Xót xa hình ảnh bà cụ ngồi gục bên đống rau trong những ngày cận Tết
Những ngày cận Tết ai cũng tất bật chuẩn bị cho một năm mới, riêng một vài góc nhỏ của Sài Gòn vẫn còn các mảnh đời khó khăn vẫn đang vật vã mưu sinh.
Mới đây hình ảnh một bà cụ ngồi gục bên đống rau giữa đường phố Sài Gòn tấp nập đã khiến không ít người xúc động.
Cuộc sống mưu sinh của những người bán hàng rong chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là ngày nay, mọi người luôn tìm đến những thứ hiện đại, tiện ích hơn và chất lượng hơn.
Bà cụ ngồi gục bên gánh rau trên đường phố Sài Gòn. (Ảnh: Người Sài Gòn)
Bà cụ gục đầu bên gánh hàng rong
Được biết bà cụ này được một người dùng mạng xã hội bắt gặp trên đường giao giữa ngã tư Lương Định Của và Mai Chí Thọ. Bên cạnh bà còn có gánh hàng rau chưa bán hết. Bên góc đường phố tấp nập, còi xe inh ỏi, bà ngồi thu lu, cái nắng của Sài Gòn càng khiến cho cơ thể người già thêm phần mệt mỏi.
Hình ảnh bà cụ được một người dùng mạng xã hội chia sẻ lại. (Ảnh chụp màn hình)
Nhìn thấy hàng rau còn đầy, chủ tài khoản đã ghé vào mua ủng hộ ” giá bà bán 1 bó chỉ 5k , mua 4 bó bà còn khuyến mãi cho 1 bó. Tôi cười , cám ơn bà nhưng vẫn trả tiền thêm ” .
Mục đích khi đăng tải lên mạng những bức hình này của người chụp là muốn thể hiện sự đồng cảm với hoàn cảnh mưu sinh của bà. Bên cạnh đó còn muốn giúp đỡ, kêu gọi mọi người nếu như có đi qua có thể dừng lại mua ủng hộ bà cụ một bó rau. Những ngày cận Tết như thế này, gánh nặng mưu sinh càng đè nặng hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Mệt mỏi trước sự xô bồ, nắng nực của Sài Gòn cùng với những gánh nặng mưu sinh khiến cho không ít người mệt mỏi. (Ảnh: Người Sài Gòn)
Những người lao động nghèo đang chạy đua với Tết
Đây không chỉ là hoàn cảnh khó khăn duy nhất của những người bán hàng rong trên những con phố tại Sài Gòn. Còn rất nhiều những mảnh đời khác, vì thiếu thốn, không có việc làm nên nhiều người chọn lên thành phố để làm việc. Vốn xã hội không có, công việc duy nhất của họ là đi bán hàng rong, kiếm ăn qua ngày. Họ bán đủ thứ, họ có thể ngồi vào một góc vỉa hè hay chở hàng trên những chiếc xe đạp.
Hình ảnh những người mưu sinh bằng bán hàng rong tại Sài Gòn. (Ảnh: VietNamNet)
Những ngày người nghèo phải chạy đua với Tết tất bật và khó khăn hơn nhiều. (Ảnh: Báo Lao Động)
Với những người bán hàng rong, họ mong Tết đến “chậm” hơn để họ có thêm chút thời gian kiếm đủ tiền. (Ảnh: Báo Lao Động)
Những ngày sát Tết, họ phải nhanh chóng kiếm được tiền để có thể về quê sớm. Cũng có nhiều người chỉ mong được những bữa ăn no trong ngày cuối năm. Hy vọng rằng những mảnh đời khó khăn sẽ kiếm thêm được chút thu nhập trong những ngày cận Tết này.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Ấm lòng tấm áo, hạt gạo miễn phí "ai cần cứ đến lấy" giữa ngày đông
Chiếc tủ đặc biệt và cây ATM này đều được đặt tại Hội chữ thập đỏ huyện Cam Lộ. Trong đó, hơn 1000 bộ quần áo mới hoặc đã qua sử dụng sau khi tiếp nhận được giặt giũ, phân loại, xếp gọn vào các ngăn tủ, phục vụ những người có nhu cầu.
Ngoài ra, cây ATM kể trên sẽ hoạt động định kỳ vào thứ 5 hằng tuần, mỗi người khi đến đây sẽ nhận được 5kg gạo hoàn toàn miễn phí.
Tủ quần áo từ thiện vừa đưa vào hoạt động tại Quảng Trị. (Ảnh: FB Quảng Trị 24h)
Chiếc tủ quần áo từ thiện, cây ATM gạo đong đầy tình thương
Những ngày này, Quảng Trị khá rét, có nhiều mưa. Trong điều kiện thời tiết như hiện tại, hộ nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt dường như vất vả hơn khi họ không thể lao động, làm việc như ngày nắng ấm. Để chung tay giúp đỡ mảnh đời khó khăn, các tổ chức hội thiện nguyện đã cùng nhau triển khai một loạt hoạt động có ý nghĩa.
Tủ quần áo được sắp xếp rất gọn gàng, sạch đẹp. (Ảnh: FB Quảng Trị 24h)
Mới đây, vô số các bạn trẻ đã cảm thấy rất ấm lòng khi chứng kiến hình ảnh người gặp hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó được nhận những bộ quần áo, gạo miễn phí. Qua loạt bức hình chia sẻ lên mạng có thể thấy, ai nấy đều nở nụ cười hạnh phúc khi cầm món quà này trên tay.
Theo fanpage đăng tải bài viết, sự việc kể trên diễn ra tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Được biết, tủ quần áo nhân ái này vừa khai trương và đưa vào hoạt động vào ngày 7/1 vừa qua. Cụ thể, Hội chữ thập đỏ huyện đã kêu gọi mọi người ủng hộ hơn 1.000 bộ, trong đó có nhiều đồ mới.
Nhiều người cho rằng, đây sẽ là địa điểm kết nối yêu thương giữa mọi người với nhau. (Ảnh: FB Quảng Trị 24h)
Ngay sau khi tiếp nhận, chúng được làm sạch, sắp xếp gọn gàng để những cá nhân nào có nhu cầu sẽ đến đây lấy. Được biết, tủ quần áo nhân ái này sẽ duy trì hoạt động hằng ngày để kết nối yêu thương giữa mọi người với nhau.
Cũng tại trụ sở Hội chữ thập đỏ huyện Cam Lộ, cây ATM kể trên sẽ hoạt động định kỳ vào thứ 5 hàng tuần. Mỗi cá nhân có nhu cầu sẽ được nhận một lượng gạo nhất định và miễn phí. Toàn bộ số lương thực này đều do các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ.
Mọi người xếp hàng chờ đến lượt mình nhận gạo miễn phí. (Ảnh: FB Quảng Trị 24h)
Cộng đồng mạng: "Cảm phục những tấm lòng thiện nguyện"
Hình ảnh kể trên ngay sau khi chia sẻ lên mạng đã nhận được sự quan tâm rất nhiều người. Dưới phần bình luận, không ít các bạn trẻ tỏ ra xúc động lúc chứng kiến những hoạt động như vậy. Họ cho rằng, trong điều kiện thời tiết giá rét, việc làm này rất ấm áp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.
Một số bình luận của cư dân mạng về những hình ảnh kể trên. (Ảnh: Chụp màn hình)
- "Hoạt động thiện nguyện này thật ấm áp. Hi vọng thời gian tới thời tiết sẽ thuận lợi hơn".
- "Mùa đông không lạnh là đây. Nhìn các cụ đi nhận ai cũng hạnh phúc. Cám ơn các nhà hảo tâm".
- "Mong sao có thật nhiều hoạt động như vậy. Dân ta đúng là lá lành đùm lá rách".
- "Cảm động thật sự luôn. Nhìn tủ quần áo được gấp gọn gàng, sạch sẽ thì biết người ta nâng niu như thế nào rồi. Đúng là của cho không bằng cách cho".
- "Dù đông nhưng mọi người rất trật tự, không hề chen lấn hay xô đẩy".
Với thông điệp: "Ai thiếu đến lấy - Ai thừa đến cho", nhiều dân mạng tin rằng, tủ quần áo và cây ATM gạo kể trên sẽ là điểm kết nối yêu thương dành cho mọi người. Còn về phía mình, bạn thấy như thế nào về sự việc này, hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Mua bánh giúp người bán hàng rong, cô gái nhận được điều bất ngờ Thấy người bán hàng rong trong một buổi tối mưa lạnh ở Đà Nẵng, Quyên dừng xe lại mua ủng hộ thì phát hiện không mang theo tiền. Người bán hàng chỉ cười và tặng lại cô bịch bánh. Tối nào đi làm về, Nguyễn Thị Quyên (22 tuổi, Đà Nẵng) cũng gặp người đàn ông trung niên ăn vận cũ kỹ, bán...