tất cả bình yên trở lại. Chị sẽ làm một điều gì đó cho anh giống như anh đã và đang làm cho chị. Sự hi sinh này thật phũ phàng với cả anh và chị nhưng chị hi vọng sẽ giúp anh có được một cuộc sống mới sau này. Cuộc sống mà anh sẽ được làm một người cha, sẽ không phải sống với cái tiếng là lấy vợ đã từng làm đĩ. Đó là sự lựa chọn của chị nhưng sao khi nghe chuyện tôi vẫn thấy xót xa cho một số phận.
Theo ĐSGĐ
Tội ác trong lòng
Tôi đã nuôi dã tâm hãm hại một sinh linh... (Ảnh minh họa)
Tôi vừa trải qua cảm giác ấy chứ không phải lâu lắm gì để mà thản nhiên kể lại. Tôi vừa đi qua cơn ác mộng sôi như nham thạch và dài như nghìn năm địa ngục trong lòng. Điều may mắn là tôi đã kịp ngăn mình dừng lại trước khi quá muộn. Và câu chuyện dằn vặt tôi, làm tôi khốn khổ, nó như thế này.
Nỗi uất hận của đứa con gái cô độc
Tôi là con gái của một ông bố làm nghề lái xe và một bà mẹ thuần nông. Bố tôi đi suốt, thỉnh thoảng mới về, và lần nào về cũng mệt mỏi, cáu bẳn. Tôi chưa bao giờ thích ông kể từ khi biết thế nào là yêu là ghét. Ngược lại, mẹ tôi thì quá hiền lành, củ mỉ cù mì, chịu thương chịu khó hết mực, chưa một lần hé răng nói lại bố tôi hay quát mắng con cái. Tôi nhìn hai con người như hai thái cực ấy mà chán chường.
Tôi thấy chẳng có ai sung sướng trong cái nhà này cả, một người thì cứ thấy mặt là cau có, người kia thì cứ im lặng nhu nhược nín nhịn suốt ngày đêm.
Tôi chẳng biết mình giống ai và nên giống ai. Tôi lớn lên mà không thể chia sẻ những tâm sự của mình, mọi câu hỏi cứ tích tụ lại trong lòng, nỗi bức bối cứ dâng lên theo ngày tháng. Không khí gia đình tôi càng tệ hại khi mấy lần sinh sau của mẹ tôi lại tiếp tục là con gái. Một lũ vịt giời càng khiến bố tôi thêm cau có và sẵn sàng gắt gỏng quăng quật đủ thứ chẳng cần vì lý do nào cả. Lưng mẹ tôi như còng trước tuổi, da mẹ tôi như héo trước năm, làn da nhăn nheo của mẹ đầy vết sẹo của đời sống lao động vất vả, của những lần bị cha xuống tay đánh đập.
Tôi thương mẹ nên nuốt uất hận làm lụng đỡ đần, đặng để mẹ bớt đi phần nào nỗi khổ nhục của người vợ không được chồng bỏ chút lòng thương. Càng thương mẹ, tôi càng uất hận bố. Mỗi lần ông về nhà là tôi kiếm cớ ra khỏi nhà càng nhiều càng tốt, tôi thường rủ lũ em đi kiếm củi, mỗi đứa một con dao quắm, đứa lớn con to, đứa bé con nhỏ, cứ lủng lẳng sau lưng. Chúng tôi ra khỏi nhà từ sáng sớm, đi mất gần chục cây số vào rừng, say sưa với những trò mà chỉ có trẻ con miền rừng mới biết được: nhặt ốc ở những khe suối, tìm nấm, hái hoa, nhảy qua nhưng hòn đá, đu dây rừng, hái sim, hái ổi...
Chơi chán rồi chúng tôi mới đi kiếm củi, đứa chặt đứa nhặt, đứa bó rồi theo nhau về nhà khi bóng chiều đổ xuống. Nếu đi cùng mẹ, chẳng mấy khi chúng tôi được thỏa sức làm việc này, chúng tôi chỉ vội vội vàng vàng làm đúng cái phận sự lấy củi rồi lại nhanh nhanh chóng chóng oằn lưng gánh củi đi về.
Mẹ lúc nào cũng vất vả, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện làm vừa lòng người chồng khó tính, làm sao cho chồng bớt cau có mà về nhà nhiều hơn.
Một hôm, khi đi ra thị xã về, tôi thấy là lạ vì trong nhà có tiếng khóc của trẻ con. Tôi lại vì tiếng khóc này không giống tiếng khóc của bọn trẻ con xóm tôi, trẻ con miền núi tiếng khóc cũng khác lắm, nó hờn dỗi nhưng hiền lành, dễ qua, không như cái tiếng khóc thét khủng khiếp đến tưởng như tắc thở được của đứa trẻ này.
Tôi vội đẩy cửa vào. Cảnh tượng lạ lùng đập vào mắt tôi: Một đứa bé gái đang bò giữa nhà, bố tôi ngồi không nhúc nhích trên ghế, nhìn trân trân vào đứa bé đang được mẹ tôi ra sức dỗ dành. Đứa bé giãy giụa và bật lên thụp xuống như lò xo, sức mẹ tôi yếu không tài nào ôm nó lại được. Mẹ tôi cứ luôn miệng: "Ngoan nào, ngoan nào, thương thương". Nhưng tiếng nói của mẹ chỉ như tiếng thì thầm mà con bé kia sẽ không thể nghe thấy vì còn mãi khóc thứ tiếng muốn điếc đặc tai.
Tôi vác cái bao tải đứng như trời trồng không hiểu điều gì đang xảy ra. Bố tôi không thèm nhìn tôi một cái chứ nói gì đến giải thích, mẹ thấy thế vội bảo tôi vào cất cái bao tải đi rồi ra bế em thử xem sao.
Bế em? Thế là thế nào? Đầu tôi quay mòng mòng, hẳn không phải vì say nắng hay vì tiếng khóc thất thanh của đứa bé kia mà chính là vì lời nói run rẩy của mẹ. Em ư? Vậy đây là em tôi? Mẹ tôi không thể đẻ ra đứa bé này, vậy thì sao nó lại là em tôi? Tôi quay nhìn bố, ông cũng nhìn tôi rồi cụp mắt xuống, thở hắt ra rồi nói: "Nó là em mày đấy, liệu mà trông nuôi nó cho tao".
Nói rồi, ông vào buồng vơ vội mấy thứ rồi lại ra đi. Như thể ông vừa thẩy xong món nợ, muốn quên càng sớm càng tốt. Bố tôi đi rồi, căn nhà tuềnh toàng của chúng tôi chỉ còn tiếng khóc lê la ám ảnh nhọn hoắt của đứa bé được gọi là em tôi. Tôi ngồi thụp xuống, nhìn mẹ, ánh mắt tôi lúc đó chắc là đáng sợ lắm, nên mẹ tôi thở dài lặng đi, bà đứng dậy xuống bếp, dấp cái khăn mặt cho ướt rồi đem lên lau mặt cho đứa bé. Bà khó nhọc nói với tôi, đứa bé này là em con, bố con đã có với người khác, nay mẹ nó đi tù nên bố con đưa về. Bây giờ nhà mình phải cưu mang con bé, con hãy coi nó như các em con.
Tình yêu thương không toan tính của mẹ và các em đã làm mềm lại những thù hận trong tôi... (Ảnh minh họa)
Phút tiêu tan bất ngờ của tội ác trong lòng
Tôi nhìn con bé khóc chán nên mệt, đang chỉ còn ư ử ề à rồi quẹt mặt nhìn ngó một nơi chốn xa lạ. Tôi thấy nó giống bố tôi thật, nhất là ánh mắt thoắt nhìn đây thoắt nhìn đó, cái mồm dẩu ra đầy cáu kỉnh không lẫn vào đâu được. Còn bé tí mà trông đã thế, sau này chắc nó cũng đáng ghét như bố tôi. Trong lòng tôi chưa kịp có chút thương nào đã thấy ghét nó rồi. Bây giờ hình ảnh bố sẽ ám ảnh tôi sẽ ám ảnh tôi suốt ngày chứ không còn như trước nữa, chỉ khi nào ông về tôi mới hoảng sợ nữa.
Con bé này được sức khóc khỏe, tôi điên tiết nghĩ chắc nó phải khỏe lắm. Thế mà khóc được ba ngày, ba đêm choe chóe không cho ai được nghỉ ngơi, nó bắt đầu hâm hấp sốt. Tôi mừng thầm trong bụng, tôi mong nó ốm đi cho tôi nhờ, nếu chết đi thì càng tốt, tôi đỡ phải nhìn thấy cái mặt đáng ghét đó, vai mẹ tôi đỡ phải hằn thêm gánh nặng nuôi báo cô con bé ghê gớm này.
Thế là tôi mặc xác nó. Mẹ tôi cắt cử tôi trông nom con bé, tôi cứ ngồi đó nhìn nó trừng trừng. Tôi không thể âu yếm, xót thương nó được. Máu mủ ruột rà ư? Tôi có đủ cả mẹ lẫn em rồi, tôi không cần thêm nữa. Mấy đứa em nhỏ dại của tôi thì chưa biết gì, chúng nó tỏ ra vui mừng khi nhà có thêm em bé, em ốm chúng cũng ra điều biết lo lắng giúp mẹ.
Tôi lườm vào cái bản mặt ngốc ngếch của mấy đứa em. Sao chúng nó lại đần thế cơ chứ? Chúng nó không biết cái thứ đó là do bố tôi đi lăng nhăng ở ngoài về mà có sao? Chúng nó không biết mẹ của cái thứ đó là tội phạm bây giờ đang ở trong tù sao? Bố mẹ cái thứ đó như thế thử hỏi nó sẽ ra thế nào? Chả được cái gì, chỉ được cái khóc to, ăn vạ giỏi. Tôi vừa nhìn đứa bé nằm oặt, mắt hờ hờ đờ đẫn kia vừa uất hận.
Mẹ tôi dặn tôi nếu nó sốt quá thì nhớ bế nó ra trạm xá ngay. Nhưng tôi mặc xác, muốn nó càng lả đi càng tốt. Tôi cứ ngồi đó, nhìn nó trừng trừng. Tôi thấy chân tay nó giật giật, tôi vẫn ngồi im coi như không biết. Để rồi xem nó còn cầm cự được bao lâu.
Đúng lúc đó thì có tiếng ríu rít của mấy đứa em đi học về. Chúng nó đẩy cửa gọi to: "Chị!" rồi ào tới bên em bé mới của chúng nó. Chúng nó đứa nhảy lên giường, đứa đứng cạnh, sờ trán, sờ chân tay em rồi kêu lên với nhau: "Ôi, em nóng quá, ôi em ơi, em ơi!" Chúng nó ra sức gọi rồi giữ chân giữ tay con bé khi thấy nó co giật. Đứa lớn nhìn tôi thảng thốt: "Chị ơi, hình như em bé bị sốt nặng đấy, co giật đấy, giống thằng cu Mít nhà bác Đặng năm ngoái đấy, chị đưa em bé đi ra trạm xá đi, không thì em bé liệt chân liệt tay như thằng ku Mít mất".
Nhìn ánh mắt lo lắng của đứa em tôi, tôi chợt choàng tỉnh. Tôi đã làm gì thế này? Tôi còn chẳng lớn bằng mấy đứa trẻ! Tôi có còn là con người nữa không? Vừa lúc ấy, mẹ tôi cũng về nhà, thế là tôi quáng quàng bế vội đứa em chạy ù ra trạm xã. Thật may là lúc ấy vẫn còn cô y tá chuẩn bị khóa cửa đi ăn trưa, tôi hớt hải xin cô khám cho đứa bé - em tôi. Nhờ can thiệp giảm sốt kịp thời, cơn co giật không quá ảnh hưởng tới sức khỏe em tôi, sau đó, con bé được chuẩn đoán amiđan mủ, chắc là do nó lạ nước lạ cái, lại khóc nhiều quá, không được chăm sóc cẩn thận. Cũng may là chưa để lại hậu quả gì quá lớn, chứ nếu không thì giờ đây tôi đã không thể ngồi đây kể câu chuyện này.
Tôi thầm cảm ơn mẹ và các em. Tình yêu thương không toan tính của họ đã làm mềm lại những thù hận trong tôi. Buổi sáng hôm em tôi khỏi bệnh trở về, tôi ngỡ ngàng thấy hoa bươm bướm nở dọc chân núi, ven đường, rập rờn khoe sắc. Bọn trẻ vui mừng nhảy nhót dắt em đi trong những đóa hoa. Tôi nhìn chúng mà thấy lòng nhẹ bẫng.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Với anh, em chỉ là người tình Em yêu anh, hôm qua, hôm nay và cả mãi về sau này nữa... (Ảnh minh họa) Em đau đớn khi nghĩ đến cậu con trai của anh, gương mặt, giọng nói, nụ cười... những hình ảnh đó như đâm nát trái tim em trong nỗi đớn đau tê dại. Anh biết không? Đôi khi em nghĩ, việc quen biết và yêu thương...