Xót xa mẹ xin chết để con được sống
Chỉ khoảng một tháng nữa thôi, chị sẽ được làm mẹ. Nhưng ông trời thật trêu ngươi khi bắt chị phải lựa chọn “được con thì mất mẹ, được mẹ thì mất con”. Đã bao đêm hai vợ chồng chị chỉ biết ôm nhau mà khóc…
Trong cái rét cắt da, cắt thịt, anh đến tìm tôi trong một bộ áo quần mỏng manh. Khuôn mặt hốc hác, chân và tay tím tái cả lại, nhưng anh vẫn băn khoăn không biết mở lời với tôi thế nào. Thế rồi những giọt nước mắt lăn dài trên má, anh nức nở khóc, như một sự bất lực trước hoàn cảnh của chính mình.
Tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tôi gặp vợ anh đang nằm điều trị với cái thai rất to. “Con em vẫn khỏe, cháu đã bước sang tuần thứ 37 rồi anh à. Chỉ có em thôi”, chị Trương Thị Hằng (sinh năm 1988) như lặng đi khi nói với tôi từ “chỉ có em thôi”. Một chút gì đó như day dứt, như dằn vặt chính bản thân mình là kẻ gây ra tội lỗi.
Bệnh bướu cổ Basedow khiến chị Hằng rất nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chị vẫn tình nguyện xin được chết cho con được sống
Chị Hằng mắc bệnh bướu cổ Basedow đã mấy năm nay, nhưng không có tiền chữa do hoàn cảnh quá nghèo. “Mẹ của em cũng đã mất vì bệnh bướu cổ ác tính này, giờ em cũng thế”, chị Hằng nói. Nhưng điều làm chị Hằng đau khổ hơn, là căn bệnh bướu cổ Basedow không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của chị mà còn cả con của chị. “Hai vợ chồng em vừa lập gia đình vào cuối năm 2009. Vì cũng mù mờ thông tin, lại không có tiền nên em không biết là bệnh của vợ thì không nên có thai”, anh Phan Hoàng Sỹ, chồng của chị Hằng cho tôi biết.
Trao đổi với chúng tôi, các bác sĩ Khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh Basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt và đặc biệt nguy hiểm khi gặp tình trạng cơn bão giáp, một biến chứng rất nặng của bệnh.
Khi bị cơn bão giáp, bệnh nhân sẽ sốt cao 40-41 độ C, tinh thần hoảng loạn, lo lắng hoặc kích thích dữ dội, tim đập rất nhanh, có khi lên đến trên 150 lần một phút hoặc bị rung thất. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị tử vong.
Video đang HOT
Với bệnh này, bệnh nhân cần được điều trị thuốc nội khoa kháng giáp tổng hợp, thời gian điều trị kéo dài từ 6 – 18 tháng (thời gian càng lâu thì việc tái phát của bệnh càng thấp).
Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt chị khi hạnh phúc làm mẹ quá mong manh
“Tuy nhiên, do vợ em có thai nên mọi chỉ định điều trị bằng thuốc không có hiệu quả. Các bác sĩ bảo giờ chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là được con thì mất mẹ, được mẹ thì mất con”, anh Sỹ buồn bã bảo. Những giọt nước mắt của chị Hằng cũng lăn dài trên má, khi hạnh phúc được làm mẹ với chị thật mong manh.
Nghịch lý thay, cái thai trong bụng chị được chẩn đoán là một cậu bé trai kháu khỉnh đang phát triển bình thường. Nhưng bản thân chị Hằng thì cái bướu ngày càng to hơn, mắt ngày càng lồi ra, chân tay thường xuyên lên cơn co giật, khó thở. Càng đến ngày sinh, tính mạng của chị ngày càng nguy cấp.
“Bao đêm rồi hai vợ chồng em cứ ôm nhau mà khóc, không biết làm sao đây anh à. Em đã khuyên vợ, thôi thì không sinh con này sẽ sinh con khác. Có con mà không có mẹ thì cũng tội nó lắm, nhưng cô ấy vẫn không chịu mà khăng khăng hãy cứu sống con vì đời cô ấy cũng khổ lắm rồi”, anh Sỹ lặng đắng bảo.
Cầm đôi tất và quần áo sơ sinh mà mọi người tặng, chị càng thấy đắng nghẹn cõi lòng
Mọi sự giúp đỡ xin các nhà hảo tâm vui lòng liên hệ: Anh Phan Hoàng Sỹ, chị Trương Thị Hằng: thôn Mỹ Hòa, xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh hoặc giúp đỡ trực tiếp tại phòng 621, khoa Nội Tiết – Đái Tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. ĐT: 0977.731.048
Cũng theo các bác sỹ, hoàn cảnh của hai vợ chồng anh Sỹ, chị Hằng rất khó khăn nên việc chạy chữa, điều trị căn bệnh lại càng khó. “Số tiền chữa căn bệnh u bướu cần khoảng 70 triệu đồng, nhưng đến tiền ăn của hai vợ chồng còn không có huống hồ là chữa bệnh. Hai vợ chồng toàn mua cơm không rồi chan nước lã, thêm bột canh để ăn. Có khi hai người còn chung nhau bát mì tôm trông tội lắm”, chị Hà Anh, một bệnh nhân ở cùng phòng với chị Hằng chia sẻ.
Những ngày này, mọi người đang náo nức chuẩn bị đón Tết, còn hai vợ chồng vẫn thui thủi ở bệnh viện, chỉ với hi vọng còn nước còn tát. Một mùa xuân không lấy gì ấm áp khi những được mất, sống còn của đôi vợ chồng trẻ đáng thương.
Theo Dân Trí
Tiếng kêu tuyệt vọng từ căn lều rách nát
Nhắc đến hoàn cảnh anh Nguyễn Tá Cường, người dân thôn Cẩm Đồng (xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) không ai không rơi nước mắt. Từ một chàng trai khỏe mạnh chí thú làm ăn phút chốc trở nên tàn tạ do căn bệnh teo thận quái ác.
Khi chúng tôi đến thăm, anh Cường nằm co quắp trên chiếc võng mắc góc nhà. Căn nhà khoảng 20m2 rách nát gió lùa trống huơ trống hoác như muốn sập bất cứ lúc nào. Thấy có khách đến thăm, anh nặng nhọc mở đôi mắt ra chào rồi nhắm nghiền lại thở dốc. Chị Châu Thị Thắm vợ anh cho biết, trước khi bị bệnh 2 vợ chồng đi phụ hồ. Cách đây một năm trong lúc đi làm tự nhiên mắt anh Cường bị mờ không thấy rõ, tưởng bị bệnh ở mắt nhưng khi đi khám chụp phim thấy 2 quả thận bị bạc trắng, bác sỹ kết luận là có bệnh nhưng không biết bệnh gì và yêu cầu ở lại theo dõi nhưng do không có tiền nên anh về nhà.
Hai vợ chồng anh Cường chị Thắm đang cần sự giúp đỡ để chữa bệnh
Bệnh ngày một nặng, mẹ chị Thắm ở Sóc Trăng bảo chị đưa anh Cường vô trong đó để bà đến chùa Khơme xin thuốc uống may ra có thể khỏi, nhưng uống một thời gian bệnh càng nặng thêm. Đi khám chụp phim bác sĩ kết luận 2 quả thận của anh Cường đã bị teo hoàn toàn.
Cách đây 1 tháng chị Thắm gửi lại đứa con gái 7 tuổi cho bà ngoại nuôi giúp để đưa anh Cường về quê vì: "Ảnh nói đưa ảnh về quê chứ ở trong đó lỡ chết thì lấy gì mà lo", chị Thắm thổn thức. Nghe nhắc đến con gái nước mắt anh Cường chảy dài trên má. Hai vợ chồng ôm nhau khóc.
Bây giờ chị phải ở nhà túc trực lo cho anh, nếu chị có đi đâu cũng nhờ hàng xóm qua trông dùm. "Tội hắn lắm chú ơi, mỗi khi lên cơn đau, hắn ngất lên ngất xuống mấy lần. Ăn cũng không được, ngủ cũng không được, ăn chi vô cũng ói ra chỉ có uống nước với sữa thôi, còn tối nằm xuống là thở dốc, vợ hắn phải ngồi cho hắn dựa lưng cả đêm", bà Mùi hàng xóm anh Cường cho biết. "Sao không đi bệnh viện?". Tôi thắc mắc. "Chú xem trong nhà hắn có cái gì bán được 10 ngàn không thì lấy tiền đâu mà đi bệnh viện", bà Mùi ngậm ngùi.
Nhìn căn nhà của anh Cường không ai nghĩ đó là căn nhà, đúng hơn là túp lều. Bên trong trống lốc, xung quanh là những tấm bạt vá chằng chụp. Vật dụng trong nhà ngoài nồi cơm điện và bếp ga cá nhân thì không còn gì có giá trị cả. Cũng theo bà Mùi từ khi 2 vợ chồng về quê đến nay chuyện ăn uống đều trông chờ vào sự giúp đỡ của anh em làng xóm, người cho lon gạo, kẻ cho vài ngàn đắp đổi qua ngày nhưng ở quê ai cũng nghèo thương biết vậy thôi.
Căn nhà rách nát của vợ chồng anh Cường
Ông Việt nhà cạnh bên cho biết thêm, vừa rồi thôn có làm cho anh Cường thẻ bảo hiểm người nghèo đi bệnh viện chữa bệnh, nhưng hẹn đến tháng 2 mới có, nhưng: "Biết nó có sống được đến tháng 2 không", ông Việt chua chát. Để cầm cự đến lúc đó, cứ 3 ngày chị Thắm lại chạy vào Hội đông y từ thiện Nhân Hòa ở thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên) để xin thuốc uống như cầu may, nhưng bệnh vẫn không hết.
Khi chúng tôi ra về, ông Việt và bà Mùi chạy theo dặn đi dặn lại: "Chú cố giúp dùm nó, viết đăng lên báo biết đâu có ai thương tình giúp cho được ngàn nào đỡ ngàn nấy để hắn có tiền đi chữa bệnh, nó còn trẻ quá, mới 29 tuổi mà".
Theo Dân trí
Côi cút cậu bé phút chốc mất hết người thân Mỗi đêm về, Thành bơ vơ ôm bàn thờ mẹ và đứa em gái khóc. Giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt đẫm nhòe đã bao đêm tỉnh giấc gọi thầm tên mẹ, tên cha. Trần Văn Thành, 12 tuổi, con anh Hà Văn Bình, chủ đò gây ra vụ tai nạn thảm khốc trên tại Bến Đất Phú Hưng, Thành phố...