Xót xa con gái viết thư cho người mẹ quá cố
Một lần nữa, anh lại khóc vì thương con gái. Anh không biết phải làm sao để bù đắp cho con sự thiệt thòi vì thiếu thốn tình mẹ?
Hơn 3 năm trước, vợ anh qua đời khi con gái vừa tròn 4 tuổi. Vùi chôn nỗi đau mất vợ vào sâu trái tim, anh tự hứa với lòng sẽ chăm sóc cho con gái thật tốt. Khi vợ mới mất, mỗi tối là một cuộc chiến của anh với con khi con bé cứ quấy khóc liên tục vì thiếu hơi ấm của mẹ ấp ủ. Nhưng rồi mọi thứ dần qua đi cùng với thời gian.
Anh xót xa khi những lần mắng con gái oan uổng – Ảnh minh họa
Một buổi tối, sau khi tan ca trở về nhà, anh chỉ nói chào con gái rồi nằm vật ra giường vì mệt. Anh hoảng hồn vì thấy nước nóng ở đâu chảy ra. Lật chăn, anh điên tiết vì bát mì tôm bị đổ, làm bẩn hết cả chăn lẫn ga đệm. Anh cầm cái móc áo, chạy ra ngoài vừa quát vừa vụt vào mông con gái. Con bé vừa nói vừa khóc: “ Nồi hết cơm rồi, không thấy bố về nên con đã lấy mì tôm để ăn. Nhưng bố bảo không được tự tiện bật bếp gas nên con vặn nước nóng ở bồn rửa mặt để pha mỳ. Một bát con ăn, một bát con pha cho bố, sợ nguội nên con ủ trong chăn cho nóng. Lúc bố về, con mải chơi nên quên không bảo bố“.
Anh thôi không mắng con gái, quay ra xin lỗi rồi như sợ con bé trông thấy nước mắt trên khuôn mặt mình nên anh chạy vào nhà vệ sinh, bật vòi nước, anh khóc nức nở như một đứa trẻ vì thương con. Khi ra ngoài, con gái đã ngủ từ khi nào, trên mắt vẫn còn ngân ngấn nước mắt, tay cầm bức ảnh của mẹ. Từ đó, anh tự hứa sẽ chăm sóc thật tốt cho con gái.
Mấy hôm trước, cô giáo gọi điện cho anh nói con bé không tới trường. Anh lập tức xin nghỉ về nhà, tìm con khắp nơi mãi mới phát hiện con đang đứng ở trước cửa hàng đồ chơi. Anh nổi giận, đánh con bé nhưng con bé không hề giải thích gì, chỉ nói xin lỗi bố.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Vừa rồi, anh nhận được điện thoại của bưu điện, nói con gái anh gửi rất nhiều thư nhưng không có địa chỉ người nhận. Anh phải đến để nhận lại thư của con về. Anh lại quát con bé: “ Sao con gửi thư không có địa chỉ người nhận để làm gì?“. Con gái nức nở: “Những lá thư này con viết gửi cho mẹ”. Anh sững người: “ Sao lại nhiều thư vậy?”. “Trước đây con viết nhưng vì thấp quá chưa bỏ được vào thùng thư, giờ con đủ cao rồi nên đem tất cả đi gửi”. “Mẹ ở trên trời rồi, từ giờ viết thư xong, con đem đốt đi, mẹ sẽ nhận được thư của con nhé!“.
Khi con gái ngủ say, anh mở những bức thư đó đọc xem con gái đã viết những gì cho mẹ. “ Mẹ yêu! Con rất nhớ mẹ, hôm nay, trường học có văn nghệ biểu diễn tiết mục giữa mẹ và các con, nhưng vì con không có mẹ nên đã không tới tham gia. Con cũng không nói cho bố biết, sợ bố sẽ nhớ mẹ. Kết quả là bố đi tìm con khắp nơi, nhưng vì muốn bố trông thấy con trong tâm trạng vui vẻ nên con đứng trước một cửa hàng đồ chơi. Dù bị bố mắng nhưng con vẫn không nói cho bố lí do. Mẹ ơi, mỗi ngày con đều trông thấy bố trầm ngâm trước ảnh mẹ, con nghĩ có lẽ bố cũng như con, rất nhớ mẹ. Giờ đây con không thể nhớ được rõ giọng nói của mẹ nữa rồi. Mẹ hãy đến trong giấc mơ của con nhé! Để con có thể ngắm nhìn khuôn mặt của mẹ, nghe giọng nói của mẹ. Con nghe nói nếu ôm ảnh ai đó vào trong lòng khi ngủ thì sẽ mơ thấy người đó. Nhưng ngày nào con cũng làm vậy mà sao mẹ không xuất hiện trong giấc mơ của con vậy?”.
Một lần nữa, anh lại khóc vì thương con gái. Anh không biết phải làm sao để bù đắp cho con sự thiệt thòi vì thiếu thốn tình mẹ?
Theo Nga Nguyễn (Phụ Nữ Việt Nam/Sohu)
Gia đình thời nay
Thường là cô vợ về nhà sớm, đứa con nhỏ sau lưng. Vội vội vàng vàng, muôn thuở. Hồi con gái hay bị mẹ cao giọng 'vô lo, rùa bò, nữa con khóc rã họng còn chồng thì ngán ngẩm'.
Ảnh mang tính minh họa.
Mẹ ơi, xưa rồi, không biết từ hồi nào con cũng thoăn thoắt như mẹ thôi, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh nghen mẹ. Mở cửa sổ, chưa kịp thay thiệm đồ đi làm, đã vo gạo, nấu nước và lấy các thứ từ tủ lạnh ra. Đứa con tự bật ti-vi, từ đó không còn biết mẹ đang làm gì nữa.
Chồng về không ngày nào quên kêu ca đường xá. Đứa con đầu cặp học nặng trịch trên lưng, đi thẳng vào phòng của mình và ở lì trong đó. Chồng vứt áo ở một góc rồi đánh trần, sà xuống salon cạnh đứa con nhỏ. Nhưng chồng cũng vội quên con, cầm lên smartphone và bắt đầu lướt lướt. Đứa con bỏ ti-vi ngay, ghé mặt vào với ba nhưng liền bị đẩy ra.
'Hỏi mượn điện thoại của mẹ á'. Bây giờ con mới chạy xuống bếp với mẹ nhưng để mè nheo xin xỏ. Người mẹ muốn yên thân, đành phải đưa máy cho con.
Ba thành viên cắm mặt vào lòng tay của mình nhoay nhoáy, tiếng ti-vi không giấu nổi vẻ im phắc quen thuộc nhưng đáng ghét giữa các thành viên. Người phụ nữ trong bếp không nhìn cũng biết chồng và con đang hí hoáy với những gì. Thị điên tiết. Dao thớt rầm rĩ, lửa gas phừng phừng, không món nào ra món nào nữa. 'Tắm đi!', trống không nhưng chồng biết thừa câu ấy nhắm vào mình.
'Thằng kia đâu, dọn chén!', mệnh lệnh lảnh lói khiến chồng phải hùa theo nhắc vói đứa con trai đang dí mắt vào trò điện tử ở trong phòng. Lúc này người chồng mới miễn cưỡng níu tay con gái nhỏ 'Ba đưa đi tắm rồi ăn cơm há?' Đứa con lúc lắc chầy chống nhưng tiếng đằng hắng đáng sợ của cái người trong bếp buộc nó phải để cái máy lại trên nệm salon riu ríu theo cha.
Bữa ăn từ lâu đã không còn cơm ngon canh ngọt. Người vợ từ lâu đã thấy mình biến thành ô-sin trong chính ngôi nhà của mình. Không than thở nữa nhưng cái sự không thèm nói mới là thứ thức ăn thường xuyên nhưng khó nuốt nhất. Chồng biết, chồng nương gượng, nhưng chồng không làm gì để thay đổi.
Tiếp tục cắm mặt vào điện thoại, chỉ có người là di động từ salon đến bàn ăn. Đứa con trai cũng không khác gì, nhìn nó nhai, tưởng nó đang nhai dăm bào. Đứa con gái vùng vằng đòi được như ba như anh, không chịu xúc cơm ăn. Người chồng đẩy chiếc iPhone của mình cho con để đổi lấy bình yên, đứng lên cầm lấy iPad tiếp tục lướt lướt. Người vợ thở dài ngao ngán, cũng đứng lên lấy smartphone của mình và vuốt.
Bữa ăn sum họp đáng ra phải đúng là bữa ăn sum họp. Người vợ nói mãi điều đó với chồng và con trai khi tiện ích điện tử đổ bộ vào nhà. Phải nói chúng quá nhiều chức năng, nhiều thú vị và nhiều hữu dụng. Nhưng, chồng và vợ, đôi và lứa còn phải cũ còn phải nhàm huống chi chúng chỉ là những cục sắt.
Người vợ tưởng vậy và với thị, đúng là như vậy. Bởi người phụ nữ vừa xã hội vừa gia đình thì cứ phải sống cuộc sống của cả hai người, bận rộn và phân thân. Nhưng đàn ông lại khác và những đứa con thời nay, cũng quá khác.
Một lần thị đập tay xuống bàn ăn để bắt mọi người tập trung vào việc ăn. Ăn không chỉ là ăn mà còn phải nhìn nhau, nói với nhau, cười với nhau, mọi thứ. Chừng như chuyện ấy lặp đi lặp lại được khoảng tuần.
Một lần khác, khi hai vợ chồng đưa các con đi quán nước cuối tuần. Quán hay, bàn ghế gợi cảm, bàn nào cũng có người. Gọi xong đồ uống, chồng đã móc iPhone ra, con trai thấy vậy cũng làm theo và con gái, được nước, nằn nì đòi bằng được chiếc điện thoại của mẹ. Thị ngồi trơ mặt thật lâu, bỗng đứng vụt lên, không nói không rằng, ra bãi lấy xe phóng về.
Ba cha con được một bài học nhưng họ không để nó nằm lòng lâu. Sau đó thị hay ra điều kiện với chồng 'đi ăn và đi uống ở ngoài, nếu anh cắm mặt vào iPhone, em sẽ lại bỏ về, chịu không?' Nhưng chả lẽ mẹ không chiều các con, mà đã ra ngoài thì phải chấp nhận chúng không thể rời smartphone vì chúng buồn tay, chúng bứt rứt, chúng nhấp nhổm, chúng thấy thời gian như vô nghĩa, mọi thứ như đang đứng lại, như đang chết!
Không làm sao thay đổi được nữa rồi. Mỗi người đã biến thành robot mất rồi. Từ một con người chầy chống, xoay xở, cứu vãn, thị, người phụ nữ luôn vội vàng chân không bén đất ấy giờ cũng khác. Không việc gì phải lăn xả và cực thân. Mua thức ăn sẵn và nếu cần, đội quân grab hùng hậu vẫn xả thân kia, lo gì. Bếp tạnh, mỗi chiều, ai thích ăn gì cứ gọi, mỗi người mỗi thực đơn và mỗi góc nhà, im lặng tuyệt vời. Đêm xuống, chồng ngồi lì bên bàn, vợ cũng không chờ đợi ai chờ đợi gì cả, mệt mắt thì ném cái thứ tiện nghi hữu dụng ngất trời ấy sang bên để ngủ vùi. Khoảng cách rộng, văn minh chứ, và cứ thế.
Có điều không ai dám chắc họ có sống được như vậy với nhau đến già hay không.
Theo Nông nghiệp VN
Con gái mà còn giữ những tật xấu này chắc chắn sẽ bị "đá" Khác với con gái, con trai rất có kiên nhẫn, họ ít khi bày tỏ cảm xúc hay giận dỗi người yêu. Thế nhưng anh ấy không nói không có nghĩa là anh ấy bỏ qua những thói quen xấu của bạn và mãi mãi chấp nhận nó. Sống cẩu thả Chẳng có anh chàng nào lại thích người yêu mình ăn mặc...