Xót thương cậu bé lớp 2 cầm cự từng ngày với bệnh ung thư quái ác
Đang chuẩn bị kỳ thi học sinh giỏi Olympic Toán vòng tỉnh, bé Linh phát hiện bệnh nhiễm trùng máu ác tính. Bỏ dở kỳ thi, gia đình lại quá nghèo nên tương lai cậu học sinh giỏi gần như khép lại.
Trong căn nhà lá xập xệ ở ấp Phú Thới (Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre) cháu Nguyễn Nhật Linh, SN 2007, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Tân Thiềng vừa vật lộn với căn bệnh ung thư máu vừa gắng gượng lấy sách ra học để theo kịp bạn bè. Mới học lớp 2 nhưng cháu là học sinh giỏi đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi và chuẩn bị dự thi kỳ thi Olympic Toán vòng tỉnh thì lại phát bệnh.
Cháu Linh đang từng ngày chống chọi lại căn bệnh ung thư quái ác
Ông Nguyễn Văn Nên, cha Linh kể lại: “Cách đây hơn 2 tháng cháu đang ôn tập chuẩn bị thi học sinh giỏi vòng tỉnh thì bị sốt, đau ở 2 chân nên gia đình đưa đi khám thì bác sĩ nói bị hạ canxi. Về nhà uống thuốc vẫn không bớt, gia đình đưa đi Bệnh viện Cù Lao Minh (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) rồi chuyển sang Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) cũng không bớt nên tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng I (TP Hồ Chí Minh). Tại đây, sau khi khám, xét nghiệm các bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm trùng máu ác tính nên chuyển qua Bệnh viện Ung Bướu (TP Hồ Chí Minh) điều trị cho tới nay”.
Vừa về tới nhà Linh đã gắng gượng ôn bài để theo kịp bạn bè
Theo ông Nên, sau khi lấy vợ đến năm 2009 thì cha mẹ cho ra riêng nhưng gia đình cũng nghèo nên chỉ cho gần 1 công đất đủ để cất căn nhà nhỏ và khoảng sân. Hàng ngày công việc của ông Nên là cuốc đất, bứng cây hay ai thuê gì làm nấy còn bà Nguyễn Thị Thu Trang, vợ ông thì lo đưa rước con đi học và làm việc lặt vặt trong gia đình. Gia đình thuộc diện nghèo có sổ ở địa phương nên cháu Linh chủ yếu tự học nhưng học rất giỏi, đạt rất nhiều thành tích trong kỳ thi như: Giải nhì cuộc thi an toàn giao thông, học sinh giỏi năm lớp 1 và nằm trong đội tuyển Olympic Toán của huyện chuẩn bị dự thi kỳ thi học sinh giỏi vòng tỉnh…
Người mẹ khóc nức nở khi nghe con nói ước mơ sau này
Từ ngày cháu Linh phát bệnh, vợ chồng ông Nên phải chạy vay mượn khắp nơi để có tiền chữa trị cho con. Ông Nên cho biết: “Cháu có bảo hiểm y tế nhưng lên trên đó có nhiều loại thuốc ngoài danh mục nên phải ra ngoài mua. Mới gần 2 tháng điều trị mà tôi phải vay mượn từ người thân trong nhà hết 35 triệu đồng, giờ chuẩn bị đưa cháu lên tiếp tục điều trị mà biết kiếm ở đâu vì chỗ nào vay được đã đến vay hết rồi”.
Gia đình nghèo khó đang tìm mọi cách để cứu lấy đứa con duy nhất của mình
Video đang HOT
Vừa rồi, cháu Linh được bác sĩ cho về nhà sau lần đầu vô hóa chất. Về tới nhà, cháu lo nhất là việc học của mình bị dở dang giữa chừng nên cố gắng lấy sách ra học. Trong căn nhà lá trống trước, hở sau, phòng khách chỉ được ngăn bằng những mảnh ghép tạm bợ của gỗ dừa chẳng có cái ghế ngồi mời khách. Tuy nhiên, ở góc phòng là cái bàn gỗ ngăn nắp được sắp xếp tập, vở rất gọn gàng. Cả 2 vợ chồng đều làm lụng vất vả, sống trong thiếu thốn nhưng tìm đủ mọi cách để lo cho cháu học hành đàng hoàng với hy vọng sẽ đỡ cực nhọc như cha mẹ.
Mới học lớp 2 nhưng cháu đã đạt nhiều thành tích trong học tập
Sau lần vô hóa chất, tóc cháu Linh rụng gần hết, tay chân đau nhức, đi lại khó khăn và gần như phải nằm 1 chỗ vì kiệt sức. Bà Trang nói trong nước mắt: “Tội nghiệp thằng bé ngoan, học giỏi nhưng khi vô hóa chất người nóng như lửa đốt nên cáu gắt, khi bớt đau lại đòi nằng nặc đi học cho bằng được”.
Cháu Linh đang nằm dưỡng bệnh trong nhà sau lần đầu vô hóa chất
Ông Nguyễn Văn Bảy, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Tân Thiềng cho biết: “Gia cảnh nhà anh Nên rất nghèo khó nên phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống. Từ ngày cháu Linh phát bệnh ung thư máu gia đình càng khốn khó hơn. Hiện tại hội chữ thập đỏ đang vận động các mạnh thường quân, nhà hảo tâm ở địa phương để tiếp tục đưa cháu lên TP Hồ Chí Minh điều trị bệnh. Tuy nhiên, nguồn lực ở địa phương có giới hạn nên rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều mạnh thường quân gần xa”.
Căn nhà lá lụp xụp là nơi trú ngụ của cả gia đình
Nằm trên giường, cháu Linh gầy trơ xương, da thịt lốm đốm những vết thương, khi hỏi ước mơ là gì, cháu hồn nhiên đáp: Con muốn làm cảnh sát giao thông. Cháu Linh vừa dứt lời thì người mẹ ngồi cạnh bên càng khóc lớn hơn khi nhìn quanh nhà chẳng có thứ gì đáng giá. Bà biết rằng, ước mơ của đứa con chăm ngoan, học giỏi của mình có thể tắt ngấm bất cứ lúc nào vì căn bệnh ung thư quái ác mà nhà thì thiết trước, hụt sau.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1 . Mã số 1787: Bà Nguyễn Thị Thu Trang, ấp Phú Thới, xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. ĐT: 0909.205085 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hoàng Trung
Theo Dantri
Ra đề đánh giá mà như cố đánh trượt!
Một đề thi hay phải thể hiện sự phân hóa cao trong việc đánh giá trình độ học sinh vừa phải bảo đảm tính chính xác về từ ngữ và tư liệu; kích thích sự hứng thú, sáng tạo.
Đề thi là một trong những phương tiện quan trọng kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục. Đề thi phải đánh giá và phân loại được trình độ học sinh về năng lực thông hiểu, kỹ năng vận dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Hiện nay, ở các trường phổ thông, tình trạng ra đề thi về môn văn đang có nhiều bất cập.
Chỉ có thể... "cắn bút"!
Rất nhiều thầy cô đã cố gắng ra đề theo tinh thần đổi mới nhưng cũng có tình trạng đề mở quá dẫn tới tình trạng mơ hồ thậm chí tối nghĩa: "Mơ không chỉ là giấc mơ mà còn là mơ của giấc mơ" - Hãy trình bày giấc mơ của em. Hay yêu cầu trình bày suy nghĩ qua những câu như: "Cuộc sống là một hành trình em chọn bước đi hay dừng lại", "Hãy gõ vào trái tim em, hãy cho biết trái tim em đang nói gì?". Những đề này thuộc loại đề mở nhưng rất mông lung, học sinh khá trở xuống khó xác định hướng đi, hiểu được đề cũng không phải dễ. Học sinh cũng khó xác đinh bố cục cho bài viết.
Đề thi văn cần giúp học sinh yêu môn văn hơn. Trong ảnh: Học sinh lớp 9 tại một trường THCS ở TP HCM trong giờ học văn. (Ảnh: Tấn Thạnh)
Có những đề vừa khô khan, trừu tượng lại quá cao so với trình độ của học sinh trung học giống như một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH: "Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng học phương pháp học... Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở thành lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều" - Từ lời khuyên của Phrit-men, hãy bàn về vai trò của "học phương pháp học" đối với mỗi con người trong thế giới hiện đại.
Một đề thi khác: "Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình" (Gớt) - Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Hoặc một đề thi yêu cầu: Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý kiến của đại thi hào Lỗ Tấn: "Ước mơ không phải là cái gì có sẵn, cũng không phải là cái gì không thể có".
Đây là những đề thi có đủ 3 khó: khó làm, khó điểm lại khó xơi. Rõ ràng, với những đề văn như thế này các em chỉ có "cắn bút". Đề khó làm mất cảm hứng của người học, càng học càng thấy rối, lại không đánh giá đúng trình độ thật sự của học sinh.
Khổ vì quá dài rồi... quá ngắn
Đề thi về văn nghị luận xã hội thường phong phú và rộng hơn nghị luận văn học. Chính vì vậy, đề về nghị luận văn học thường khó làm mới. Đề vẫn quay đi quay lại phân tích nhân vật, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện, phân tích một bài, đoạn thơ. Lỗi thường gặp trong đề văn nghị luận văn học là đề không đáp ứng tiêu chí về thời gian và chất lượng: quá dài hoặc quá ngắn.
Ví dụ: Cũng là câu 4 điểm và cùng trong một thời gian như nhau (90 phút, đề gồm 3 câu) nhưng lại có sự nghich lý đến vô lý. Đây là đề thi học kỳ lớp 9 tại một quận ở TP HCM: "Đọc đoạn trích sau: "Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên... Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lào xào trong miệng. Nhưng quả bom nổ... (trích Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê). Dựa vào đoạn trích trên, hãy nêu những cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê".
Đây là một đề thi của trường THCS khác: "Cảm nhận của em về chân dung nữ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê".
Một đề quá dài và một đề quá ngắn, lại cùng một thời lượng như nhau. Với đề quá dài, các em không đủ thời gian vì trong tác phẩm không chỉ chân dung của 1 nhân vật mà tới 3 nhân vật. Đề quá ngắn kia thì sa vào "chẻ sợi tóc làm tư", học sinh không biết viết gì, chắc hẳn nhiều em "chém gió" với tâm trạng bực bội, học nhiều nhưng không áp dụng được bao nhiêu, không biết mình có đáp ứng đúng yêu cầu của đề hay không...
Những kiểu đề như thế này vẫn thường hay gặp trong các kỳ thi học kỳ ở một số trường THCS. Hiện tượng này cũng được lặp lại trong những đề phân tích thơ. Cùng một trường, cùng làm bài kiểm tra một tiết, cùng làm chung một bài thơ nhưng lớp này thì chỉ bình một khổ thơ, lớp kia lại phải phân tích cả bài thơ...
Đề hay phải khơi gợi cảm xúc Đề văn nghị luận hay vừa phải kiểm tra được kỹ năng làm văn của học sinh vừa đánh giá được sự hiểu biết về các vấn đề xã hội của học sinh lại vừa có đất cho những học sinh giỏi dụng võ. Em Nguyễn Thiên Kim, Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TPHCM, giải nhất kỳ thi học sinh giỏi TP, phát biểu: "Khi cầm đề trên tay, em có cảm giác như đề này đã chờ sẵn em từ lâu, em cắm đầu viết liền một mạch sợ không ghi hết cảm xúc đang tuôn trào". Đối với nghị luận xã hội, đề thi nên là những vấn đề quen thuộc gần gũi không nên "đao to, búa lớn", không nên quá mơ hồ. Đề thi là sự đánh giá tổng hợp kiến thức sự hiểu biết về các vấn đề xã hội của học sinh, cũng như quan điểm chính kiến thật sự của các em trong cuộc sống, không nên buộc học sinh phải ép lòng nói những điều không phải là suy nghĩ thực và liên hệ theo kiểu hô khẩu hiệu: "Em cố gắng chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng thầy cô, ba mẹ".
Theo Hoàng Thị Thu Hiền
Người Lao Động
Cảnh đời bi đát của cậu học sinh lớp 11 trước cảnh "bà liệt, cha tâm thần" Tuổi thơ sớm vất vả, thiếu thốn tình thương của mẹ, cậu học sinh lớp 11 Nguyễn Anh Nhân vẫn không gục ngã, vươn lên trở thành cậu học trò giỏi của Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nhưng lần này, Nhân đang thực sự bế tắc, em phải bỏ học giữa chừng để dành sức cứu người cha...