Xót lòng khúc hát “Bão ơi, đừng đến nữa”
Clip chàng trai trẻ hát ca khúc “Bão ơi đừng đến nữa, quê tôi nghèo lắm rồi” khiến cộng đồng mạng cảm động rơi lệ.
Ngày 10/11, thành viên Youtube có tên lopnhacgiangsol đăng tải clip “Bão ơi đừng đến nữa” thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Giữa lúc cả nước liên tục phải gánh chịu những cơn bão lớn, đặc biệt là bão số 14 đổ bộ vào đất liền, lời bài hát của chàng trai như nói hộ tâm trạng của những người con miền bão lũ.
“Bão ơi đừng đến nữa, quê tôi nghèo lắm rồi. Mẹ còng lưng bám đất, mái tranh vừa lên ngôi. Bão ơi đừng đến nữa. Cha khó nhọc suốt đời. Lênh đênh trên sóng nước, kiếm chút tiền nuôi con. Bão ơi đừng về nữa. Miền Trung mảnh đất nghèo…”, trích bài hát.
Video đang HOT
Là một người dân tỉnh Hà Tĩnh, nơi thường xuyên hứng chịu những cơn bão lớn, bạn Cao Quỳnh Trang xúc động: “Nghe tin bão Haiyan đổ bộ mình lo lắng phấp phỏng không yên. Lo cho hai đứa em đi học ở quê, lo nhà cửa không có ai chằng chống giúp mẹ. Bài hát như nói hộ lòng mình, xót xa quá”.
Dân mạng xúc động vì bài hát “Bão ơi đừng đến nữa”
“Tôi đã khóc khi xem clip này”, bạn Trần Phát chia sẻ.
“Thương lắm miền Trung ơi. Rất may cơn bão số 14 không đổ bộ vào mảnh đất này. Cầu mong không có thiệt hại về người”, bạn Toan Tony bình luận.
Huy Khánh
Theo Dantri
"Bão số 13" sẽ là tên gọi cho cơn bão tiếp theo
Đêm qua (6/11), áp thấp nhiệt đới đã không mạnh thành bão như dự báo. Do đó tên bão số 13 được "để dành" cho cơn bão tiếp theo.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Thanh Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ - cho biết, áp thấp nhiệt đới đêm qua (6/11) đã đi vào vùng ven biển Khánh Hòa - Bình Thuận rồi suy yếu và tan dần. Tuy nhiên, hoàn lưu áp thấp còn gây mưa to khắp các địa phương Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Ông Hải khẳng định đây là áp thấp nhiệt đới mạnh và nguy hiểm bởi ranh giới từ áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão rất nhỏ, trong khi đó vùng ảnh hưởng trực tiếp là khu vực quần đảo Hoàng Sa - khu vực tập trung đông tàu thuyền của bà ngư dân đang mùa đánh bắt. Khi vào đến đất liền, áp thấp nhiệt đới lại gây mưa to, gió giật mạnh tại Nam Bộ - vùng ít khi bão vào, nhà cửa không kiên cố bằng các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Hiện hoàn lưu của áp thấp vẫn đang gây mưa cường độ lớn trên diện rộng.
Lý giải về việc cơ quan khí tượng sớm đặt tên áp thấp nhiệt đới là bão số 13, ông Hải cho biết: "Trong suốt thời gian đưa ra các bản tin dự báo, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ luôn nói rõ, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão. Hơn thế, giới hạn nâng cấp từ áp thấp nhiệt đới (mức gió giật 18,1m/s) lên thành bão (18,2m/s) là rất nhỏ. Trong thời gian đó, đài khí tượng Mỹ luôn nhận định đó là bão, còn đài khí tượng Việt Nam thì vẫn để ở mức độ áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão, nhưng cuối cùng tên bão số 13 vẫn chưa được dùng đến. Do đó, tên gọi bão số 13 sẽ được "để dành" cho cơn bão tiếp theo vào biển Đông".
Về "siêu" bão mang tên quốc tế Haiyan (Hải Yến), sáng nay 7/11, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã tổ chức họp khẩn để chuẩn bị ứng phó với cơn bão được dự báo là mạnh nhất trong vòng 10 năm gần đây. Bão hiện đang ở cấp 17 và di chuyển rất nhanh; dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung nước ta trong khoảng thời gian từ tối ngày 10 đến rạng sáng ngày 11/11. Khi vào bờ, bão sẽ ở cấp 12 đến 13, giật cấp 14 đến 15.
Vị trí và đường đi của bão Haiyan. Nguồn: Trang dự báo của Hải quân Mỹ (Theo Người lao động)
Trưởng Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý các địa phương cần quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó siêu bão, đảm bảo an toàn tính mạng người dân, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản trước trong và sau bão.
Theo Dantri
Bão số 13 chưa qua, bão số 14 đã tới Bão số 13 đang tiến vào đất liền, dự báo sẽ đổ bộ trong ngày hôm nay (6-11). Ngay sau đó, bão số 14 - HAIYAN (Hải Âu) cũng nối tiếp vào Biển Đông. Trước tình hình phức tạp của bão, áp thấp nhiệt đới, các địa phương cần chủ động hướng dẫn ngư dân neo đậu tầu thuyền tránh báo Ông Bùi...