Xót xa hai vợ chồng sinh 5 người con đều… phát điên
5 lần sinh nở thì cả 5 lần chị Ba như chết đắng cõi lòng khi nhìn các con mình lần lượt phát bệnh điên dại. Cũng may trong 5 người con thì một người đã trở lại bình thường, nhưng cuộc sống khổ đau của cả gia đình vẫn ngày một chồng chất.
Tiếng khóc thét, tiếng đập cửa ầm ầm từ căn phòng nhỏ chật hẹp cứ vang ra không ngớt như cứa từng nhát dao lạnh buốt cứa vào lòng người mẹ. Đôi gò má chai sạm bởi nước mắt chị rơi, chị nói mà như khóc: “Sinh được 5 đứa con thì 4 đứa mắc bệnh. Cứ đến 1 tuổi rưỡi là chúng bắt đầu quấy phá, gào khóc chạy chữa thế nào cũng không khỏi. Cũng vì bệnh tật mà tôi mất đứa con thứ hai khi nó mới được 9 tuổi…”.
Sinh ra trong một gia đình bần nông nghèo khó, năm 19 tuổi, anh Ngô Thanh Thủy (SN 1960) ở xóm Yên Hội, xã Đô Thành (Yên Thành, Nghệ An) tham gia nhập ngũ. Anh được huấn luyện tại đơn vị K82 và tham gia đóng quân tại tổng kho Long Bình, Đồng Xoài, Sông Bé, Đồng Nai. Hết nghĩa vụ quân sự anh trở về địa phương xây dựng hạnh phúc gia đình cùng vợ là chị Nguyễn Thị Ba (SN 1962) – người cùng quê hương.
Hai người con của anh Thủy là Ngô Văn Toán (21 tuổi) và Ngô Văn Hùng (12 tuổi) cả ngày cứ như điên dại.
Mỗi lần đi làm là anh Thủy chị Ba phải nhốt các con mình vào “chuồng” để đảm bảo an toàn cho chúng.
Mặc dù cuộc sống phía trước còn nhiều khó khăn thử thách nhưng với bản chất của người lính anh Thủy luôn cố gắng hết sức để lo cho cuộc sống gia đình. Đứa con đầu tiên Ngô Văn Tiến (SN 1986) chào đời trong niềm vui sướng đến tột cùng của đôi vợ chồng trẻ ngày ấy. Nhưng hạnh phúc trở nên quá mong manh, từ một đứa trẻ đáng yêu Tiến đột nhiên mang căn bệnh lạ thường.
Anh Thủy bảo: “Khi nó còn nhỏ thì mũm mĩm đáng yêu lắm, nhưng được khoảng 2 tuổi rưỡi nó bắt đầu quấy khóc. Mọi hành động của nó không như những đứa trẻ bình thường khác. Nó cứ như điên dại đập phá đồ đạc rồi ai bế cũng không cho. Đến gần là bị nó đánh, nhìn nó là vợ chồng tôi cứ ứa nước mắt ra”. Trước bệnh tình của Tiến, anh Thủy ôm con chạy chữa khắp các bệnh viện lớn nhỏ trong cả nước nhưng tới đâu anh cũng chỉ nhận được cái lắc đầu chua chát.
Khi muốn Toán ra ngoài hít thở không khí anh Thủy phải đi theo và giữ Toán lại.
Ngô Văn Toán dù đã 21 tuổi, mỗi lần lên cơn là đập phá tất cả đồ đạc. Cắn xé những ai lại gần em…
Cũng sau đó khá lâu, vợ chồng anh chị sinh thêm 4 người con lần lượt là: Ngô Văn Tính (SN 1988), Ngô Văn Toán (SN 1993), Ngô Thị Hợi (SN 1995) và Ngô Văn Hùng (SN 2002). Đau đớn thay 3 người con Tính, Toán, Hùng đều phát bệnh như anh mình trước đó. “Khoảng hơn 1 tuổi là chúng bắt đầu có những biểu hiện không bình thường. Đi lại được nhưng trí não cứ như người điên dại, có thể nổi khùng bất cứ lúc nào, cũng không nói được gì. Chúng không tự đi vệ sinh, ăn uống được. Mọi việc đều phải có người chăm sóc”, nhìn hai đứa con điên dại anh Thủy đã khóc.
Cũng chính căn bệnh “quái ác” đó đã cướp đi của vợ chồng chị Ba người con thứ 2 là Ngô Văn Tính. Vì cuộc sống mưu sinh, để kiếm cái ăn cho các con một hôm chị để những đứa con điên dại ở nhà để đi làm. Không may, cháu Ngô Văn Tính lúc lên 9 tuổi đã không may ngã xuống ao và chết đuối thương tâm.
Kể từ ngày đó, mỗi lần đi đâu, làm việc gì chị đều phải nhốt các con vào một căn phòng nhỏ chật hẹp để đảm bảo an toàn cho chúng. “Mới đầu “nhốt” các cháu vào nhà rồi khóa cửa lại thì chúng khóc gào, la hét đập phá xót xa lắm. Không cầm được lòng tôi lại phải mở chúng ra. Tôi cũng muốn ở nhà với các con nhưng như thế thì cả nhà chết đói mất thôi”, chị Ba tâm sự.
Còn người em Ngô Văn Hùng lại như một đứa trẻ lên 2.
Căn phòng nhỏ chật hẹp dùng để chứa củi, anh Thủy xây kín lại để “nhốt” các con vào mỗi khi hai vợ chồng phải đi làm. Có những hôm công việc đồng áng nhiều anh chị đi làm về muộn, chúng đói đến lả đi. Toàn căn phòng bốc lên mùi xú uế nồng nặc, những lúc như vậy đôi vợ chồng chỉ biết ôm các con vào lòng mà khóc.
Ngô Văn Toán người con thứ 3 của anh Thủy bị bệnh nặng nhất. Toán luôn không kiểm soát được hành động của mình, đến bố mẹ mình em cũng không nhận ra. Mỗi khi trái gió trở trời Toán kêu la thảm thiết, đập phá tất cả đồ đạc. Bản thân anh Thủy nếu đến gần cũng bị Toán cắn xé, đánh đập.
Còn người con út là Ngô Văn Hùng lại cứ như một đứa trẻ lên hai. Đôi mắt vô hồn, em không nói được, cũng không hiểu những gì đang diễn ra xung quanh mình. Mọi sinh hoạt của em đều dựa dẫm hoàn toàn vào người mẹ. Sức khỏe của Hùng rất yếu, em ăn ít và thường xuyên đau ốm.
Video đang HOT
Dù không nói được nhưng Hùng chỉ thích được mẹ mình cưng nựng, âu yếm.
“Thằng Hùng ăn ít lắm, mỗi ngày tôi phải cho nó ăn từ 4 – 6 lần. Nó cứ như một đứa trẻ vậy, bám lấy mẹ đòi mẹ dỗ dành. Bằng ngần ấy tuổi con người ta biết làm đủ mọi việc vậy mà nó…”. Nói đoạn chị Ba ôm đứa con tội nghiệp vào lòng âu yếu. Một lần thôi trong cuộc đời này chị khao khát các con gọi mình một tiếng “mẹ ơi”. Cái điều bình dị, cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy đối với chị sao nó quá xa vời.
Trước những thiệt thòi mà các con mình phải gánh chịu, người mẹ luôn dùng tất cả tính yêu thương để săn sóc chúng từ những miếng cơm, chén nước, hay việc vệ sinh thân thể. Nhưng trong tâm khảm của chị luôn hi vọng một ngày nào đó cac con mình sẽ được giải thoát khỏi căn bệnh quái ác này. Có ai giới thiệu nơi này có ông thầy giỏi, ở đâu có bài thuốc hay là chị đều tìm đến cầu cứu. Nhưng mỗi lần trở về chị đều cúi đầu đau xót.
Ông trời không phụ người có tâm, sau một thời gian phát bệnh người con đầu của anh chị đã dần trở nên bình thường dù sức khỏe vẫn còn rất yếu. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh Tiến phải xin bố mẹ cho đi làm phụ hồ để lấy tiền chăm sóc các em.
Đơn xác nhận hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của gia đình anh Ngô Thanh Thủy và chị Nguyễn Thị Ba ở xóm Yên Hội, xã Đô Thành.
Thời gian trở lại đây, sức khỏe của anh Thủy lại càng suy yếu hơn trước, anh thường xuyên bị đau thần kinh, căn bệnh viêm khớp hành hạ. Cái ăn của cả gia đình dựa vào đôi vai tần tảo của người vợ với thu nhập từ 3 sào ruộng khoán và những ngày công bấp bênh của người con trai nay ốm mai đau.
Phía trong căn nhà nhỏ tiếng la hét, tiếng đập phá của 2 người con bị nhốt vẫn không ngừng. Chị Ba nuốt nước mắt vào trong cầm dụng cụ đi làm. Hai vợ chồng lại phải ra đồng làm việc để các con ở nhà. Một phút trôi qua là trái tim người mẹ thêm rỉ máu. Chị cầu mong một phép nhiệm màu sẽ đến với gia đình mình, ngày đó chị không còn phải tự tay nhốt các con vào “chuồng” nữa.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1679: Anh Ngô Thanh Thủy, ở xóm Yên Hội, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Điện thoại liên hệ: 01632.828.781 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Tình – Nguyễn Duy
Theo Dantri
Ai cho anh Sống được... sống ?!
Bẻ mì tôm sống để tồn tại từng ngày với 180.000 đồng/tháng do nhà nước trợ cấp, anh vẫn nghĩ mình đang sống, nhưng với rất nhiều người khác, hình như anh không tồn tại trên cõi đời này.
Cả năm anh không có nổi lấy một bát cơm nếu như không được những người hàng xóm tốt bụng mang cho. Có lẽ vì thế mà khi gặp tôi, anh đã kể: "Mình chỉ mơ được ăn một bữa cơm gia đình, dù chỉ là bát cơm trắng thôi cũng mãn nguyện để về với đất rồi".
Đó là câu chuyện giữa tôi và người đàn ông tội nghiệp Ngô Trung Sổng ở thôn Thượng, xã Trịnh Xá, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong một chiều muộn giữa mùa đông giá rét. Tôi còn nhớ khi ấy về thăm anh, một cảm giác rờn rợn, sợ hãi và nơm nớp điều chẳng lành bởi chứng kiến căn nhà quá ư rách nát mà tưởng tượng chỉ cần một cái hẩy tay nhẹ là đổ tan tành. Ấy vậy nhưng đó lại là tổ ấm, là gia đình, là nơi trú ngụ những đêm sương giá của người đàn ông ấy.
Sống 1 mình, tính mạng của anh Sổng đang bị đe dọa bởi căn nhà có thể sập bất cứ lúc nào.
Căn nhà bị hư hại nặng với những phần mối mọt chi chít.
Không thể đi lại được bình thường như mọi người bởi từ nhỏ anh đã bị tê liệt và teo cơ nên việc di chuyển được hoán đổi sang hai tay. Tuy vậy cũng có lúc anh không lê nổi dù chỉ là một mét bởi cánh tay yếu, mỏi nhừ và uể oải. Những lúc ấy, trông anh tội lắm, gương mặt vốn đã khắc khổ lại càng thêmbi lụy bởi sự bất lực vào chính bản thân mình:
"Khi mọi người sinh ra được bình thường sẽ không mấy khi để ý hay trân trọng những gì mình đang có em ạ. Còn với anh, từ nhỏ đã không có cảm giác được đứng trên đôi chân của mình nên lúc nào cũng khao khát, cũng mơ ước dù chú biết sẽ chẳng bao giờ có ngày đó" - anh chậm rãi tâm sự với đôi mắt vẫn ướt nhèm khi nhìn vào đôi chân bé xíu, cong queo không thành hình của mình.
Không thể đi lại được bình thường, anh di chuyển bằng cách lê từng bước bằng tay.
"Mẹ mất từ khi anh mới lên 7, bố đi lấy vợ hai nhưng ông cũng qua đời cách đây gần 30 năm rồi nên hiện tại chỉ còn một mình anh thôi. Cuộc sống giờ phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền 180 ngàn đồng nhà nước cho, anh dùng tiền đó để mua mì tôm ăn hàng ngày".
Cuộc sống khó khăn, nghèo túng, hàng ngày anh chỉ ăn mì tôm sống để sống qua ngày.
Căn nhà của anh phải được chống xiêu vẹo bởi nó sắp sập.
Chỉ với mấy câu ngắn ngủi kể về cuộc sống của mình nhưng tôi hiểu được tận cùng sự nghèo túng và nỗi đơn độc bấy lâu nay anh Sổng phải chịu đựng. Không có nổi một chiếc cốc uống nước, một chiếc bát, chiếc thìa cũng không, đủ để tôi hình dung ra cách bẻ mì tôm ăn sống qua ngày thay bằng việc phải nấu chín nó.
Không có tiền dùng điện, anh dùng chiếc đèn dầu thắp sáng hàng ngày.
Thỉnh thoảng anh di chuyển bằng chiếc xe lăn mới được cho.
Sự nghèo túng, bần hàn còn lộ rõ ở chiếc giường cũ mọt, 4 chân không thăng bằng với những thanh giường cái còn, cái mất và tuyệt nhiên không có nổi lấy một mảnh chăn cho dù giữa mùa đông lạnh giá. Chú nói ở một mình nên chiếc chiếu nửa nằm, nửa đắp chứ cũng không có tiền để mua chăn.
Thiếu thốn, nghèo nàn thế nhưng trong câu chuyện với tôi anh không một lời xin được giúp đỡ mà chỉ muốn: "Khi nào có thời gian các em về chơi với anh, nấu cho anh một bữa cơm rồi cùng ăn để anh có cảm giác mình có một gia đình được không em?. Anh không dám đòi hỏi gì đâu, được ăn bát cơm trắng là anh mãn nguyện rồi em ạ".
Những hình ảnh ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng của anh Sổng.
Đến đây thì thật sự đôi chân tôi không còn đứng vững được nữa; Nỗi đắng nghẹn đến xót xa khiến cổ họng tôi cũng như đóng băng không cất thành lời. Người đàn ông đi gần hết cuộc đời dù khát đói trong sự nghèo túng, bần hàn nhưng không phải mơ bát cơm, manh áo mà là cảm giác gia đình ấm áp, yêu thương cho dù chỉ là "một lần, một lần được các em về thăm".
Câu chuyện chưa dứt thì màn đêm vội vã ập xuống, mang theo cả cái lạnh cắt da, cắt thịt. Trời tối sập, không có cả lấy một chiếc bóng đèn điện, anh loay hoay thắp chiếc đèn dầu bé xíu rồi ngồi thu mình gọn dưới thứ ánh sáng leo lét ấy. Phía sau cả một mảng tường loang lổ, in xiêu vẹo cái thân hình gầy bé, quắt queo của anh trông càng thêm tội.
Hàng ngày anh chỉ trông chờ một bữa cơm gia đình...
Trời lạnh cóng, đêm nay lại một đêm ngủ không có chăn nên anh càng ôm chặt hơn chính mình để mong hơi ấm từ chiếc đèn dầu nhưng cái dáng ngồi ấy... in sâu trong tôi là một sự cô đơn đến héo hắt. Nhớ lời anh hỏi: "Các em về thăm anh rồi cùng ăn một bữa cơm với anh được không?" tôi lại bật khóc. Thương anh quá anh ơi, đêm lạnh rồi sao anh còn ngồi đấy, chiếc đèn sắp cạn dầu rồi ngày mai anh sẽ ra sao dưới màn đêm tăm tối trong căn nhà sắp đổ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1674: Chú Ngô Trung Sổng (thôn Thượng, xã Trịnh Xá, TP. Phủ Lí, Hà Nam). ĐT: 0164.991.8347 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
Quặn lòng trước cảnh bé 10 tuổi than khóc vì bệnh u màng não Ôm đứa con trai 10 tuổi bị u màng não, chị Dung nghẹn ngào: "Mỗi lần nghe con khóc lòng tôi quặn thắt cả lại. Những thứ trong nhà có giá trị tôi đã bán và số tiền hỏi vay của bà con nay đã hết. Tôi đành đứa cháu về nhà, chờ một phép màu..." Theo đơn cứu giúp, PV Dân trí...