Xót xa bé trai bị di chứng chất độc màu da cam nay lại mắc ung thư
Những tưởng việc Tuấn bị thiểu năng trí tuệ đã là nỗi bất hạnh tột cùng của gia đình, nào ngờ nay em lại mắc thêm căn bệnh ung thư mô bào.
Di chứng nặng nề từ chất độc màu da cam
Đó là hoàn cảnh vô cùng đáng thương của em Đỗ Khắc Tuấn (13 tuổi, ở thôn Lạc Thuỷ, xã Đông Kết, Khoái Châu, Hưng Yên). Tuấn là bệnh nhi ung thư mới nhất tại Khoa Nhi, bệnh viện K Tân Triều. Nhưng khác với tất cả những bệnh nhi cùng điều trị nơi đây, Tuấn dường như bị mất đi cảm giác đau đớn.
Đỗ Khắc Tuấn 13 tuổi bị ung thư và thiểu năng trí tuệ
Căn bệnh thiểu năng trí tuệ khiến Tuấn chẳng thể có nổi một cuộc sống bình thường như bao bạn bè khác. Gia đình mang theo nỗi bất hạnh khi cả ba đời đều ảnh hưởng do di chứng từ chất độc màu da cam để lại.
Ông nội Tuấn từng theo tiếng gọi của Tổ quốc, lên đường vào Quảng Trị tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chính khoảng thời gian chiến đấu đó, ông đã nhiễm chất độc màu da cam lúc nào không hay.
Trở về quê hương sau chiến tranh, đến khi lập gia đình, ông nội Tuấn mới phát hiện ra hậu quả nặng nề do cuộc chiến tranh để lại xảy ra với chính mình. Bố của Tuấn sinh ra cũng mắc một số vấn đề về trí não.
Số phận của Tuấn bất hạnh từ khi em vừa lọt lòng
Đến đời Tuấn, “vết thương” chẳng bao giờ lành của chiến tranh hằn sâu lên cơ thể em. Sinh ra đã mắc chứng thiểu năng trí tuệ, Tuấn không thể hoà nhập được với môi trường xung quanh như những đứa trẻ bình thường khác.
Thương con, chị Nguyễn Thị Linh, mẹ Tuấn cố gắng cho con theo học ở trường phục hồi chức năng của huyện. Song có vẻ số phận vẫn chưa chịu buông tha một gia đình vốn dĩ đã quá ư bất hạnh.
Cách đây 2 tháng, cổ Tuấn bị sưng lên, nổi hạch. Gia đình đưa con đi khám tại bệnh viện K Tân Triều thì tá hoả khi nghe các bác sĩ kết luận, cháu Tuấn mắc bệnh ung thư mô bào.
Gia đình nghèo điêu đứng
Cậu bé khổ sở vốn đã yếu ớt, nay lại không hiểu tại sao mình phải truyền thuốc, càng không hiểu nổi tại sao tóc mình cứ rụng. Mọi cảm giác đau đớn vốn Tuấn không cảm nhận được. Nỗi đau cứ êm đềm chảy trôi qua đầu của đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ.
Video đang HOT
Đôi lúc, cháu nhìn thấy mẹ khóc. Cháu cũng chẳng biết vì sao mẹ khóc. Bạn bè cùng phòng điều trị kêu gào thảm thiết, cháu vẫn điềm nhiên đón nhận mọi đau đớn từ căn bệnh ung thư. Thế giới của Tuấn như thể cách biệt hẳn môi trường xung quanh.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Tuấn đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ
Trong khi đó, ở quê nhà, bố Tuấn dù trí não có vấn đề vẫn đi xách vữa thuê. Mẹ cháu đã phải nghỉ làm để chăm sóc con. Mọi chi tiêu chỉ biết trông chờ vào hơn 100.000 đồng/ngày tiền công xách vữa.
Gia đình 3 đời nhiễm chất độc màu da cam đang thực sự điêu đứng bởi căn bệnh ung thư. Căn nhà vốn đã xác xơ, đìu hiu lâu rồi chẳng có nổi một ngày vui vẻ.
Nhìn vẻ ngây ngô của con trẻ, chị lại rơi nước mắt. Đứa con dứt ruột đẻ ra đã bất hạnh từ khi còn quá nhỏ. Với Tuấn, mỗi ngày trôi qua đều không có mấy khác biệt, nhưng chị Linh thì đang đứng trước nỗi lo. Những ngày tới đây, số phận mẹ con chị rồi sẽ ra sao?
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Linh, ở thôn Lạc Thuỷ, xã Đông Kết, Khoái Châu, Hưng Yên. Số điện thoại: 0392016799.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.411 (em Tuấn)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436
Theo vietnamnet.vn
Mô hình 'Con nuôi Đồn Biên phòng' giúp học sinh nghèo vùng biên giới
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên triển khai mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng", nhận nuôi học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tại tỉnh Điện Biên, cuộc sống của bà con ở các xã vùng biên giới còn rất nhiều khó khăn, nhiều học sinh trong độ tuổi đến trường phải bỏ học vì gia đình quá nghèo. Trước thực trạng này, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên triển khai mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng", nhận nuôi học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em có điều kiện học tập và phát triển.
Chiến sỹ đồn Biên phòng Pa Thơm hướng dẫn cháu Quàng Trung Thành học bài sau giờ lên lớp. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Hai tháng trở lại đây, Đồn Biên phòng Pa Thơm (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nhộn nhịp hơn bởi sự có mặt của 2 "chiến sĩ nhí". Đây là 2 em nhỏ người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Pa Thơm, được Bộ đội Biên phòng nhận nuôi.
Tại Đồn Biên Phòng Pa Thơm, 2 em được bố trí một căn phòng khá thoải mái, mỗi em được trang bị riêng giường ngủ, tủ đựng quần áo, sách vở và góc học tập. Sống ở môi trường mới, các em nhận được tình yêu thương, sự kèm cặp mỗi ngày, thứ mà vốn dĩ lâu nay đã thiếu thốn từ gia đình. Các chiến sĩ biên phòng luôn dành những gì tốt đẹp nhất để các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập và phát triển toàn diện.
Quàng Văn Kiên (dân tộc Khơ Mú), học sinh lớp 4, trường Tiểu học, Trung học cơ sở Pa Thơm, ôn lại bài học sau giờ lên lớp. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Là một trong hai em nhỏ được Đồn Biên phòng Pa Thơm nhận làm con nuôi, em Quàng Trung Thành (người dân tộc Khơ Mú ở bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm) không giấu niềm hạnh phúc. Thành chia sẻ, em sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bố bỏ đi khi Thành còn nhỏ, mẹ thì bị ung thư, cuộc sống nghèo khó khiến cho việc học của em có thể phải bỏ dở. Rất may Thành được các chú bộ đội Đồn Biên phòng Pa Thơm nhận làm con nuôi. Ở đây em có đủ điều kiện để ăn học và noi gương theo các chú bộ đội. Hiện Thành là học sinh lớp 4 trường Tiểu học, Trung học cơ sở xã Pa Thơm.
Tương tự, em Quàng Văn Kiên, bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm, cũng không được hưởng hạnh phúc gia đình trọn vẹn khi bố mẹ ly tán, em phải ở với bác ruột. Tuy nhiên, gia đình bác cũng là một trong những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Sống ở Đồn Biên phòng Pa Thơm, Kiên được các chú bộ đội hướng dẫn, dìu dắt từ việc học cho đến tác phong, giờ giấc. "Ở đây em được học tập theo tấm gương các chú bộ đội, em sẽ cố gắng học hành để sau này có thể làm một chiến sĩ biên phòng", Kiên tâm sự.
Thiếu tá Nguyễn Văn Ngô, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pa Thơm cho biết, khi biết hai cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Đồn đã thực hiện đầy đủ các thủ tục để tiếp nhận các cháu về nuôi dưỡng, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các cháu học tập, vui chơi, phát triển hoàn thiện cả về trí tuệ cũng như thể lực. Ngoài giờ lên lớp, các cháu được các chiến sĩ kèm cặp về việc học, giáo dục về đạo đức, cách sống; được rèn luyện từ việc gấp chăn màn sao cho đúng cho đến tác phong, giờ giấc sinh hoạt; tham gia rèn luyện thể chất...
Chiến sỹ đồn Biên phòng Pa Thơm hướng dẫn các cháu cách gấp chăn gọn gàng. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Theo thầy Nguyễn Hữu Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học, Trung học cơ sở xã Pa Thơm, điều đáng ghi nhận nhất ở hai em là sự tự tin và ý thức vươn lên, tiến bộ vượt bậc từng ngày. Hai em đã trở thành tấm gương cho các bạn cùng trang lứa noi theo bởi qua môi trường quân đội, các em được rèn luyện kỹ năng tự lập, giờ giấc, tác phong và kỹ năng sống.
Thực hiện mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng", Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã nhận nuôi 26 cháu trong độ tuổi 6 - 15 tuổi, là con em của đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, mồ côi, con liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách, giúp các em có chỗ ăn, chỗ ở, sinh hoạt phù hợp.
Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên cũng thực hiện chương trình "Nâng bước em tới trường" hỗ trợ gia đình các học sinh nghèo có thêm kinh phí để trang trải việc học tập. Với những việc làm thiết thực, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã góp phần chia sẻ những khó khăn với đồng bào biên giới, qua đó giúp các học sinh nghèo có điều kiện tốt hơn để vững bước trên con đường học tập, hướng đến tương lai tươi sáng hơn.
Theo TTXVN
Tặng phòng học mới cho học sinh Bình An (Lạng Sơn) Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cùng Công ty Mỹ Phục (Eva de Eva) vừa tổ chức cắt băng khánh thành, bàn giao công trình lớp học mới cho thầy và trò điểm trường Bình An (thuộc trường tiểu học xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn), tỉnh Lạng Sơn. Những lớp học mới khang trang dành tặng học sinh điểm trường Bình...