Xót lòng gia cảnh hai anh em bị bệnh lạ
Nhiều đêm dỗ cho các con, chị chỉ biết nằm yên rồi khóc. Nước mắt thương 2 con thẫm ướt chiếc gối kê bao đêm dài khiến lòng người mẹ trẻ đau như muối xát….
Căn phòng điều trị dành cho hơn 20 cháu trẻ bị huyết tán của bệnh viện Sản- Nhi giữa một chiều se sắt gió. Dường như cái lạnh càng tê tái hơn khi câu chuyện chúng tôi bắt đầu bằng kí ức về một ngày của cách đây gần 6 năm về trước. Ngày mà vợ chồng chị Nguyễn Thị Phương ở xóm Cửa Mõ, xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc đớn đau khi phát hiện con mình mắc căn bệnh lạ.
Bắt đầu là triệu chứng mọc các bọng nước trên mặt, tay chân, rồi sau đó lở loét ra toàn thân thể, răng tự mòn và gãy hết. Anh chị hốt hoảng đưa con vào bệnh viện tỉnh rồi ra tới bệnh viện Nhi trung ương. Nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu thông cảm, căn bệnh rối loạn chuyển hóa hồng cầu bẩm sinh không thể nào chữa khỏi được. Trên đường từ Hà Nội trở về, gió thổi buốt, người cha trẻ im lặng cõng con lòng nặng trĩu, người mẹ theo sau con cùng gói hành lí trên lưng với ít nỗi buồn tủi trong lòng.
Mẹ con chị Phương ở Bệnh viện
Ngồi trên giường bệnh, loay hoay tìm cách bế ẵm con để cho con thoải mái và đỡ đau đớn, chị Phương ứa nhìn con ứa nước mắt: “Những đợt trời lạnh, cháu đau rát khó chịu lắm, đêm nằm ngủ cứ bứt rứt không yên”. Con trai chị, cháu Hoàng Văn Quang (6 tuổi) nhỏ xíu, khắp thân thể là những vết lở loét, chỗ đã lên da non, chỗ chưa kịp khô… Cháu mắc bệnh huyết tán bẩm sinh, ngoài thiếu máu cháu còn phát sinh thêm nhiều bệnh khác: ho, viêm phế quản, mọc các bọng nước ngoài da…
Dù không được đi học nhưng Quang vẫn thèm muốn vẽ và tô hình
Video đang HOT
Không tin rằng con mình không thể chữa khỏi bệnh, nên hễ có ai mách bảo ở đâu có bài thuốc hay, thầy thuốc giỏi là anh chị lại lên đường, lại hi vọng, lại ước ao một ngày… con thôi bệnh. Quang được ba tuổi thì chị Phương lại tiếp tục có mang. Hai vợ chồng hi vọng phập phồng vào đứa con này, mong sao con khỏe mạnh để bù đắp những thiệt thòi của đứa con đầu. Vợ chồng chị đặt tên cho cháu là Hoàng Thị Thanh Thảo, nhưng một lần nữa, bé gái lên 5 tháng tuổi bắt đầu có triệu chứng bệnh giống anh trai. Thế là từ đó, anh chị nuốt nước mắt vào trong lần lượt bế con trai, con gái đi bệnh viện. Căn bệnh quái ác khiến 2 đứa trẻ luôn trong tình trạng thiếu máu. Cứ vài tháng, chị Phương lại phải đưa con đi nhập viện một lần để truyền máu. Hết anh rồi đến em, mỗi lần đi bệnh viện là một lần chạy vạy, vay mượn tạm dăm ba triệu làm chi phí.
3 mẹ con chị Phương đang rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Hai vợ chồng làm nông nghiệp, con mắc bệnh hiểm nghèo, tiền của trong nhà đội nón ra đi hết, nhịn ăn nhịn mặc, đến căn nhà nhỏ cũng gán để lấy tiền chạy chữa cho con. Bây giờ, cả hai vợ chồng chị cùng 2 con đang về ở tạm nhà ông bà, chồng chị đi làm thêm cửu vạn để kiếm tiền chữa bệnh cho con, còn chị thì theo con từ nhà đến bệnh viện.
“Đợt tết vừa mới đưa em Thảo đi bệnh viện về nên không có tiền, thằng anh đau mà cố dỗ con ở nhà, đến hôm nay mới vay được tiền để đến đây nhập viện”, chị Phương nghẹn ngào nói. Đến nỗi bây giờ chị quen và thành thạo hết mọi thủ tục nhập viện xuất viện. Các bác sĩ, y tá, điều dưỡng cũng quen mặt, quen cả tên vợ chồng và 2 cháu Hoàng Văn Quang, Hoàng Thị Thanh Thảo.
Y tá Trần Thị Hòa cho biết: “Trường hợp của gia đình chị Phương là đặc biệt của đặc biệt, cả 2 anh em đều mắc chứng huyết tán. Đây là bệnh bẩm sinh, nhiều cháu trong khoa cũng mắc bệnh này, nhưng trường hợp của 2 anh em lại còn thể hiện ra bên ngoài, bộc phát thành những vết lở loét, nên tội nghiệp và đáng thương lắm. Lúc mới vào viện, nhiều gia đình xung quanh nhìn thấy thì sợ hãi, sợ con mình bị lây, chúng tôi phải giải thích cho mọi người hiểu, bây giờ ai cũng thấy bình thường và cảm thông với các cháu. Dù khoa luôn thiếu máu, nhưng trường hợp của 2 cháu con chị Phương luôn được ưu tiên”.
Hoàn cảnh đáng thương của hai bé đang rất cần sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng.
Theo Gia đình Xã hội
Kỳ lạ: Người đàn ông "hóa rắn" sau khi ăn thịt rắn
Bàn chân Sang dài quắt queo, đôi tay với những ngón dài thuồn thuột, ngoằn ngoèo, toàn thân nổi lên những mảng vảy trắng bợt bong tróc không ngớt.
Đối diện với chúng tôi, Sang không nói được nhiều mà chỉ trườn một mệt nhọc, hơi thở khè khè. Ông Lâm Mách, cha của Sang khẳng định, trước đây anh là một thanh niên sức khỏe hoàn toàn bình thường. Mọi chuyện đã thay đổi chỉ sau một lần Sang ăn thịt rắn hổ mang chúa. Từ đó, anh đột ngột phát bệnh và nhân dạng biến đổi khủng khiếp như hôm nay.
Anh Sang với căn bệnh lạ khiến cơ thể "hóa rắn" khủng khiếp. Ảnh TG
Câu chuyện ma mị "bị rắn trả thù"
Thời gian qua, dư luận ở Sóc Trăng xôn xao về trường hợp một thanh niên ở ấp Vĩnh Thành B (xã Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu) ăn thịt rắn, sau đó chân tay, cơ thể đều bị biến dạng. Để thỏa lòng hiếu kỳ, nhiều người trong và ngoài tỉnh đã rỉ tai nhau tìm bằng được địa chỉ để tận mắt thấy "người hóa rắn" bằng da bằng thịt. Thậm chí, nhiều người còn cố tình tung ra những đồn đoán ly kỳ, nhuốm màu tâm linh, huyền bí về nguyên nhân căn bệnh lạ lùng này. Thực hư câu chuyện thế nào? Có phải người thanh niên nọ ăn thịt rắn nên phải hứng chịu căn bệnh kỳ lạ? Chúng tôi đã vượt hàng trăm ki lô mét về miền biển của tỉnh Sóc Trăng để giải mã trường hợp lạ lùng này.
Khi chúng tôi đến trung tâm chợ Vĩnh Châu (thị xã Vĩnh Châu), dù cách địa phương nhà "người rắn" đến 12km nhưng hỏi anh Sang thì bất cứ ai cũng có thể rành rọt kể. Ông Đỗ Tất Hai (65 tuổi), làm nghề lái xe ôm ở chợ Vĩnh Châu không mấy bất ngờ khi chúng tôi đề cập câu chuyện trên. Ông kể: "Cả vùng này chẳng ai không biết chuyện anh thanh niên ở làng Vĩnh Hải bị biến dạng sau lần ăn rắn. Thực ra, ban đầu tôi cũng không tin. Vùng này xưa nay rắn rết nhiều lắm, hàng trăm năm nay người ta ăn rắn hà rầm à, đâu ai bị hóa rắn gì. Vì vậy, tui cũng theo đoàn người hiếu kỳ tìm sang Vĩnh Hải xem. Lúc vào nhà thấy anh thanh niên nằm trên giường, chân tay co quắp, người mọc đầy vảy như rắn". Vừa dứt lời, một bà lão bán hàng rong cạnh bên liền chen ngang với giọng e dè: "Chú mà lỡ yếu tim thì nên quay về đi, rất nhiều người từng đến xem sau đó về không ăn nổi cơm đấy".
Ông Phùng Đức Lân (Phó Bí thư chi bộ ấp Vĩnh Thành B) hướng dẫn chúng tôi vào gặp gia đình "người rắn". Nhiều năm sống với đồng bào Khmer, ông khá am hiểu văn hóa nơi đây. Người Khmer rất sùng tín và rắn Nagar là biểu tượng linh thiêng được tôn thờ. Theo nghĩa tiếng Phạn, rắn Nagar chín đầu là rắn hổ mang, được xem như thần rắn nếu ai xâm phạm sẽ bị trừng phạt. Chính vì thế, những người dân trong vùng lâu nay đều cho rằng, người thanh niên nọ bị trừng phạt vì đã "xâm phạm" đến rắn thần.
Câu chuyện vừa vãn, xe chúng tôi dừng trước cổng nhà ông Lâm Mách (59 tuổi), cha của người thanh niên "hóa rắn". Ông vừa từ ngoài đồng về với bộ quần áo rách tả tơi, lấm lem đầy bùn đất. Ông Mách nguyên gốc người Khmer, không học vấn, mưu sinh bằng nghề bắt cua đồng suốt nhiều năm qua. Trong gia đình, tất cả 6 miệng ăn đều trông chờ vào một mình ông. Cuộc sống vất vả ông chịu được nhưng nhiều năm nay ông suy sụp bởi sự bất lực nhìn đứa con mắc căn bệnh lạ không rõ nguyên nhân. Hàng ngày phải đau lòng chứng kiến nhân dạng đứa con, ông như đứt từng khúc ruột.
Vợ chồng ông Lâm Mách trong căn nhà rách. Ảnh TG
Nhân dạng thay đổi khủng khiếp sau khi ăn thịt rắn
Câu chuyện giữa chúng tôi và người đàn ông khốn khổ bắt đầu. Ông Mách kể, cách đây 9 năm, con trai mình là Lâm Văn Sang (SN 1986) vốn một thanh niên khỏe mạnh. Vì nhà quá nghèo, chẳng được học hành, lại không đất cày cấy, từ nhỏ tới lớn, Sang đều phải đi làm mướn phụ giúp gia đình. Thời điểm xảy chuyện, Sang đang giữ đầm tôm cho một người dân ở ấp Huỳnh Kỳ (xã Vĩnh Hải). Hôm đó, đầm tôm vừa thu hoạch, chủ cho nghỉ, Sang về nhà mấy hôm. Vốn siêng năng ở nhà không đặng, Sang tranh thủ xách giỏ ra đồng đi soi kiếm cua, ếch về cải thiện bữa ăn cho cả nhà. Bữa đi soi đó, Sang tình cờ bắt được một con rắn màu đen, nặng khoảng 0,5kg. Không nghĩ ngợi gì, Sang bắt con rắn về nhà, kêu mấy anh em trong xóm làm thịt, hầm củ riềng. Bữa nhậu có khoảng 5-6 người tham gia, mọi người bày chén đũa ra cụng li với nhau rất vui vẻ, ai cũng khen thịt rắn ngon.
Hôm đó, anh Sang hơi mệt nên uống ít rượu và chỉ ăn một vài miếng thịt rắn cho vui với mọi người rồi đi nghỉ. Nhưng đúng 10 ngày sau, trên người anh Sang xuất hiện những nốt mủ to như hạt đậu. Những nốt ấy rất ngứa, khi lấy tay gãi thì có nước chảy ra. Gãi tới đâu nước rỉ ra tới đó. Do nhà nghèo và chủ quan, anh không đi khám ở trạm y tế xã hay bệnh viện mà chỉ dùng thuốc Nam. Ai chỉ cây thuốc gì, anh và gia đình đều tìm cho bằng được để chữa trị nhưng bệnh không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Mẹ anh Sang là bà Lâm Thị Hiên vẫn còn nhớ như in: "Ban đầu, trên người Sang nổi mụn và bị chảy nước. Theo thói quen, tôi sắc thuốc Nam cho uống thì những nốt mụn không chảy nước nữa nhưng lại chuyển sang nổi sần sùi trên da như vảy nến. Ban đầu ít, về sau lan rộng ra toàn thân, gãi là rơi ra nhưng lại mọc lớp khác ngay sau đó. Những lớp da chết cứ liên tục mọc rồi rụng như thế, dù làm cách nào cũng không khỏi".
Theo ông Lâm Mách, trong 2 năm đầu bị bệnh, anh Sang vẫn đi lại được bình thường. Nhưng sau đó, chân tay anh có dấu hiệu bị teo lại và co quắp không thể cử động. Từ đó, anh phải nằm yên một chỗ. Mọi sinh hoạt cá nhân của Sang đều phải nhờ người nhà giúp đỡ. Bà Hiên kể: "Từ 7 năm nay, cháu nó phải nằm một chỗ như vậy, tóc dài ra, gia đình phải dùng kéo cắt bớt cho gọn. Móng tay móng chân dài ra rất nhanh, thường từ 7cm đến 10cm. Hồi trước, khi thấy móng tay móng chân cháu dài ra, tui lấy kéo cắt cho gọn nhưng lạ là khi cắt vào móng thì thấy máu chảy ra từ móng, sợ quá nên tui không dám cắt nữa. Chúng tôi bất lực nhìn móng tay móng chân cháu mọc dài ra rồi tự rụng và lại mọc lên móng mới". Nhìn đôi tay co quắp của Sang, chúng tôi không khỏi rùng mình, dù đầy đủ ngón nhưng tất cả đều dài hơn bình thường, biến dạng. Cũng chính vì điều này, nhiều người sau khi chứng kiến đều cho rằng đó là hậu quả do Sang ăn thịt rắn. Sang nằm liệt một chỗ, tuy đầu óc vẫn bình thường nhưng tiếng nói thì khò khè trong miệng, mãi không thốt ra được.
Từ ngày con bệnh, do quá nghèo nên gia đình ông Lâm Mách chưa một lần đưa Sang đi bệnh viện tỉnh để thăm khám. Bà Hiên buồn rầu cho biết: "Nhà nghèo quá nên gia đình chỉ đưa cháu lên đến Bệnh viện Đa khoa thị xã Vĩnh Châu khám nhưng các bác sĩ không biết bệnh gì nên cho về. Muốn đưa lên bệnh viện tuyến trên nhưng trong nhà không khi nào có nổi vài trăm ngàn, không thể đi được". Đem câu chuyện anh Sang ăn thịt rắn rồi ngã bệnh hỏi thăm nhiều người dân ở địa phương, ai cũng cho rằng, đó là một chuyện rất lạ, chưa từng xảy ra ở vùng quê này. Theo cán bộ y tế xã Vĩnh Hải thì đến nay vẫn chưa có cơ quan đơn vị chức năng nào đến thăm khám để kết luận anh Sang mắc phải căn bệnh gì. Vì vậy 7 năm nay, gia đình ông Lâm Mách đau khổ và bất lực nhìn đứa con nằm một chỗ héo mòn da thịt.
Bà Lâm Thị Hiên nức nở cho biết: "Gần 10 năm nuôi con bệnh tật, vợ chồng tôi đã bán hết tài sản giá trị để mua thuốc cầm cự cho con. Đến nay gia đình gần như khánh kiệt. Chúng tôi thiếu nợ nhiều quá, đi vay người ta sợ quỵt luôn nên họ từ chối. Giờ thì vợ chồng tôi chỉ biết bất lực nhìn cháu nó bị bệnh hành hạ chết héo chết mòn từng ngày. Tôi chỉ mong là có ai đó giúp cho khoản tiền nhỏ để một lần đưa cháu đến bệnh viện bên trên. Nghe nói chỉ có bệnh viện hiện đại, bác sỹ giỏi mới khám ra bệnh của cháu được. Nhưng chú thấy đấy, đến cái ăn còn không dám no thì lấy đâu ra tiền".
Theo Cao Xuân Lương - Hàn Phong (Gia đình & Xã hội)
Hai anh em gặp nạn trên đường đạp xe đến trường Vao luc 6h20 sang nay (7/5), môt vu tai nan giao thông nghiêm trong đã xảy ra trên đia ban xa Lôc Tri, huyên Phu Lôc, tỉnh TT- Huê, lam 2 hoc sinh la anh em ruôt bi thương năng. Theo lơi kê cua ngươi dân chưng kiên vu viêc, vao thơi điêm trên, chau Cai Quôc Trương (học sinh lơp 8 Trương...