Xót xa hình ảnh vợ chồng khiếm thị bán vé số cứu con gái bệnh
Dù không được may mắn như bao người khác nhưng hai vợ chồng khiếm thị vẫn quyết tâm chắt chiu từng đồng từ công việc bán vé số để nuôi con bị bệnh, mong một ngày con sẽ được chữa khỏi và có cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
Đó là lòng thương con vô bờ bến và sự hy sinh to lớn mà không phải ai cũng làm được.
Dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng anh chị không từ bỏ cơ hội để cứu con gái.
Vợ chồng khiếm thị cố gắng nuôi con bệnh
Vợ chồng anh Cường chị Linh ( quận Bình Tân, TP. HCM) cùng là người khiếm thị, hai người đến với nhau vì thấu hiểu sự khiếm khuyết của bản thân và muốn chia sẻ khó khăn cùng nhau.
Tưởng rằng 2 cô con gái nhỏ sẽ thay cha mẹ làm đôi mắt sáng, không ai ngờ rằng cô con gái nhỏ lại mắc bệnh tim từ lúc mới sinh ra.
Năm 2019, được sự tài trợ của một nhà hảo tâm, bé Vy đã được thay một quả tim khác. Hai anh chị cũng hy vọng con gái sẽ có một cơ thể khỏe mạnh để được học tập và vui chơi cùng bạn bè.
Nhưng ông trời lại một lần nữa thử thách anh chị khi bé Vy bị biến chứng sau phẫu thuật, bị bệnh, phải nằm liệt giường và cần có người bên cạnh chăm sóc.
Hai anh chị luôn tự dằn vặt bản thân vì cuộc phẫu thuật đó. Ngày bé Vy làm phẫu thuật chỉ có mẹ cạnh bên vì anh Cường bận đi bán vé số xa để kiếm thêm chút tiền mua thuốc cho con.
Video đang HOT
Dù khiếm khuyết nhưng anh Cường vẫn cố gắng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.
Anh Cường ân hận mãi vì không thể bên con lúc đó, anh cứ nghĩ mãi về lời con gái nhắc anh nhớ vào thăm. “ Tôi nhớ con, thương con quá! Nghe con nói sao mà dễ thương, tội nghiệp quá, tôi không cầm lòng được“, anh Cường nói.
Nào ngờ, sau cuộc phẫu thuật, con gái anh lại không bao giờ chạy nhảy chơi đùa và đến trường với bạn bè cùng trang lứa được nữa. Những lần bị lưu manh giật vé số anh cũng chưa từng khóc, vậy mà lúc biết tin nước mắt anh không thể ngừng lại.
Anh Cường đau lòng khi nghĩ lại lời con nói trước lúc sắp phẫu thuật.
Lòng thương con và sự hy sinh vô bờ bến của cha mẹ Việt
Vốn dĩ nhà anh chị đã không khá giả gì, từ sau khi bé Vy bị bệnh thì gia đình càng khó khăn hơn, có bao nhiêu tiền bán vé số anh chị cũng đổ hết vào để lo thuốc men và chạy chữa cho con gái.
Lúc mới phẫu thuật thay tim xong, bé Vy bị biến chứng, không thể cai máy thở, bác sĩ khuyên gia đình nên đưa bé về. May mắn sao bé Vy lại gặp được bà Sương (quê Vĩnh Long) là người chuyên nhận chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy. Hiểu được hoàn cảnh khó khăn và tình thương của hai anh chị, bà Sương đã giúp chăm sóc bé Vy miễn phí đến tận khi bé tỉnh lại.
Bà Sương giúp chăm sóc bé Vy cho đến khi em tỉnh lại.
Tuy vất vả là vậy nhưng anh chị chưa từng kêu than cũng chưa từng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Hàng ngày, hai anh chị đi bán từ sáng đến tối mịt, thường phải bán đến hơn 10h đêm mới hết vé, vậy mà cũng không đủ 500.000 đồng mỗi ngày để lo thuốc và cho con tập vật lý trị liệu. Chưa kể có những ngày bị lưu manh giật vé mất trắng.
Không đủ sức trang trải cuộc sống 4 miệng ăn và tiền chữa bệnh cho con gái, anh chị đành gửi con gái lớn vào nhà Dòng nhờ nuôi giúp, vì anh chị biết chỉ có vậy thì con mới được ăn no, được học tập đầy đủ.
Giờ đây, anh chị chỉ biết trông chờ vào những tờ vé số bé nhỏ, nhưng anh chị sẽ không bỏ cuộc để giành giật con gái từ tay tử thần.
Hai anh chị phải đi bán vé số từ sáng sớm đến tối mịt để kiếm tiền chạy chữa cho con gái.
Những khó khăn thì vẫn luôn còn đó, nhưng nó sẽ không bao giờ quật ngã được đôi vợ chồng này bởi lòng thương con và sự hy sinh vô bờ bến.
Tấm lòng của anh chị cũng là tấm lòng của những người cha, người mẹ của đất nước Việt Nam kiên cường, những người có thể chịu vô vàn gian khổ chỉ mong đổi lấy cho con một cuộc sống yên bình.
Hình ảnh xúc động nhất đêm Trung thu: Người mẹ nghèo bán vé số đi ngang bữa tiệc, thấy đĩa tôm thừa chỉ xin một ít mang về cho con
Mặc dù khách ở bữa tiệc có lòng tốt cho người phụ nữ bán vé số cả đĩa tôm, nhưng cô ấy chỉ lấy 2 con rồi về.
Giờ này, có lẽ khắp mọi nơi đều đang vui không khí rằm Trung thu. Từ làng quê cho đến phố thị, đâu đâu cũng rộn rã tiếng nhạc, đèn hoa và hát múa tưng bừng. Người lớn thì dạo chơi ngắm phố, còn trẻ em thì tận hưởng những niềm vui dành cho chúng trong dịp đặc biệt hôm nay.
Tuy nhiên, vừa mới đây cư dân mạng lại bắt gặp một hình ảnh vô cùng xúc động, ghi lại khoảnh khắc người phụ nữ nghèo bán vé số xin mấy con tôm về cho con ở nhà. Chiếc clip rất ngắn, chỉ vài chục giây nhưng thu hút rất đông sự chú ý của dân tình trên mạng xã hội TikTok lẫn Facebook.
Ban đầu, người phụ nữ ăn mặc tuềnh toàng bước vào đám tiệc với vẻ ngần ngại. Giữa những nam thanh nữ tú ăn mặc sành điệu, nước hoa thơm phức, nhảy múa hát hò trong mớ âm thanh chát chúa, trông cô ấy thật nhỏ bé và khác biệt hoàn toàn. Người phụ nữ ngần ngại mãi mới dám lại gần chiếc bàn ngổn ngang đồ ăn thừa, cầm một con tôm thò ra ở mép đĩa rồi cho vào chiếc túi xách cũ bên hông.
Chàng trai quay clip cũng tiến đến mở chiếc vung nồi úp lên đĩa để người phụ nữ có thể lấy chỗ tôm còn lại dễ dàng hơn. Nhưng cô ấy chỉ lấy thêm đúng 1 con tôm nữa, mỉm cười tỏ ý cảm ơn rồi ra về. Sự khiêm tốn của người mẹ nghèo khiến mọi người càng thêm nể phục, cô ấy sống đúng theo câu ông bà ta răn dạy: "Đói cho sạch, rách cho thơm".
Hành động của người phụ nữ nghèo thật đáng suy ngẫm và khiến cho bao người cảm động. Cô ấy có thể không đẹp không giàu sang như người ta, mà có khi cả đời cũng chưa được ăn một bữa tiệc toàn món ngon như thế, nhưng vượt qua mọi sự xấu hổ, cô ấy vẫn nghĩ đến con mình đầu tiên. Một đứa trẻ ở nhà chờ mẹ về nấu bữa cơm đạm bạc, nhưng hôm nay thì có thêm 2 con tôm to ngon rồi.
Một số thành viên mạng phát hiện ra clip này đã có từ cách đây vài tuần, không phải là sự việc mới xảy ra. Song đến đúng ngày Trung thu, clip bỗng trở nên hot và được chia sẻ khắp nơi trên mạng xã hội. Đó cũng là một hình ảnh đáng nhớ trong dịp Trung thu này.
Chú shipper bị liệt hai chân ở Sài Gòn: 'Tìm trong những gia đình khuyết tật, sẽ chỉ thấy hạnh phúc' Người dân sống quanh khu vực bến xe Miền Đông chắc hẳn đã quá quen thuộc với hình ảnh một người đàn ông nhỏ bé, bị tật hai chân, chạy trên chiếc xe ba bánh để đi giao hàng. Người đàn ông đó là chú Nguyễn Duy Long (65 tuổi, ngụ Quận Thủ Đức, TP.HCM). Chú Long đã gắn bó với nghề shipper...