Giải pháp chống dịch Covid-19 tại bệnh viện tâm thần
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, bệnh nhân tâm thần là đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương và khó quản lý.
Chiều 3/9, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhận định công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại 2 cơ sở y tế đặc biệt này cần có những giải pháp và bàn luận chuyên sâu để khống chế dịch.
Theo báo cáo, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà phát hiện ổ dịch ngày 19/8. Thời điểm ban đầu, ổ dịch này chỉ có 18 ca. Tính đến sáng nay, viện đã ghi nhận 90 F0. Cơ sở này đã phong tỏa toàn bộ khu nhà A1 – nơi có các ca F0 – và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Qua 14 ngày thực hiện giãn cách tuyệt đối trong đơn vị, viện đã phong tỏa được dịch, các khoa chưa có dịch đều an toàn. Trong 90 F0, một bệnh nhân diễn biến nặng đã được chuyển tới Bệnh viện Đồng Nai và phải thở máy không xâm nhập HFNC. Hiện bệnh nhân vẫn ổn định.
Bốn nhân viên y tế đã phục hồi gần như hoàn toàn, 85 bệnh nhân còn lại hết sốt. Chỉ có 2-3 bệnh nhân thở oxy ngắt quãng do SpO2 thấp.
Một nhân viên y tế làm việc bên trong khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện FV (TP.HCM). Ảnh: Duy Hiệu .
Trong khi đó, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 phát hiện ổ dịch ngày 26/8. Ban đầu, ổ dịch này có 26 ca. Tính đến sáng nay, bệnh viện ghi nhận 136 F0 và có nguy cơ tiếp tục tăng lên trong những ngày tới.
Cơ sở y tế này đã nhanh chóng phong tỏa 3 khu điều trị có ca dương tính và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế cũng như Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Đồng Nai.
Bệnh nhân tâm thần khó tuân thủ biện pháp phòng chống dịch
Báo cáo tại cuộc họp, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 cho biết, hiện cơ sở y tế này còn 1.136 bệnh nhân/1.200 giường bệnh. Trong đó, 102 bệnh nhân không có người thân, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi nhiều năm nay.
Hiện tại, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nhân lực thiếu, số lượng bệnh nhân nhiều gây quá tải.
Bệnh viện đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ vaccine để tiêm cho bệnh nhân tâm thần đang nằm điều trị nội trú; Hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch, trang thiết bị, vật tư y tế…; Cho phép bệnh viện thành lập Trung tâm thu dung điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 ngay tại bệnh viện.
Video đang HOT
Hiện tại, cơ sở này có 50 giường bệnh và sẽ tăng lên quy mô 300-500 giường trong thời gian tới.
Bác sĩ Vũ Văn Thành, Phó giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) Covid-19, Bệnh viện Phổi Trung ương tại Đồng Nai, cho biết với tình hình hiện tại, các cơ sở này cần được tăng cường cho khu vực điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19, thực hiện điều trị phân tầng (3 tầng) ngay tại bệnh viện.
Trong khi đó, tiến sĩ Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cho rằng cần xét nghiệm diện rộng, đặc biệt ở các khoa nguy cơ cao. Các cơ sở này cũng phải định kỳ xét nghiệm cán bộ y tế, F1.
“Do đặc thù bệnh nhân tâm thần khó tuân theo y lệnh nên các bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ tại khu cách ly, thường xuyên kiểm soát nhiễm khuẩn, khống chế ổ dịch tại 5 khoa của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2″, ông Tấn nói.
PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, phụ trách Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, đề nghị 2 đơn vị trên phải quản lý bệnh nhân tốt hơn, không để hộ đi sang các khoa khác nhau.
Theo PGS Hưng, việc xét nghiệm cần được tổ chức thường xuyên, từ 3 đến 7 ngày, cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Đồng thời, bệnh viện cần phối hợp giữa Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà và Sở Y tế Đồng Nai chặt chẽ hơn nữa.
“Chúng ta cần xây dựng hướng dẫn điều trị Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần và cơ sở pháp lý tiêm vaccine Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần do họ không có người giám hộ”, ông Hưng đưa ý kiến.
Ông Hưng cũng đề xuất Bộ Y tế cần thiết lập chủ động tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 đơn nguyên điều trị Covid-19 để sẵn sàng trong trường hợp khu vực phía Bắc có ca dương tính là bệnh nhân tâm thần.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà, Phó cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, 2 đơn vị trên có những đặc thù riêng về người bệnh. Do đó, dịch vụ chăm sóc cần sàng lọc, phân tách vùng. Các đơn vị cũng cần kiện toàn, rà soát mô hình các tầng điều trị, lên phương án chuyển bệnh nhân lên ICU trong tình trạng khó kiểm soát.
Sẽ thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, để tăng cường công tác phòng chống dịch ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương đạt hiệu quả, ngoài việc tiếp tục chỉ đạo bệnh viện về chuyên môn, đảm bảo tiếp nhận, cấp cứu, điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn tại đây, các Bệnh viện nói chung đều phải xây dựng theo mô hình chia 2 khu vực.
Do đặc thù của bệnh nhân tâm thần, các biện pháp thông thường như cách ly, phân luồng, 5K khó thực hiện. Việc sinh hoạt cho nhóm bệnh nhân này cũng cần sự quan tâm, đồng hành của tất cả đơn vị thuộc Bộ Y tế.
Ông Khuê khẳng định Bộ Y tế ủng hộ chủ trương thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà.
“Các đơn vị cũng phải tăng cường kết nối với bệnh viện trung ương và địa phương để giữ mạch điều trị, giảm thiểu tử vong, đồng thời bổ sung danh mục kỹ thuật test nhanh, xây dựng kế hoạch để chủ động thực hiện rRT-PCR”, Cục trưởng Khuê nói.
Nắng nóng, dịch COVID-19: Bệnh viện Tâm thần TP.HCM tăng cả ngàn người khám
Những ngày qua, nhiều người tìm đến Bệnh viện Tâm thần TP.HCM vì rơi vào "hố sâu" trầm cảm, lo âu dù đã cố gắng tìm cách vượt qua. Thời điểm này trùng với thời tiết miền Nam oi bức và ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.
BS.CKII Vũ Kim Hoàn thăm khám một trường hợp gặp bất ổn về tâm lý, tâm thần - Ảnh: XUÂN MAI
Theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh về các bệnh lý tâm thần trong tháng 4 là 19.850 lượt, tăng 2.870 lượt so với tháng 3 (16.979 lượt), trong đó bệnh rối loạn loạn thần (F20 - F29) tăng mạnh nhất, tăng hơn 1.000 lượt. So với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 6.000 ca.
Vậy thời tiết nóng bức và ảnh hưởng đại dịch COVID-19 có tác động đến lượng bệnh nhân khám các bệnh lý về tâm thần gia tăng? Tuổi Trẻ Online đã có buổi trao đổi với BS.CKII VŨ KIM HOÀN - phó phòng kế hoạch tổng hợp, chuyên khoa tâm thần - nội khoa tổng quát Bệnh viện Tâm thần TP.HCM:
Cò súng thúc đẩy gia tăng rối loạn tâm thần
* Số lượt khám chữa bệnh tại bệnh viện gia tăng và rơi đúng vào thời tiết tại các tỉnh miền Nam oi bức. Vậy đây có phải là nguyên nhân khiến số lượt khám chữa bệnh tại bệnh viện gia tăng không, thưa bác sĩ?
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm thần cũng như tâm lý của mỗi người. Nóng nhiệt có liên quan và ảnh hưởng tất cả các vấn đề trong đời sống, trong xã hội.
Chúng không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng là nguyên nhân gián tiếp, là "cò súng", là yếu tố tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần, cũng như làm sức đề kháng cơ thể giảm sút nếu trạng thái nóng nhiệt kéo dài.
Vào thời điểm sau khi ông Lý Quang Diệu nhậm chức thủ tướng Singapore, ông đã đi khảo sát một xưởng may có năng suất làm việc thấp. Ở đây, ông thấy công nhân làm việc trong không gian nóng hầm hập, tù túng nên đã cải tạo xưởng trở nên thoáng đãng, mát mẻ hơn. Cũng từ đó, ông thấy công nhân làm việc tập trung hơn, lỗi sản phẩm ít hơn, năng suất sản phẩm cao hơn.
Đây là một ví dụ cho thấy tác động của môi trường làm việc, trong đó có yếu tố nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
* Bác sĩ cho biết con đường gây ra các bệnh lý tâm thần vì nắng nóng được hình thành cụ thể ra sao. Có phải ai cũng có thể mắc?
- Người dân thường hay nói đùa câu: "nóng muốn khùng luôn", "trời nóng quá không ngủ được". Với người bình thường, nóng nhiệt đã làm mất ngủ, dễ bực bội, khó chịu, thậm chí gây hấn, thì những người có vấn đề về tâm thần hay tâm thần tiềm ẩn sẽ dễ rơi vào tình trạng dễ bị kích động, khó chịu và có thể dẫn đến tình trạng loạn thần.
Không cơ thể nào kham nổi khi sống, làm việc, học tập trong môi trường thời tiết oi bức kéo dài. Nếu không biết cách bảo vệ như cung cấp không đủ nước; không đủ dinh dưỡng cho cơ thể, chúng ta sẽ dễ bị mất nước, rối loạn thân nhiệt và điện giải.
Một khi sức khỏe thể chất giảm sút thì kéo theo năng suất lao động giảm và tinh thần không ổn định. Nếu không sớm giải quyết môi trường nóng bức chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả nêu trên. Ngoài ra, tình trạng say nắng, sốc nhiệt nếu không xử trí tốt, kịp thời cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Số lượt khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM tăng nhanh trong tháng vừa qua, trùng với thời điểm nhiệt độ oi bức, ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 (ảnh chụp trưa 12-5) - Ảnh: XUÂN MAI
Trầm cảm, lo âu vì dịch COVID-19 tác động nguồn thu
* Bác sĩ nói có nhiều nguyên nhân tác động đến tâm lý mỗi người. Trước những hậu quả mà đại dịch COVID-19 gây ra trong suốt hơn một năm rưỡi qua và có thể còn kéo dài trong thời gian tới, chúng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân?
- Tôi từng điều trị cho một bệnh nhân là tài xế xe ôm công nghệ bị trầm cảm, lo âu vì phải đối mặt vòng luẩn quẩn về "cơm, áo, gạo, tiền" trong thời gian dài.
Hoàn cảnh gia đình bệnh nhân khó khăn, dành dụm mua được một chiếc xe 4 chỗ trả góp để chạy. Nhưng do ảnh hưởng dịch, con cái nghỉ học không ai chăm, lượng khách lại ít đi đáng kể nên nguồn thu không đủ để trả tiền góp cho chiếc xe cũng như trang trải cuộc sống.
Đây chỉ là một trong những trường hợp điển hình gặp vấn đề tâm thần do ảnh hưởng các đợt dịch COVID-19 mà chúng tôi tiếp nhận. Phần lớn bệnh nhân là những người trưởng thành, do tác động tài chính dẫn đến thay đổi hàng loạt vấn đề trong cuộc sống.
* Cần làm gì để chúng ta vượt qua trầm cảm, lo âu trong thời điểm này?
- Ai trong chúng ta cũng có thể gặp bất ổn về tâm lý, tâm thần. Người ta thường hay nói "ra ngõ là gặp stress", nên stress được bàn bạc trong mỗi cuộc sống của con người. Tuy nhiên, có người vượt qua được, nhưng có người lại không, đặc biệt là nữ giới có lối sống khép kín, yếu đuối sẽ dễ bị các rối loạn về trầm cảm, lo âu hoặc hỗn hợp lo âu - trầm cảm.
Có bệnh nhân chịu đựng trầm cảm cả chục năm trời mới tìm đến bác sĩ. Họ chia sẻ có những giai đoạn cố gắng vượt qua được, nhưng do nhiều yếu tố tác động nên lại rơi vào "hố sâu" trầm cảm không lối thoát, từ đó mới đến bệnh viện để khám và điều trị.
Để vượt qua các rối loạn trầm cảm, lo âu này, chúng ta có thể sắp xếp lại công việc, tổ chức lại cuộc sống, cân bằng lại các yếu tố (môi trường gia đình và xã hội), thư giãn, tạo cảm giác thoải mái, suy nghĩ tích cực, tập buông bỏ những gì không quan trọng, không cần thiết trong cuộc sống. Hãy ngủ đủ giấc, ăn đủ chất dinh dưỡng.
Nếu nặng hơn nên đến các cơ sở y tế điều trị chuyên khoa tâm thần để được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần khám, tư vấn rõ ràng, điều trị đúng, giúp bạn chóng bình phục, mạnh khỏe để hòa nhịp với cuộc sống tươi đẹp trước kia.
Bệnh viện nói gì vụ bệnh nhân cầm đầu đường dây ma túy ngay trong bệnh viện? Sáng sớm nay 1-4, Bệnh viện Tâm thần trung ương I đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế sau khi cơ quan công an phát hiện bệnh nhân cầm đầu đường dây ma túy tại bệnh viện này. Theo báo cáo nhanh từ Bệnh viện Tâm thần trung ương I, Bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân Nguyễn Xuân Quý...