Xót xa người phụ nữ cao 90cm, bị tai biến đến mức méo miệng, cuối đời chỉ mong có tiền mua thuốc uống cầm cự qua ngày
60 tuổi, không gia đình, con cái, cô Điệp sống lay lắt nhờ tình thương của đứa em trai út. Nhìn cơ thể lùn đi, khuôn mặt biến dạng, người phụ nữ lớn tuổi chỉ mong những ngày còn lại, cơm ngày 3 bữa được đủ no.
Nửa đời người sống trong cảnh tật nguyền
Những ngày đầu tháng 5, chúng tôi tìm về ấp Định Bình, xã Long Thới, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh nơi cô Võ Thị Điệp (60 tuổi) đang sinh sống. Nằm lọt thỏm phía sau vườn, trong căn nhà nhỏ xập xệ, một người phụ nữ trạc tuổi cố nhíu đôi mắt lờ mờ của mình hướng về phía cửa.
Căn nhà xập xệ nằm sâu trong ấp Định Bình là nơi sinh sống của cô Điệp.
Không may mắn như những người phụ nữ khác, căn bệnh lúc nhỏ khiến cô Điệp chỉ cao vỏn vẹn 90cm, cơ thể cũng bị khuyết tật.
Hơn 2 năm nay, cô Điệp chỉ ngồi một chỗ, đi lại rất khó khăn sau một trận tai biến bất ngờ. Đưa đôi bàn tay co rút, cô Điệp cố lấy vỉ thuốc trong rổ, miệng lẩm bẩm nhờ sự trợ giúp. Phía sau nhà, cô Hồ Thị Tuyết Hạnh (53 tuổi, em dâu cô Điệp) vội rót ly nước lên cho chị, nghẹn lời.
“Chị ấy giờ chỉ ngồi một chỗ, muốn đi đâu phải đỡ mới đi được, tay chân co rút hết cả rồi, nói năng cũng chẳng rành rọt như người ta”.
Đôi mắt xa xăm, đượm buồn của người phụ nữ lớn tuổi khi nghĩ đến số phận của mình.
Theo cô Hạnh, trước kia người chị gái sống với mẹ ruột, sau khi mẹ mất, vợ chồng cô Hạnh mới đón chị gái về để chăm sóc. Dù cuộc sống có vất vả nhưng vẫn đủ rau cháo qua ngày, nào ngờ.
“Mấy tháng trước ổng đi mần dưới sông rồi cũng bị tai biến, may mắn không chết, vẫn đi đứng đồ được nhưng giờ không làm việc nặng, chỉ quanh quẩn ở nhà thôi”, nói đoạn, cô Hạnh hướng mắt về phía chú Võ Văn Lang (54 tuổi, chồng cô Hạnh), buồn bã.
Mọi sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của cô Điệp đều do người em dâu chăm sóc.
Từng là trụ cột trong gia đình nhưng giờ đây chú Lang không còn xoay xở được nữa, cảnh nhà đã khổ nay lại khổ hơn. Ngồi cạnh người chị gái bị khiếm khuyết, chú Lang xúc động.
“Trước khi mẹ mất, chú có hứa với mẹ là sẽ thay mẹ chăm sóc cho chị Điệp, giờ thì bản thân mình lại bị bệnh, chẳng biết làm cách nào cả. Chị Điệp bị khuyết tật bẩm sinh, người cứ một khúc vậy không có lớn lên được, mấy năm trước còn nói chuyện, đi đứng đồ được, giờ méo miệng cả rồi, không thể tự chăm sóc được”, chú Lang tâm sự.
Video đang HOT
Chú Lang cho biết sau khi mẹ mất, chú đón cô Điệp về nhà để chăm sóc nhưng từ khi đổ bệnh, cuộc sống gia đình thêm chồng chất khó khăn.
Ngồi trên chiếc giường tre ọp ẹp, cô Điệp cố gắng ú ớ nói những câu không rành rọt, xúc động bật khóc. Có lẽ ở cái tuổi 60, cô chẳng có gì ngoài một cơ thể khiếm khuyết, mọi ăn uống sinh hoạt đều phải do người khác trợ giúp.
“Cô buồn lắm, thương vợ chồng thằng Lang” – cô Điệp cố gắng nói.
Nuôi bò mướn góp tiền chữa bệnh cho chị gái
Tìm trong căn nhà xập xệ không có lấy một vật đáng giá, chú Lang lục đống giấy tờ, hồ sơ bệnh án của người chị gái, xót xa… Lúc trước còn khỏe mạnh, chú Lang đi làm thuê, sức người đàn ông cũng đủ lo cơm no ngày ba bữa cho cả nhà.
Nhiều tháng qua, căn nhà vắng hẳn tiếng nói cười khi cả chú Lang, cô Điệp đều đổ bệnh.
Xấp giấy tờ, hồ sơ bệnh án và những vỉ thuốc còn lại trong nhà để giúp cô Điệp xoa dịu cơn đau.
“Giờ chú bệnh tật thế này, đâu có làm gì nổi nữa. Ở đây người ta thương tình, gửi mấy con bò cho chú nuôi hộ, đến khi người ta bán bò được giá thì họ cho lại tiền. Có điều không đủ để chạy chữa thuốc men, lo cơm nước đàng hoàng cho chị Điệp, chú buồn lắm”, chú Lang chia sẻ.
Mỗi tháng, số tiền ít ỏi mà 2 vợ chồng kiếm được từ công việc làm vườn, nuôi bò hộ cộng với số tiền trợ cấp khuyết tật của cô Điệp chỉ đủ cho cả nhà lo được cơm ngày ba bữa. Riêng việc điều trị thuốc men, vật lý trị liệu cho cô Điệp vẫn còn là dấu hỏi lớn chưa tìm được lời đáp.
Công việc mỗi ngày của chú Lang là cắt cỏ, phụ vợ nuôi hộ bò cho người khác để có tiền trang trải thêm chi phí sinh hoạt.
Ngồi cạnh đứa em trai út, cô Điệp xúc động cho biết bản thân từ nhỏ đã không may mắn như những đứa trẻ khác. Học đến lớp 3, sau một trận sốt, cơ thể cô Điệp bị ảnh hưởng, chân tay co rút không thể lớn thêm được. Sống nương nhờ tình thương của vợ chồng em trai, nhiều lúc nghĩ quẩn, cô Điệp chỉ muốn chết đi cho em bớt khổ.
Thấy chị gái hàng ngày phải chống chọi với những đợt tái phát của bệnh tật mà không có tiền để chữa trị, chú Lang chỉ biết khẩn cầu sự giúp đỡ của mọi người để có thêm hi vọng chữa bệnh cho chị gái.
Hi vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình cô Điệp để chuỗi ngày phía trước được trọn vẹn hơn.
Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình chú Lang, rất mong quý độc giả gần xa có thể quan tâm, hỗ trợ để cô Điệp được chữa bệnh, sống những ngày tháng còn lại được no ấm, đủ đầy.
Mọi đóng góp xin vui lòng liên hệ số điện thoại chú Võ Văn Lang: 0798744688.
Hoặc thông qua số tài khoản ngân hàng Vietcombank: 1012505486.
Chủ tài khoản: Võ Văn Lang, chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
Xin chân thành cảm ơn!
Đến chiếc gối ngủ còn mua không nổi, tiền đâu ra lắp mắt giả cho con
7 tuổi, Lê Hoàng Gia Tường đã biết để ý đến hình dáng của mình. Con e ngại, tự ti vì một con mắt đã bị múc bỏ. Cả khoảng thời gian dài, đứa trẻ chẳng dám soi gương vì không muốn nhìn thấy hình hài khiếm khuyết của mình.
Khoảng một năm trước, Gia Tường 7 tuổi, đang học lớp 1, mắt phải của con bỗng cứ lồi dần ra. Cha của con đưa đi khắp các bệnh viện dưới Bạc Liêu, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng (TP.HCM), sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Đến đây, con mới được phát hiện khối u trong hốc mũi.
Các tế bào ung thư đã xâm lấn mắt và sàn sọ, khiến mắt phải của con bị đẩy lồi. Sau khi điều trị và phẫu thuật "múc" bỏ con mắt phải, điều trị tại Chợ Rẫy hơn 2 tháng thì tế bào ung thư tiếp tục xâm lấn sang mắt trái và tiếp tục đẩy lồi con mắt còn lại của con. Lúc này, con được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu để hóa trị.
Điều kiện gia đình khó khăn, anh Biển chẳng thể mua nổi một chiếc gối cho con.
Điều trị 9 toa thuốc hóa trị, có tới 5 toa gần đây gia đình phải mua thuốc đặc trị, ngoài danh mục bảo hiểm cho con. Mỗi đợt truyền con phải sử dụng 3 lọ, hết 12 triệu đồng. Trước khi con bị bệnh, vợ chồng anh Lê Văn Biển chỉ đi làm mướn. Anh Biển theo người ta đi ghe đánh bắt cá, cứ 5-7 ngày mới về, chị Trân ở nhà trông 2 con nhỏ, lúc rảnh rỗi, chị đi làm móng cho một tiệm gần nhà. Thu nhập lúc có lúc không, chỉ tiêu cho gia đình nhỏ 4 người cũng chỉ vừa đủ.
Gia đình bên nội đông con, anh Biển có tới 7 anh chị em. Khi lớn lên, lập gia đình, căn nhà nhỏ không chứa nổi từng ấy người nên ai kiếm được chỗ khác thì đi. Anh Biển ở rể nhà vợ, nhưng điều kiện nhà vợ anh cũng chẳng khấm khá hơn. Cha vợ mất sớm, một mình mẹ vợ làm lụng nuôi 3 người con. Cả gia đình sống trong căn nhà bao bằng tôn chưa được 20m, cái nắng mùa khô, trong nhà còn nóng hơn ở ngoài. Chị gái đầu lấy chồng theo chồng, đến lượt Trân lấy chồng thì lại đưa chồng về nhà. Cậu em út đành đi làm mướn quanh năm xa nhà.
Gia Tường bị bệnh, anh Biển phải nghỉ việc để chăm con, vợ anh cũng bận con nhỏ 2 tuổi, chẳng ai đi làm kiếm tiền.
Khi con đổ bệnh, chạy vạy mượn của người thân không xong, vợ chồng anh Biển phải nhờ vay lãi ngoài. Đến nay, số nợ đã hơn 200 triệu, nhưng bệnh của con vẫn chưa hết. Chưa truyền xong đợt thuốc này, anh lại phải nghĩ cách để xoay sở tiền cho đợt thuốc tới. Khi dịch Covid bùng phát, quy định cách ly xã hội, ngưng nhiều hoạt động kinh doanh khiến nhiều gia đình nghèo khốn đốn, nhưng gia đình nghèo có con bị bệnh như nhà anh còn lâm vào đường cùng.
Bé Gia Tường vốn là một đứa trẻ dễ bảo, ngoan ngoãn. Nhưng từ khi bị bệnh, rồi bị mất một mắt phải, con thường hay khó chịu, sa sút tinh thần. Những đợt truyền thuốc hóa trị, do ăn uống kém, sức đề kháng yếu, con bị thuốc "đánh tơi tả".
Gia Tường mơ ước được lắp mắt giả, để mỗi khi nhìn vào trong gương, con sẽ bớt mặc cảm.
Trò chuyện cùng Tường. Hỏi ước mơ của con, đứa trẻ vẫn chưa thể hình dung được, lớn lên mình sẽ ra sao. Nhưng ở hiện tại, con chỉ mơ ước là được lặp con mắt giả như một số bạn nhỏ khác trong bệnh viện. Cha con cho rằng, cũng có thể trong một lần trao đổi cùng bác sĩ, con nghe bác nói đến việc thay mắt giả, rồi con ghi nhớ. Bởi đó là điều vẫn canh cánh trong lòng con từ ngày bị múc bỏ một bên mắt đến nay.
Nhưng, "Đấy chỉ là ước mơ của con thôi, chứ gia đình tôi còn đang phải lo chạy vạy, vay mượn tiền để vô thuốc cho con chưa xong, nào dám nghĩ đến chuyện thay mắt giả", anh Biển buồn bã nói.
Đợt thuốc sắp tới, anh Biển vẫn chưa lo được tiền, những nơi đã vay mượn, anh đều đến cả, nhưng nợ cũ chưa trả, anh chẳng thể vay thêm được nữa.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ viện phí cho bé Lê Hoàng Gia Tường xin liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Ung bướu; hoặc gửi trực tiếp cho anh Lê Văn Biển, điện thoại: 0917677605, địa chỉ: Ấp Cái Cùng, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.100 (Ghi rõ Ủng hộ bé Lê Hoàng Gia Tường)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.
Khẩn cầu nhói lòng của bé trai 4 tuổi "Con chỉ còn một mắt nữa thôi, mẹ canh chừng đừng để ai lấy mất nhé" Khối u ác tính trên khuôn mặt phát triển nhanh che lấp khiến mắt trái của bé Dương không còn nhìn thấy ánh sáng. Lo sợ, mỗi lần trước khi đi ngủ đứa trẻ lại dặn mẹ giữ lấy con mắt còn lại của mình. Tuổi thơ bất hạnh Chỉ sau một tháng phát hiện mắc bệnh ung thư xương hàm, khuôn mặt...