Xót xa bà cụ 80 tuổi chật vật nuôi con cháu bị tâm thần: “Chúng nó toàn trách lại tôi”
Ở tuổi gần đất xa trời, bà Lê Thị Ụt vẫn phải chống chọi với sức khỏe, nai lưng làm lụng để nuôi sống mình cùng người con gái và đứa cháu bị tâm thần.
Lấp ló trong căn bếp tối mịt, bà Lê Thị Ụt, 80 tuổi, trú tại xã Ca Đình, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, đang loay hoay nấu bữa ăn trưa giữa ngày nắng oi bức.
Đội chiếc khăn nâu gụ, mặc chiếc áo xộc xệch với nhiều chỗ vá, bà Ụt cố gắng trong hơi thở thều thào, vừa thổi lửa, vừa gọi con cháu dậy ăn cơm.
Bà Ụt đang lúi húi nấu bữa cơm trưa trong căn bếp tối tăm
Thấy có khách đến, bà hồ hởi mời vào bếp ngồi. Căn bếp của bà được xây cách đây 4 năm, rộng khoảng 10m2, xung quanh chất đầy củi, thứ bà dùng để nấu nướng và bán lấy tiền.
Bà Ụt chậm rãi lấy siêu nước trên bếp, rót ly nước mời khách và chỉ tay về phía nồi thịt: “Bữa trưa hôm nay có tí thịt vì được đứa con gái thứ 4 cho, tôi nấu rồi ăn nhanh cho xong bữa”.
Từ đầu tuần đến nay, đây là bữa cơm đầu tiên có thịt. Bình thường bà chỉ có vài món đơn giản như rau luộc, vài con cua đồng bắt được khi làm ruộng. Với bà, bữa cơm ngon nhất từ trước đến giờ là món lòng cá hấp với rau ngải cứu.
Chỗ thức ăn đó tiếp sức cho bà đi làm ruộng. “Cày cấy một mình nên chẳng khi nào hết việc. Mỗi năm có hai vụ nhưng cũng chẳng đủ cho 3 người ăn”, bà nói.
Để kiếm thêm miếng cơm, bà Ụt phải leo đồi kiếm củi và trồng nghệ xay lấy bột bán. “Ở tuổi này, tôi lo không còn được bao lâu. Cầu ông trời ban cho sức khoẻ, chứ mà bệnh tật suốt thì không biết lấy gì mà ăn”, bà thủ thỉ.
Bữa cơm đầu tiên có thịt của bà cháu kể từ đầu tuần
Cả con và cháu đều bị tâm thần
Bà Ụt một tay đảo nồi rau, một tay vén cổ áo lau mồ hôi rồi hướng đôi mắt xa xăm nhớ lại ngày mới lấy chồng. “Ngày xưa, bố mẹ nghèo khó nên tôi phải đi lấy chồng khi mới 13 tuổi. Gia đình chồng cũng không mấy khấm khá, tài sản vỏn vẹn chỉ có 2 con bò. Tôi suốt ngày đi cắt cỏ cho bò ăn và làm ruộng đến tận đêm mới về. Khổ quá, tôi đi nhân công 4 năm liền (làm công cho nhà nước) nên giờ lưng tôi mới đau thế này”.
Video đang HOT
Vợ chồng bà Ụt sống với nhau được hơn 30 năm, sinh hạ được 7 người con, 3 trai và 4 gái. Cuộc sống gia đình bà vốn đang yên bình, bỗng nhiên tai hoạ ập đến. Năm 1974, chồng bà mất do làm việc nặng và ốm đau liên tục. Kể từ đây, cuộc sống của bà mất đi sự yên ổn vốn có, đặc biệt khi người con gái út có triệu chứng của bệnh tâm thần.
Không công ăn việc làm, bà cùng người con gái út tâm thần sống dựa vào con trai cả. Nhưng một thời gian sau, bà quyết định đưa con gái út ra ở riêng. “Tôi nghĩ nếu không ở riêng thì cũng chẳng có nhà cửa thế này, ở nhờ mãi cũng cảm thấy khó chịu”, bà Ụt rơm rớm nước mắt và nói các con ít quan tâm tới mình.
Người con gái út của bà tên Hoàng Văn Ca, 37 tuổi, bị bệnh về tâm thần. Nhìn chị vẫn khỏe khoắn nhưng lời nói không được chỉn chu.
Chị Hoàng Văn Ca, con gái út của bà Ụt
“Công việc của nó thì bấp bênh, hàng ngày ở nhà nằm chơi, đến bữa tôi gọi thì dậy ăn. Thỉnh thoảng nó hút thuốc rồi đi gây gổ với hàng xóm…”, bà Ụt kể.
Năm 2001, chị Ca mang thai và sinh được một người con trai tên Hoàng Văn Chương. Từ khi sinh ra đến nay, anh Chương đều mang họ mẹ vì không rõ bố là ai.
Những tưởng Chương phát triển lành lặn bình thường, nhưng đến khi đi học, cậu bị chậm về trí tuệ. Đến nay căn bệnh tâm thần của Chương ngày càng khiến bà Ụt thêm lo lắng.
Hiện sức khỏe của mẹ con Chương vẫn ổn định, còn khả năng lao động. Nhưng cả hai mẹ con đều bấp bênh trong công việc, buổi làm, buổi không. Ba tháng nay, bà Ụt phải chăm đi lấy củi hơn vì “mẹ con chị Ca chưa đưa cho bà Ụt đồng nào để chi tiêu”.
Anh Hoàng Văn Chương, con của chị Ca, cháu bà Ụt, mắc bệnh tâm thần
“Cũng 3 tháng rồi, mẹ con nó cứ có đồng nào thì lại mua mì tôm ăn, không cho tôi một xu để mua thức ăn. Tôi phải bán số củi gom được trong 2 tháng để lấy tiền chi tiêu hàng ngày. Những ngày sau cũng không biết làm thế nào”.
Nhiều lúc cảm thấy cáu bực, bà quát tháo cả con và cháu, nhưng mọi lời lẽ đều không được để ý. “Tôi nói nhiều lắm, nhưng con gái lại trách tôi bà biết cháu thế rồi lại còn nói. Nhiều khi nghĩ tội con tội cháu nhưng không nói thì đâu lại đóng đấy, nhưng nói ra thì bị con cháu trách lại.”, bà Ụt ngậm ngùi.
Chỉ mong con cháu “sống được qua bữa”
Ba người, ba thế hệ nhà bà Ụt sống trong căn nhà 40m2. Căn nhà che nắng che mưa này được bà gom góp từ những đồng lương trợ cấp, từ những bó củi và bột nghệ bà chật vật bán được. Đây có lẽ là thứ quý giá nhất mà bà Ụt sẽ để lại cho con gái và cháu trai.
Bà Lê Thị Ụt với gương mặt khắc khổ ở tuổi 80
Thương cảm trước gia cảnh của bà Ụt, chị Đặng Thị Năm, người hàng xóm của bà, thỉnh thoảng mang ít đồ ăn sang chia sẻ. “Từ ngày tôi biết đến bà, chưa khi nào tôi thấy bà được sống sung sướng. Từ trước đến nay bà đều khó khăn, chật vật. Tôi sợ 2 mẹ con Ca háu ăn nên toàn phải lén lút đưa bà ít đồ ăn để bà còn giữ chút sức khỏe chăm lo cho gia đình”, chị Năm nói.
Ông Lê Hồng Luân, trưởng thôn 5, xã Ca Đình, cũng không khỏi xúc động trước hoàn cảnh của bà Ụt. Ông cho biết ở khu này, gia đình nhà bà Ụt là một trong những hộ khó khăn nhất.
“Nhà có 3 thế hệ ở chung nhưng người già nhất lại phải đứng lên chống đỡ mọi thứ để chăm sóc con cháu”, trưởng thôn nói và cho biết chính quyền cũng cố gắng phối hợp với người dân xung quanh nhằm tạo điều kiện giúp đỡ bà Ụt một phần gánh nặng.
Người dân thôn 5 cũng dành sự quan tâm đến bà, đặc biệt là những người cao tuổi. Họ thỉnh thoảng đến hỏi thăm, động viên, người cho thùng mì, người cho cân gạo, gói bánh… để đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của gia đình bà Ụt.
Trong lúc đói gặp được “phao cứu sinh”, bà Ụt lại rơm rớm nước mắt. Mỗi mùa na, bưởi, bà lại dành ra quả ngon nhất để biếu những người từng giúp mình.
“Mong ước của tôi là sống được thêm nhiều mùa na, mùa bưởi để chăm lo cho con cháu. Tôi cũng chỉ mong 2 mẹ con Ca sống được qua bữa khi không có tôi”, bà Ụt thở dài.
Sự thật về "dị nhân" 40 năm không ngủ ở Phú Thọ
Câu chuyện về người đàn ông 40 năm không ngủ ở Phú Thọ khiến người dân trong xóm, ngoài làng bàn tán xôn xao, chưa ai biết thực hư của sự việc.
Bà Doan nói việc ông Tuất không ngủ là không đúng sự thật. Ảnh Báo Phú Thọ.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội đưa tin về một "dị nhân" có khả năng đặc biệt, đó là đã 40 năm qua người này không ngủ. "Dị nhân" đó là ông Nguyễn Trọng Tuất (SN 1970, trú tại xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).
Theo thông tin chia sẻ, năm 1982, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn đủ bề, ... người thiếu niên Nguyễn Trọng Tuất lúc ấy mới 12 tuổi rơi vào cùng quẫn. Những đêm dài triền miên, ông chẳng thể nào chợp mắt vì suy nghĩ, lo lắng cho gia đình.
Bố ốm, mẹ đau, để gánh vác gia đình, ông Tuất lao đầu vào công việc, làm hùng hục từ sáng tới đêm. Lúc người khác đi ngủ, ông vẫn làm không ngừng nghỉ chân tay.
Nhiều đêm ông đã cố gắng ngủ nhưng trằn trọc mãi rồi lại bật dậy. Tuy đã 40 năm không chợp mắt nhưng ông Tuất vẫn khoẻ mạnh và mấy chục năm qua chưa hề biết "nhức đầu, sổ mũi", ốm đau là gì.
Những thông tin trên sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Ngay cả những người hàng xóm của gia đình ông Tuất cũng tỏ vẻ bất ngờ về khả năng "đặc biệt" của ông.
Để tìm hiểu sự thật về người đàn ông 40 năm không ngủ, giữa tháng 3/2022, chúng tôi đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Doan (vợ ông Tuất).
Khi chúng tôi hỏi về câu chuyện không ngủ của ông Tuất, bà Doan sửng sốt đáp: "Làm gì có chuyện đó, người ta đồn vớ đồn vẩn đấy, chả ngủ nhiều thì ngủ ít chứ không ngủ có mà chết.
Ban ngày ông nhà tôi đi làm, đào cây cảnh thuê cho người ta, không thì cũng ở nhà làm ruộng, làm việc tự do, tối về mệt thì phải ngủ chứ. Có điều là ông ấy ít ngủ thật, chứ bảo không ngủ là không đúng", bà Doan nói.
Bà Doan cho biết thêm, thông tin ông Tuất không ngủ xuất hiện trên mạng xã hội là do một số người đi làm cùng ông Tuất thêu dệt lên.
Ông Tuất hằng ngày đi làm thuê hoặc quanh quẩn ở nhà làm ruộng, vườn. Ảnh Báo Phú Thọ.
"Mấy năm trước, ông nhà tôi đi làm cùng với người ta chục hôm, có thể lạ nhà ít ngủ nên người ta bịa ra nói ông ấy không ngủ. Tôi gặp người bịa ra câu chuyện ấy mắng cho một trận", bà Doan chia sẻ.
Trao đổi thêm với PV, ông Lê Tuấn Dũng - Trưởng khu 6 (xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) cho hay, việc ông Tuất không ngủ thì ông cũng chỉ biết qua mạng xã hội chứ chưa chứng kiến tận mắt.
"Tôi nghe hàng xóm và anh em nhà người ta nói là không đúng sự thật nhưng vì mình không ở cùng, ngủ cùng người ta nên cũng không thể biết chính xác. Tuy nhiên, theo tôi việc 40 năm không ngủ là hơi khó tin", ông Dũng chia sẻ.
Ông Dũng cho biết thêm, ở địa phương, gia đình ông Tuất, bà Doan sống hòa thuận với mọi người. Gia đình ông bà hoàn cảnh nhưng không đến nỗi khó khăn. Hai vợ chồng đi làm thuê, làm mướn và sống chủ yếu bằng nghề nông. Hai người con của ông bà, một người đến tuổi trưởng thành và cũng đi làm thuê, còn một người đang học cấp 2.
Cổng mai vàng cao hơn 4 mét của lão nông 70 tuổi Hai cây mai vàng do ông Võ Văn Bảnh (70 tuổi, ngụ ấp Phú Hữu, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) trồng đã 31 năm, tạo thành hình cổng rào cao hơn 4 mét trước nhà khiến nhiều người đi đường thích thú dừng lại chụp ảnh dịp Tết. Nhóm bạn trẻ chụp hình trước cổng mai vàng của ông...