Xót xa ngụp lặt gặt lúa chìm nghỉm trong nước lũ
Diện tích lúa Hè thu của nhiều xã thuộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) chưa kịp thu hoạch thì đã bị nước lũ nhấn chìm. Nước rút lòi bông, bà con chèo thuyền ngâm mình dưới dòng nước cố gặt từng bông lúa đã mọc mầm.
Trước khi lũ đến, huyện Can Lộc đã huy động nhân dân gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Tuy nhiên, ở một số xã: Xuân Lộc, thị trấn Nghèn, Tiến Lộc, Kim Lộc, Vượng Lộc… do địa hình thấp trũng, xuống giống muộn nên lúa còn xanh chưa thể gặt khiến toàn bộ diện tích Hè thu bị ngâm dài ngày trong nước dẫn đến thiệt hại thất lớn.
Ngày 7/9, bà con đồng loạt xuống đồng, thu hoạch lúa trong nước. Những cánh đồng lúa chìm nghỉm trong nước, nhô lên bông lúa dài nhưng đã mọc mầm trắng tinh, rễ đổ chùm. Xót của, nhưng có còn hơn không, bà con nông dân chèo thuyền, ngụp lặn xuống dòng nước mênh mông để gặt từng bông lúa đã ra “giá đỗ”. Tổn thất về năng suất và chất lượng là khó đong đếm.
Bà Trần Thị Tâm (70 tuổi) cùng 3 người con ở thôn Đồng Yên, xã Xuân Lộc nước ngập quá bụng, bà Tâm vừa gặt vừa buồn rầu chia sẻ: “Tôi già rồi mà thấy lúa của con dâu bị lên mộng hết nên huy động toàn gia đình tập trung vớt vát. Lúa chín ngâm trong nước 5 ngày, giờ gặp nắng mộng nhô lên như tằm ăn rỗi, chậm giờ nào thiệt hại giờ đó. Con dâu tôi là bác sĩ làm trưởng khoa ở bệnh viện huyện sáng nay cũng phải xin nghỉ để gặt giúp chị”.
Ông Nguyễn Vinh, thôn Mỹ Yên xã Xuân Lộc nhễ nhại mồ hôi kéo thuyền lúa đầy mộng lên bờ ngán ngẩm: “Có gì khổ hơn không cô chú? Làm một mẫu ruộng mà còn 9 sào rưỡi chưa gặt. Nhìn lúa mộng lên trắng hớn mà xót xa. Loại lúa này về phơi rồi nghiền cho lợn ăn chứ còn biết để làm gì nữa”.
“Sáng nay, học xong là em chạy về đi mượn xuồng mang ra để gặt cho bố mẹ ngay”, em Đậu Viết Đoàn, học sinh lớp 10 Trường THPT Nghèn vừa hạ thuyền tôn trên vai thả xuống ruộng cho biết.
Vì sao nước chưa rút hết mà vẫn phải gặt? – chúng tôi hỏi. Ông Thân Văn Huyền thôn Mỹ Yên mệt mỏi nói: “Khổ thế đó. Giờ nước to đang bỏ lên thuyền mà kéo, mà đẩy chứ nước xuống đến đâu, lúa gục xuống đến đó, chờ nước cạn, lúa thành mạ, không đẩy được thuyền thì ai mà gánh lên cho được. Sáng tôi phải ngậm đắng nuốt cay đi mua con thuyền 600 nghìn để gặt. Đúng là thiệt đơn thiệt kép”.
Vậy đề xuất của các bác là gì? Chúng tôi đặt câu hỏi cho những người nông dân đang thu hoạch trên đồng. Họ đồng thanh: Sức chúng tôi có hạn, lúa mọc mầm như nấm sau mưa, giờ cần nhất là lực lượng hỗ trợ chứ để chậm ngày nào thiệt ngày đó.
Ông Nguyễn Như Dũng, Bí thư Huyện ủy Can Lộc cho biết: “Huyện đã bố trí sẵn 3 lực lượng chính gồm quân đội, công an, đoàn thanh niên và lực lượng dân quân các xã sẵn sàng giúp đỡ bà con. Lực lượng hiện có thể huy động hàng nghìn người cùng lúc.
Sáng 7/9, 35 cán bộ chiến sĩ của huyện đội đã xuống xã Tiến Lộc giúp dân gặt lúa. Nhưng để huyện có cơ sở điều động nhân lực thì phía địa phương phải có đề nghị lên là giúp ở đâu? Giúp cho những ai? Cần bao nhiêu người. Lực lượng hỗ trợ về giúp phải có người của gia đình tại chân ruộng chứ không thể gặt lúa lên bờ rồi bỏ mặc được”.
“Trong hôm nay và ngày mai, bằng mọi giá cũng phải huy động lực lượng hỗ trợ, tuyên truyền vận động bà con tập trung thu hoạch cơ bản xong các diện tích còn lại chứ lúa ngâm trong nước lâu ngày, gặp nắng ráo sẽ lên mộng rất nhanh” – ông Dũng nói.
Ông Mai Khắc Sáng, Bí thư Huyện đoàn cung cấp thêm thông tin: “Chiều nay, hơn 300 đoàn viên của các trường THPT sẽ trực tiếp xuống thu hoạch lúa giúp bà con ở 2 xã Tiến Lộc và Kim Lộc. Ngày mai chủ nhật, dự định sẽ có hơn 500 đoàn viên sẽ giúp bà con ở Thị trấn Nghèn và Xuân Lộc”.
Video đang HOT
Một số hình ảnh phóng viên ghi lại sáng 7/9:
Chèo thuyền ra đồng gặt lúa mộng.
Ngâm mình xuống nước.
Gặt từng bông lúa nhô lên trên mặt nước.
Cánh đồng lúa Hè thu ngập trong nước lũ.
Lực lượng bộ đội giúp dân gặt lúa.
Lúa mọc mầm trắng tinh.
Đoàn viên thanh niên giúp người dân thu hoạch lúa trong nước lũ.
Theo GD&TĐ
Can Lộc cần quan tâm xây dựng phương án sử dụng cơ sở vật chất sau sáp nhập xã
Theo thống kê của huyện Can Lộc - Hà Tĩnh, đến cuối buổi sáng nay (25/7), việc lấy ý kiến cử tri đã cơ bản hoàn tất, trong đó có 4 xã 100% cử tri đã đi bỏ phiếu (Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Khánh Lộc và Yên Lộc).
Sáng 25/7, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Viết Hậu dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra việc lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập xã tại huyện Can Lộc
Đoàn công tác đã đi kiểm tra và làm việc với cụm 3 đơn vị gồm các xã: Song Lộc, Kim Lộc, Trường Lộc và cụm 2 đơn vị: Tiến Lộc, thị trấn Nghèn. Qua kiểm tra, hầu hết các thôn đều niêm yết công khai, minh bạch các chủ trương của tỉnh về việc sáp nhập xã. Cử tri được hướng dẫn cụ thể các quy trình, cách thức bỏ phiếu lấy ý kiến.
Đoàn kiểm tra quá trình hướng dẫn cử tri điền vào phiếu cho ý kiến
Đoàn cũng nghe các xã báo cáo về những tâm tư, nguyện vọng của người dân trong việc sáp nhập xã và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
... Giám sát việc chuẩn bị cơ sở vật chất và tiến hành bỏ phiếu
Theo đề án, huyện Can Lộc sẽ tiến hành sáp nhập 8 xã, gồm: Song Lộc, Kim Lộc, Trường Lộc thành xã Kim Song Trường, trụ sở được đặt tại xã Song Lộc; Khánh Lộc, Vĩnh Lộc, Yên Lộc thành xã Khánh Vĩnh Yên, trụ sở được đặt tại xã Vĩnh Lộc; 2 địa phương Tiến Lộc và thị trấn Nghèn thành thị trấn Nghèn, trụ sở đặt tại thị trấn Nghèn.
Đoàn lắng nghe lãnh đạo xã Trường Lộc báo cáo những khó khăn, vướng mắc
Sau khi có đề án, huyện và cơ sở tập trung triển khai thực hiện theo tiến độ, kế hoạch đề ra; giao các thành viên trong ban chỉ đạo xuống tận địa phương họp cán bộ cốt cán, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để có sự chỉ đạo cụ thể. Các thôn họp và đến tận các hộ dân giải thích những thắc mắc, băn khoăn.
Kiểm tra tại xã Tiến Lộc
Từ việc triển khai thực hiện các bước đúng quy trình, tuyên truyền, giải thích thấu đáo, nên chủ trương sáp nhập xã được cử tri Can Lộc đồng tình cao.
Theo thống kê của huyện, đến cuối buổi sáng nay, việc lấy ý kiến cử tri ở Can Lộc cơ bản hoàn tất, trong đó có 4 xã 100% cử tri đã đi bỏ phiếu (Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Khánh Lộc và Yên Lộc).
Bí thư huyện ủy Can Lộc Nguyễn Như Dũng: Việc sáp nhập xã ở Can Lộc được thực hiện đúng quy trình, tuyên truyền, giải thích thấu đáo nên được cử tri Can Lộc đồng tình cao. Đến cuối buổi sáng nay, việc lấy ý kiến cử tri ở Can Lộc cơ bản đã hoàn tất.
Qua kiểm tra, đoàn giám sát HĐND tỉnh đánh giá cao các hoạt động chuẩn bị cho việc sáp nhập xã ở Can Lộc, đặc biệt là công tác tuyên truyền, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của cử tri để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình lấy ý kiến.
Đoàn cũng đề nghị huyện Can Lộc cần tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải đáp những băn khoăn của cử tri trong việc sáp nhập xã, quan tâm công tác cán bộ và xây dựng phương án sử dụng cơ sở vật chất sau sáp nhập không để tài sản bị lãng phí.
Theo Baohatinh
Mẹ chồng tố chủ tịch xã cùng con dâu vào nhà đóng cửa, tắt đèn: UBKT huyện ủy vào cuộc xác minh Theo lời bà Bát, lúc bị phát hiện ở trong nhà cùng con dâu, ông Tr. đã quỳ xuống, van xin được tha thứ, con dâu bà cũng tỏ ra hối hận nên bà đã cho họ một cơ hội để sửa sai. Ngày 2/9 vừa qua, bà Trần Thị Bát (SN 1959, trú tại xóm Đô Hành, xã Mỹ Lộc, Can Lộc,...