Xót xa những bộ sách giáo khoa dùng một năm rồi bán giấy vụn
Không xót xa sao được khi bản thân trực tiếp biết được, có những gia đình cha mẹ không đủ tiền mua cho con bộ sách để học vì giá sách quá cao.
Trước thềm thay sách giáo khoa, nhiều học sinh vẫn phải mua sách VNEN
Cầm bộ sách giáo khoa lớp 3 của chương trình VNEN (cùng cuốn sách Anh văn, Tin học và một số cuốn sách bổ trợ) giá tiền lên đến gần 400 ngàn đồng/bộ mà lòng cảm thấy thật xót xa.
Học sinh khối 3, 4 và 5 tại Bình Thuận tiếp tục phải mua sách giáo khoa VNEN (Ảnh P.T)
Không xót xa sao được vì những bộ sách mới cứng như thế này chỉ được sử dụng trong năm học 2021-2022 xong là trở thành rác thải. Bởi năm học 2022-2023, học sinh lớp 3 sẽ được học sách giáo khoa chương trình mới.
Không xót xa sao được khi bản thân trực tiếp biết được, có những gia đình cha mẹ không đủ tiền mua cho con bộ sách để học vì giá sách quá cao.
Và rồi, khi vay mượn được tiền mua cho con bộ sách mới nhưng sang năm vẫn không thể dùng bộ sách còn mới nguyên ấy cho đứa con thứ hai của mình vì hai anh em lại học 2 chương trình hoàn toàn khác nhau.
Là sách VNEN cũng không thể dùng lại
Chưa nói chương trình khác nhau đương nhiên sẽ có những bộ sách khác nhau. Thế nhưng cũng là chương trình VNEN, học sinh mỗi năm vẫn phải mua một bộ sách giáo khoa mới.
Lý do, những bộ sách giáo khoa luôn được chỉnh sửa lại. Từ bộ sách giáo khoa gồm 10 cuốn cho 2 môn Toán và tiếng Việt (1A, 1B, 2A, 2B); các cuốn Tự nhiên và Xã hội tập 1 và 2), chuyển sang bộ sách gồm 6 cuốn.
Không chỉ thay đổi về hình thức, mỗi năm sách lại được chỉnh sửa một ít nội dung.
Đó là việc bớt đi bài tập này, thêm vào bài tập khác hoặc đơn giản chỉ là thay đổi vài con số trong một bài toán, sửa câu lệnh phần bài tập…
Video đang HOT
Hàng trăm cuốn sách giáo khoa VNEN dù còn mới vẫn không thể dùng lại (Ảnh P.T)
Tuy chỉnh sửa không nhiều nhưng học sinh vẫn phải mua sách giáo khoa mới vì không thể khác các bạn trong lớp sẽ rất khó khăn cho việc học nhóm, sửa bài theo nhóm theo mô hình trường học mới VNEN.
Thế là, những bộ sách còn mới nguyên một lần nữa vẫn phải bỏ đi dù rất tiếc.
Vài năm trở lại đây, tủ sách giáo khoa dùng chung ở nhiều trường học đã mất tác dụng
Từ nhiều năm trước, gần như trường học nào ở địa phương chúng tôi đều có một tủ sách dùng chung. Cứ vào cuối năm học, giáo viên lại vận động học sinh, phụ huynh tặng sách giáo khoa cho nhà trường.
Tủ sách dùng chung của trường có đủ sách từ khối 1 đến khối lớp 2. Số sách giáo khoa có khi lên đến vài trăm bộ. Cứ mỗi năm số sách được ủng hộ lại tăng lên. Cuối năm, nhà trường mở tủ sách phát về các lớp cho học sinh mượn.
Mới đầu chỉ những học sinh khó khăn mới được mượn sách, nhiều năm sau gần như em nào cũng được mượn khi có nhu cầu. Nhờ đó, phụ huynh cũng đỡ tốn một khoản tiền mua sách.
Thế nhưng vài năm trở lại đây, việc sách giáo khoa cứ thay đổi liên tục nên các trường học cũng không phát động việc quyên góp sách giáo khoa để làm gì. Tủ sách dùng chung đã không còn phát huy tác dụng.
Phụ huynh có điều kiện bỏ khoảng nửa triệu đồng mua bộ sách giáo khoa đôi khi còn thấy xót. Nhiều phụ huynh gia đình hoàn cảnh khó khăn lại có vài ba con đi học một lúc thì chỉ tiền mua vài ba bộ sách giáo khoa cho con cũng là cả một vấn đề.
Có học sinh vào học cả tuần vẫn chưa có sách, giáo viên lại phải cố gắng tìm nhiều nguồn cho em có đủ sách để học.
Chương trình mới, sách giáo khoa vẫn chưa thể dùng lại
Chương trình mới đã được triển khai ở khối lớp 1, tuy nhiên học sinh vẫn không thể dùng lại những bộ sách này. Lý do, cả 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 đều vướng đầy sạn.
Bởi thế, sách giáo khoa lớp 1 buộc phải được chỉnh sửa cho năm học này. Những học sinh nào sử dụng sách cũ hoặc mua phải sách đã tồn trong năm học trước sẽ rất khó khăn cho việc học và việc dạy của giáo viên.
Từ thực tế đáng buồn ấy, chúng tôi hy vọng rằng những bộ sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 trong năm học này sẽ không bị vướng sạn, không bị lấy lý do chỉnh lý để buộc học sinh phải thay sách mới như sách VNEN những năm qua. Và như thế, học sinh khóa học sau sẽ được dùng lại sách của anh chị khóa trước.
Được thế, nỗi khó khăn, vất vả tiền trường của phụ huynh hàng năm cũng đỡ được phần nào.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Thầy trò Marie Curie viện trợ 6 trường học ở miền Trung
Thầy Khang thông tin, do tình hình nước ngập mênh mông nên chỉ 4 trường được đoàn trao hàng tận nơi, 2 trường phải gửi lại Phòng Giáo dục chờ nước rút.
Ngày 30/10, khi hai đoàn công tác đặc biệt của trường Marie Curie, Hà Nội từ miền Trung về Thủ đô an toàn, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie đã có bức thư cảm ơn.
5h sáng 28/10, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang đã xuống sân trường, động viên và chia tay đoàn xe tải chở nhu yếu phẩm khởi hành đi cứu trợ miền Trung.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang cho biết, sau 5 ngày tiếp nhận hàng viện trợ, hàng trăm cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cẩn thận chọn từng cuốn sách giáo khoa, từng tấm áo quần lành lặn thơm tho... xếp gọn vào bao tải, bọc ngoài bằng túi nilon để không thấm nước. Hơn 20 tấn hàng sẵn sàng lên đường, hướng về Miền Trung thân yêu.
Ngày 28/10 cơn bão số 9 siêu mạnh đổ bộ vào Miền Trung, hai đoàn công tác đặc biệt của trường Marie Curie vẫn lên đường, một đoàn đi Quảng Bình, một đoàn đi Quảng Trị.
Ngày 29/10, hai đoàn đến thăm và trao hàng viện trợ cho 6 trường học bị thiệt hại nặng nề:
Tại Quảng Bình: Tiểu học Lộc Thuỷ, Trung học cơ sở Mỹ Thuỷ và Trung học phổ thông Lệ Thuỷ;
Tại Quảng Trị: Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Lòng, Trung học cơ sở Húc và Trung học phổ thông Triệu Phong.
Thầy Khang thông tin, do tình hình nước ngập mênh mông nên chỉ 4 trường được đoàn trao hàng tận nơi, 2 trường phải gửi lại Phòng giáo dục và Đào tạo (cách trường 6 km) chờ nước rút.
Được biết sau khi Thư ngỏ của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang gửi đi vào ngày 21/10, thì nhà trường đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cựu học sinh, phụ huynh và cựu phụ huynh, đặc biệt là bà con Việt kiều ở Canada xa xôi...
Cụ thể, HIỆN VẬT: Hàng vạn cuốn sách giáo khoa (129 bao tải); hàng vạn bộ áo quần (311 bao tải); 5,7 tấn gạo; 5 thùng khẩu trang (5.000 cái/thùng); và nhiều loại nhu yếu phẩm khác (balo, áo phao, lương khô, thuốc chống dị ứng...).
TIỀN MẶT gần 2 tỷ đồng, đã được sử dụng vào các việc sau: Đặt địa phương may cho 3781 học sinh, mỗi con 1 bộ áo quần đồng phục với mức 200.000 đ/bộ; mua cho học sinh 3781 gói vở viết (10 quyển/gói/học sinh); mua cho học sinh 3781 hộp bút (45 bút/hộp/học sinh cấp 1, 12bút/hộp/học sinh cấp 2,3); hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhâ viên 1.000.000 đ/người (270 người); hỗ trợ đặc biệt một học sinh (bố mất vì bị lũ cuốn trôi) 10 triệu đồng; trang bị cho Văn phòng của 6 trường học: 30 bộ vi tính để bàn, 12 máy in và 6 cây nước nóng-lạnh.
Tất cả hiện vật và tiền mặt nói trên đã được trao cho 3 trường học ở Quảng Bình và 3 trường học ở Quảng Trị trong ngày 29/10/2020.
Chiều 30/10, hai đoàn công tác đặc biệt của trường Marie Curie, Hà Nội tạm biệt mảnh đất miền Trung gian lao mà anh dũng để về Hà Nội. Chuyến đi trọn vẹn với yêu thương đã được trao đi nhưng trong lòng mỗi thành viên vẫn còn luyến lưu, xót xa. Chẳng biết bao nhiêu là đủ, chỉ có thể cầu mong sự bình an đến với người dân nơi đây. Mong sao các thầy cô, học sinh vùng lũ hãy luôn mạnh mẽ để cùng nhau bước qua bão tố!
Một số hình ảnh từ công tác chuẩn bị đến quá trình hai đoàn công tác đặc biệt của trường Marie Curie, Hà Nội trao quà cho các trường học ở miền Trung bị ảnh hưởng của bão lũ:
Bản quyền ngữ liệu sách Tiếng Việt lớp 1: Có hay không? Trước những dấu hiệu vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trong sách Tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh diều), đơn vị quản lý cần thanh tra. Ngày 13/10/2020, ông Phan Vũ Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP. HCM nhận định với Đất Việt, đơn vị thanh tra của Bộ KHCN, Bộ VHTT&DL cần phải vào...