Xót xa: Ế ẩm vì dịch Covid-19, người nuôi gà tiến vua “kêu cứu”
Giống gà ác từng là đặc sản được ưa chuộng, nhưng do việc nhân nuôi, tăng đàn ồ ạt, cộng với ảnh hưởng của dịch virus corona (Covid-19) nên những ngày gần đây, người nuôi giống gà ác lâm cảnh ế ẩm.
Thậm chí có chủ trại đã phải lên mạng xã hội kêu gọi cộng đồng mua “giải cứu” với giá rẻ.
Anh Thành đóng hàng chuẩn bị ship gà ác cho khách tại các tỉnh.
Những ngày này, vợ chồng anh Lê Thành ở Phúc Thọ (Hà Nội) đang tích cực đăng tải thông tin bán gà ác lên các nhóm, hội trên mạng xã hội Facebook với giá 27.000 đồng/con, trọng lượng trên dưới 0,3kg/con; gà từ 6 lạng đến 2kg thường dùng chế biến món lẩu có giá từ 85.000 đồng đến 90.000 đồng/kg (hơn 4 tháng tuổi).
“Trước đây chúng tôi có sẵn mối tiêu thụ, chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, khi gà nuôi đến tuổi chỉ việc chở đến bán, nhưng giờ họ nghỉ hết vì dịch COVID-19 nên thành ra gà ế ẩm, chúng tôi phải hạ giá, kêu gọi mọi người mua giải cứu nhưng cũng không ăn thua”, anh Thành nói.
Sau nhiều lần thất bại trong chăn nuôi, đến giờ gia đình anh Thành đang phải gánh khoản nợ khá lớn. Đầu năm 2020, khi vay mượn thêm tiền đầu tư vào nuôi giống gà đặc sản tiến vua này, anh Thành cũng kỳ vọng khi gà đến tuổi bán sẽ được giá cao để có thêm tiền trả bớt nợ. Nào ngờ, đến giờ giá gà ác rớt thê thảm, khiến vợ chồng anh Thành điêu đứng.
Bây giờ, hễ nhận được đơn hàng đặt gà, vợ chồng anh lại mừng rỡ bảo nhau mổ gà, làm sạch rồi đóng thùng ướp lạnh đi “ship” hàng cho khách. Gần thì đi xe máy, xa anh chị lại gửi xe khách. “Có hôm gửi gà xe khách, gần đến nơi nhận khách lại báo hủy đơn, khiến gia đình tôi vừa bức xúc vừa chán nản”, anh Thành bộc bạch.
Đến giờ đàn gà ác của anh Thành đã quá tuổi xuất bán nhưng vẫn chưa tiêu thụ được.
Hiện vợ chồng anh Thành mới tiêu thụ được hơn nửa đàn gà 3.000 con, số còn lại vẫn đang mong chờ khách đến mua từng ngày. “Cố gắng bán hết lứa gà này, chúng tôi sẽ nghỉ nuôi một thời gian, chờ dịch bệnh qua đi sẽ tìm hướng đi mới”, anh Thành chia sẻ.
Video đang HOT
Cùng rơi vào tình cảnh như vợ chồng anh Thành, ông Phạm Trọng Minh, một chủ trại nuôi gà ác ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) cũng đang khốn khổ vì đàn gà hơn 1.000 con khó tiêu thụ. Trước đây. khi chưa có dịch bệnh, gà đặc sản của ông Minh ngon nổi tiếng, được các nhà hàng cao cấp ở trong và ngoài tỉnh săn mua với giá 50.000 – 65.000 đồng/con, nhưng giờ các mối này đều bặt vô âm tín.
Mỗi con gà ác hàng gà tần đang được anh Thành bán với giá 27.000 đồng/kg .
“Trước nuôi bao nhiêu gà cũng bán được hết với giá cao, có lúc còn “cháy hàng” nhưng đến giờ thì ế ẩm, chả ai mua”, ông Minh buồn rầu tâm sự.
Để gỡ gạc đồng vốn bỏ ra, vợ chồng ông Minh đã phải hạ giá gà xuống còn 30.000 đồng/kg và hứa sẽ làm sẵn, “ship” phục vụ khách tận nhà nhưng vẫn không có nhiều người mua. “So với mọi năm, năm nay giá gà xuống thấp kỷ lục khiến bà con chăn nuôi gà, vịt điêu đứng, phá sản là chuyện khó tránh khỏi”, anh Thành chia sẻ.
Để tiêu thụ được gà, vợ chồng ông Minh phải mổ, làm sẵn mới bán được hàng.
Gà ác xưa kia được xếp vào hàng “tứ linh hội” (dái dê, rắn, rùa, gà ác) dùng cho bậc quân vương, thế gia để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp… Sách Y học cổ truyền viết rằng gà ác có vị ngọt, tính bình, không độc, mùi thơm bổ gan, thận, bổ máu. Do vậy, gà ác nằm trong các bài thuốc chữa khí hư, suy nhược, tiểu đường, tỳ hư, chán ăn, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, nóng nực, đau nhức trong xương cốt, chứng huyết áp thấp, chân tay lạnh, da nhợt nhạt…
Trong các tài liệu y học cổ của Việt Nam, danh y Hải Thượng Lãng Ông đã nhắc đến nhiều bài thuốc dùng gà ác. Theo đó gà ác đặc biệt có công dụng với phụ nữ mang thai, sản phụ, trẻ em còi xương, người gầy yếu, ốm dậy, chán ăn… Đặc biệt một số người dễ dị ứng thì khi ăn thịt gà ta có thể nổi mẩn ngứa ngáy nhưng gà ác thì không gây ngứa, dị ứng.
Còn y học hiện đại đánh giá gà ác có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với các giống gà thông thường khác. Trong những năm gần đây, nhằm phát triển các giống gà thịt đen giàu dinh dưỡng, Viện Chăn nuôi Việt Nam (Bộ NN&PTNT) đã nuôi và phân tích dinh dưỡng của gà ác: chúng có nhiều axit amin (khoảng 18 loại) với hàm lượng cao hơn hẳn so với gà thường.
Theo Danviet
Nam Định: Gái đảm đang nuôi gà ác, chim bồ câu lời 15 triệu/tháng
Mấy năm gần đây, chị Phạm Thị Vân (37 tuổi) ở xóm An Cường, xã Trực Cường, huyện Trực Ninh (Nam Định) đang nuôi hàng nghìn con gà ác và hàng trăm con chim bồ câu. Cứ nuôi đến đâu là bán hết tới đó, thậm chí nhiều thời điểm gia đình chị không có gà ác, chim bồ câu để bán.
Xuất thân từ một gia đình nông dân "chính hiệu", từ thuở ấu thơ chị Vân đã gắn bó với ruộng, vườn, lợn, gà.. Sẵn cái "máu" nông nghiệp luôn "sùng sục" trong huyết quản, nên suốt những năm còn làm công nhân may ở Sài Gòn, chị đã ôm ấp ý tưởng về quê khởi nghiệp.
Sau khi kết hôn và vướng bận con nhỏ, thấy đất đai ở quê rộng mà sản xuất chưa hiệu quả, chị Phạm Thị Vân bàn bạc với chồng rồi quyết định ở quê lập nghiệp.
Vào thời điểm này gia đình chị Phạm Thị Vân ở xã Trực Cường không có đủ gà ác để bán.
Chị Vân cho biết, trước đây chị cũng từng nuôi gà, lợn, ngan, ngỗng... nhưng thu nhập bấp bênh do bệnh dịch và mất giá. Cách đây 2 năm, chị biết và nuôi gà ác như một sự sắp đặt sẵn, mọi thứ đến với chị đều tình cờ. Từ đó, chị dành cả tâm huyết, sức lực của mình để chăm sóc đàn gà ác. Đến nay, chị nuôi hàng ngìn con gà ác, mỗi tháng xuất bán gần 1.000 con gà ác thịt thương phẩm, thu nhập gia đình chị ổn định hơn nhiều.
Thời gian đầu, chị Vân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nuôi và chăm sóc gà ác. Vì gà ác thuần chủng không hợp khí hậu miền Bắc, mùa đông rất dễ bị bệnh và chết. Không chỉ thế, loại gà ác này phải tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ thì chúng mới phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, vào mùa đông, chị Vân cho biết người nuôi loài gà ác cần vệ sinh chuồng trại tránh ẩm ướt, không để gió lùa và phải thắp bóng sưởi.
Gà ác xưa nay được coi là giống gà quý, có nhiểu tác dụng đối với sức khỏe con người đã được kiểm chứng như: bổ dương, ích khí huyết, giảm đau, hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi, thận...rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh..Đặc biệt là có chất carnosine giúp cho hệ miễn dịch của con người chống lại được sự xâm nhập của nhiều loại bệnh.
Theo chị Vân, gà ác là loài vật nuôi "dễ tính", có nhiều ưu điểm hơn so với các loài vật nuôi khác, lại có giá trị kinh tế cao. Theo đông y thịt gà ác ăn ngon nhất, chất bổ dưỡng tinh túy nhất là vào thời điểm chúng được nuôi từ 4 - 6 tuần tuổi. Khi ấy gà đạt từ 300 - 400gram/con. Thời gian nuôi gà ác ngắn nên tỷ lệ rủi ro thấp, ít chi phí đầu tư cho ăn, do gà "nhỏ con" nên cũng giảm mức đầu tư chuồng trại.
"Đây là giống gà quý nhưng lại rất dễ nuôi, ít bệnh tật, thời gian nuôi rất ngắn chỉ khoảng 40 ngày là đạt trọng lượng 300-400g . Trung bình, mỗi tháng gia đình tôi xuất bán trên dưới 1.000 con gà ác, loại từ 300g cho đến 1kg với giá là 100.000 đồng/kg. Sau khi hết các chi phí như thức ăn, tiền giống, thuốc... thì mỗi tháng gia đình tôi lời hơn 10 triệu đồng"- chị Vân tiết lộ.
Theo tính toán của chị Vân, nuôi giống gà ác này thì hiệu quả kinh tế hơn hẳn các loại gà khác, do thời gian nuôi ngắn, tỉ lệ hao hụt thấp và có giá bán cao. Trung bình, sau khi nuôi khoảng 40-45 ngày, gà đạt trọng lượng từ 300-400g, trừ hết tất cả các loại chi phí mỗi con gà ác cho lãi khoảng 10.000 đồng.
Những ngày gần đây, gia đình chị Vân đang liên tục vào thêm gà ác giống mới đủ cung cấp gà ác thịt thương phẩm cho thị trường.
Chị Phạm Thị Vân cho hay, từ khi chuyển sang nuôi gà ác chưa bao giờ phải chịu cảnh mất giá hay ế ẩm, có bao nhiêu cũng có người đến tận nhà mua hết. Đặc biệt thịt gà ác là có chất carnosine giúp cho hệ miễn dịch của con người chống lại được sự xâm nhập của nhiều loại bệnh...
Chính vì thế mà từ khi có dịch covit 19 nhu cầu về loại gà ác này tăng mạnh, khiến gia đình chị không có đủ hàng để bán."Hiện nhu cầu về gà ác thuần chủng là rất lớn nên thời gian sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng thêm chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi", chị Vân thông tin thêm.
Chị Vân cho biết thêm, gà ác thường xuất bán khi trọng lượng trung bình đạt từ 0,3-0,7kg/con do vậy, thời gian nuôi sẽ ngắn mà người tiêu dùng muốn gà ăn chắc thịt, thơm ngon thì bắt buộc người nuôi phải chuyển hướng sang nuôi gà ác hữu cơ.
Trung bình, mỗi tháng chị Vân xuất bán ra thị trường trên dưới 80 cặp chim non, với giá 120 ngàn đồng/cặp
Đây là phương pháp nuôi gà ác chị đã áp dụng trong 2 năm trở lại đây. Nuôi gà ác hữu cơ ngoài điều kiện chuồng trại đảm bảo như trên thì thức ăn cho gà cũng phải thay đổi từ cám công nghiệp sang các loại thức ăn dễ tiêu nhưng bổ dưỡng và có nguồn gốc tự nhiwwn như ngô, bột cá, bã đậu.
So với trước đây nuôi gà ác công nghiệp, chị Vân thấy gà ác nuôi theo hướng hữu cơ có nhiều lợi thế hơn: Gà ít khi bị bệnh, tăng trọng tuy không nhanh nhưng rất chắc con, thịt thơm ngon, không bị nhũn, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Ngoài nuôi gà ác, gia đình chị Vân đang nuôi 150 cặp bồ câu sinh sản, mỗi tháng xuất bán trên dưới 80 cặp chim ra ràng. Từ nuôi gà ác thương và nuôi chim bồ câu sinh sản mà mỗi tháng chị Trang có thu nhập hơn 15 triệu đồng. Đây là mô hình chi phí đầu tư ban đầu thấp, dễ nuôi và phù hợp với chị em phụ nữ trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Theo Danviet
Nuôi đủ thứ, nào chim bé tí, gà "mặt nhọ", kiếm vài chục triệu/tháng Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí, rồi làm việc cho một công ty đóng tàu ở Hải Phòng với lương tháng cả chục triệu đồng, nhưng anh Đoàn Văn Trang (40 tuổi) ở xóm 1, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) quyết định bỏ việc về quê nuôi gà, chăm chim...Làm nông, nuôi chim bé tí, gà "mặt nhọ" đem...